Nội Dung Chính
Trang 128
MỤC TIÊU
Học sinh biết thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu, biết sử dụng những số đặc trưng của số liệu ghép nhóm để so sánh kết quả và rút ra một số kết luận.
Nước cũng như các chất lỏng đều có lực căng bề mặt hình thành do sự tương tác giữa các phân tử của chất lỏng. Sẽ rất khó để thổi bong bóng từ nước do lực căng bề mặt của nước lớn. Tuy nhiên, nếu pha thêm xà phòng vào nước việc này sẽ được thực hiện do xà phòng làm giảm lực này của nước. Lực càng yếu bong bóng càng lớn.
Trong bài trải nghiệm này chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của nhiệt độ tới lực căng mặt ngoài của nước xà phòng thông qua việc so sánh đường kinh bong bóng thổi tử dung dịch xà phòng ở nhiệt độ khác nhau.
HĐ1. Thu thập dữ liệu
Chuẩn bị:
– Nước, nước nóng
– Xà phòng
– Nhiệt kế
– Cốc, thìa, ống hút
– Giấy bóng kính, giấy có đường kẻ chia centimét
– Bút, giấy.
Thực hiện:
• Nhóm 1:
– Bước 1. Pha xà phòng vào nước ở nhiệt độ phòng
– Bước 2. Đặt tờ giấy kẻ ô li xuống dưới tắm nhựa
– Bước 3. Dùng thìa múc một lượng nước xà phòng đồ lên trên tắm nhựa
– Bước 4. Dùng ống hút thổi bóng đến khi bóng vỡ
– Bước 5. Xác định đường kính bong bóng
– Bước 6. Lưu kết quả đo vào bảng theo mẫu sau:
Nhóm 1 |
Đường kính bong bóng (cm) | [2; 4) | [4; 6) | [6; 8) | [8; 10) | [10; 12) | [12; 14) | [14; 16) | [16; 18) | [18; 20) | [20; 22] | |
Kết quả (đánh dấu /) | / | /// |
Bảng 1. Kết quả thi nghiệm trên nước xà phòng ở nhiệt độ phòng
• Nhóm 2: Thực hiện tương tự với nước nóng (70° C – 80° C).
HĐ2. Lập bảng tần số ghép nhóm cho kết quả thí nghiệm thu được ở hai nhóm theo mẫu sau:
Đường kính bong bóng (cm) | [2; 4) | [4,6) | [6; 8) | [8; 10) | [10; 12) | [12; 14) | [14; 16) | [16; 18) | [18; 20) | [20; 22] | |
Tần số | Nhóm 1 | ||||||||||
Nhóm 2 |
Bảng 2. Bảng tần số ghép nhóm cho dữ liệu đường kinh bong bóng
HĐ3. Dựa vào Bảng 2, hãy tính và so sánh số trung bình, trung vị, mốt của mẫu dữ liệu thu được đường kính bong bóng của mỗi nhóm.
HĐ4. Các bạn học sinh lớp 118 đã thực hiện thí nghiệm và thu được bằng kết quả sau:
Đường kính bong bóng (cm) | ||||||||
[4,6) | [6; 8) | [8; 10) | [10; 12) | [12; 14) | [14; 16) | [16; 18) | [18; 20) | |
Nhóm 2 | / | // | / | ///// /// | ///// /// | // | ||
Nhóm 1 | / | / | ///// //// | ///// //// | //// | //// | / |
a) Hãy thực hiện HĐ2 và HĐ3 dựa vào bảng kết quả thí nghiệm trên. Từ đó rút ra kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ lên sức căng bề mặt của nước xà phòng.
b) Tại sao giặt quần áo bằng nước ấm (với nhiệt độ thích hợp với chất liệu vải) sẽ làm sạch dễ dàng và nhanh chóng hơn?
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn