Phần 1: Tập Nghiên Cứu Về Một Vấn Đề Văn Học Trung Đại Việt Nam | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 | Chuyên Đề 1: Tập Nghiên Cứu Và Viết Báo Cáo Về Một Vấn Đề Văn Học Trung Đại Việt Nam - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chuyên Đề 1 - Phần 1: Tập Nghiên Cứu Về Một Vấn Đề Văn Học Trung Đại Việt Nam - Hướng dẫn phương pháp tìm hiểu, phân tích thông tin về văn học trung đại Việt Nam.


Trang 9

Yêu cầu

• Nắm được quy trình nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam vốn có những đòi hỏi riêng ở tất cả các bước, từ xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung nghiên cứu đến lập kế hoạch nghiên cứu và lựa chọn phương pháp phù hợp để thu thập, xử lí, tổng hợp thông tin.

• Biết kết hợp những nội dung được học trong chương trình với những nội dung mở rộng, đi sâu; sử dụng một hoặc một số phương pháp nghiên cứu hợp lí để đáp ứng được mục tiêu đặt ra khi nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

I. XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI, VẤN ĐỀ, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

1. Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu

Đề tài, vấn đề nghiên cứu cần xuất phát từ nội dung học tập trong chương trình, từ đó mở rộng và bước đầu đi sâu hơn vào một khía cạnh nhất định. Với tính chất "tập nghiên cứu", các đề tài, vấn đề được lựa chọn không nhất thiết hoàn toàn mới; phạm vi nội dung nên giới hạn ở một khía cạnh cụ thể, tránh lựa chọn những vấn đề quá khó, quá rộng hoặc quá chuyên sâu.

Sau đây là một số hưởng lựa chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu mà bạn có thể tham khảo:

Nghiên cứu theo hướng “giải mã”, phân tích giá trị của một tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm văn học trung đại: Tập trung lí giải cách hiểu văn bản, từ hình thức thể loại đến ngôn từ, nghệ thuật, nội dung tư tưởng của tác phẩm. Với hướng này, chỉ nên lựa chọn một văn bản ngắn, ví dụ một bài thơ tứ tuyệt hoặc bát cú trong thơ ca trung đại Việt Nam. Qua các nguồn tài liệu, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều tác phẩm cùng chủ đề, có hình thức gần gũi với các văn bản trong sách giáo khoa. Nghiên cứu theo hướng này, bạn sẽ rèn luyện được năng lực đọc, lí giải, khám phá một tác phẩm mới cùng loại với tác phẩm được học trong chương trình. Gợi ý một số đề tài cụ thể:

(1) Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung

(2) Tác phẩm Thiên đô chiếu của Lý Công Uẩn: Từ giá trị lịch sử đến giá trị văn học

(3) “Giải mà" tác phẩm Quốc tộ của thiền sư Pháp Thuận

(4) Giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai)

Trang 10

– Nghiên cứu một hình tượng hoặc một khía cạnh giá trị nội dung tư tưởng trong một hoặc một nhóm tác phẩm văn học trung đại. Các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đã xây dựng nhiều loại hình tượng (hình tượng con người, hình tượng thiên nhiên,...) và phản ánh nhiều vấn đề phong phú của văn hoá, lịch sử, dân tộc, thời đại... Thông qua các hình tượng và vấn đề được phản ánh, các tác giả đã thể hiện những suy ngẫm, tư tưởng sâu sắc của mình. Từ những gợi ý qua các bài học trong chương trình, bạn sẽ dễ dàng “phát hiện” và lựa chọn vấn đề, đề tài minh quan tâm. Gợi ý một số đề tài cụ thể:

(1) Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

(2) Hình tượng trăng trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi

(3) “Chỉ nam nhỉ" trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam

– Nghiên cứu, lí giải cách hiểu về một hoặc một số chi tiết, hình ảnh, từ ngữ, điển cố, trong tác phẩm văn học trung đại: Hướng này chỉ đi sâu vào một khía cạnh cụ thể của một tác phẩm nào đó. Tuy chỉ đi sâu vào một khía cạnh, nhưng vẫn cần đặt nó trong mối quan hệ với chỉnh thể văn bản và sự nghiệp cũng như phong cách nghệ thuật của tác giả. Các đề tài theo hướng nghiên cứu này vô cùng phong phú. Trước hết, bạn nên tập trung nhiều hơn vào các văn bản có trong chương trình. Gợi ý một số đề tài cụ thể:

(1) Ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

(2) Khảo sát và tìm hiểu ý nghĩa của các điền cổ trong một số trích đoạn Truyện Kiều (sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai)

(3) Từ Hán Việt trong bài thơ Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan

– Nghiên cứu một khía cạnh nghệ thuật, một đặc điểm phong cách hoặc một vấn đề mang tỉnh lí luận trong tác phẩm văn học trung đại: Hướng nghiên cứu này nghiêng hẳn về phương diện nghệ thuật và bước đầu thử nghiệm vận dụng các tri thức lí luận văn học một cách tập trung hơn. Trong đó, việc đi sâu tìm hiểu, khám phá giá trị, ý nghĩa một phương diện nghệ thuật của tác phẩm sẽ giúp bạn tự nâng cao năng lực văn học và ngôn ngữ theo yêu cầu cần đạt của chương trình. Gợi ý một số đề tài cụ thể:

(1) Nghệ thuật lập luận trong Dụ chư ti tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn

(2) Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

(3) Bút pháp trữ tình trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

– Nghiên cứu theo hưởng so sánh văn học: Hướng nghiên cứu này có thể mở ra nhiều khả năng tìm tòi và khám phá các phương diện giá trị tiềm ẩn trong tác phẩm văn học. Theo đó, bạn có cơ hội phát huy năng lực liên tưởng, so sánh, năng lực nhận diện đặc trưng nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả... Có thể tìm hiểu mối quan hệ giữa hai tác phẩm thuộc hai nền văn học thời trung đại; giữa hai

Trang 11

tác phẩm thuộc hai thời kì văn học; giữa hai tác phẩm của cùng một tác giả; giữa tác phẩm văn học trung đại và tác phẩm văn học dân gian;... Gợi ý một số đề tài cụ thể:

(1) Cảm xúc mùa thu trong bài Thu hứng của Đỗ Phủ và bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

(2) Hình tượng cây tùng trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm

(3) Chất liệu văn học dân gian trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Còn rất nhiều hướng nghiên cứu khác về văn học trung đại Việt Nam sẽ tiếp tục được giới thiệu ở các lớp/ cấp học cao hơn. Việc dựa vào các hướng nghiên cứu được gợi ý đề đề xuất một đề tài mới sẽ giúp bạn hình thành năng lực nghiên cứu của mình.

Từ các hướng nghiên cứu và các dạng đề tài được gợi ý ở trên, bạn sẽ chọn đề tài, vấn đề nào?

Đề xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu, cần trả lời một số câu hỏi sau:

– Đề tài, vấn đề bạn lựa chọn có liên quan như thế nào đến nội dung, yêu cầu học tập của chương trình?

– Đề tài, vấn đề ấy đã có nhiều người nghiên cứu hay chưa? Bạn dự kiến cách triển khai và đóng góp của mình là gì?

– Bạn có khả năng tìm kiếm tài liệu từ những nguồn nào để phục vụ cho đề tài, vấn đề nghiên cứu?

– Các tác phẩm văn học trung đại có rất nhiều bản dịch, phiên âm khác nhau. Bạn có kinh nghiệm gì hoặc dự kiến xin tư vấn của ai đề có thể lựa chọn được ngữ liệu văn bản tốt nhất?

2. Xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu

– Trước hết, cần xác định rõ mục tiêu cụ thể mà báo cáo nghiên cứu hướng đến. Mục tiêu được xác định dựa vào đề tài, vấn đề nghiên cứu. Mục tiêu quy định nội dung triển khai và
phương pháp nghiên cứu. Khi xác định mục tiêu nghiên cứu, cần chú ý: tính rõ ràng, cụ thể; phù hợp và khả thi.

Ví dụ, với đề tài “Nghệ thuật đối trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến”, cần tìm hiểu các biểu hiện của nghệ thuật đối trong bài thơ từ đó phân tích tác dụng của chúng trong tác phẩm và bước đầu nhận xét về bút pháp của nhà thơ.

– Một đề tài cụ thể có thể được triển khai theo những hướng khác nhau, vì vậy, cần căn cứ vào mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ đã đề ra để xác định phạm vi nội dung nghiên cứu. Có thể phân thành nội dung trọng tâm và nội dung liên quan. Căn cứ vào nội dung trọng tâm để hình thành các luận điểm lớn (chính là cơ sở để triển khai các nội dung chi tiết cần thực hiện). Các luận điểm chính cần có quan hệ logic với nhau, nhằm hướng đến một mục tiêu khái quát.

Trang 12

Ví dụ, với đề tài "Chất liệu văn học dân gian trong Truyện Kiều của Nguyễn Du", các luận điểm chính có thể là: Tục ngữ, thành ngữ dân gian trong Truyện Kiều; Chất liệu ca dao trong Truyện Kiều,...

Để xác định được mục tiêu, nội dung nghiên cứu, cần trả lời những câu hỏi sau:

– Thực hiện đề tài, vấn đề nghiên cứu này nhằm hướng tới điều gì?

– Những công việc gì cần tiến hành để đạt được mục tiêu đã xác định?

– Nội dung chính sẽ chia thành mấy luận điểm?

– Các luận điểm ấy có liên quan với nhau như thế nào?

3. Xác định phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là hệ thống các biện pháp, cách thức tiến hành để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu cần phù hợp với đề tài, vấn đề, nội dung nghiên cứu. Trong phạm vi mỗi phương pháp nghiên cứu có những thao tác, thủ pháp nghiên cứu khác nhau. Hiện nay, trong nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu sử dụng phối hợp rất nhiều phương pháp. Tuy vậy, với mức độ yêu cầu thực hành tập nghiên cứu đối với học sinh cấp Trung học phổ thông, cần ưu tiên lựa chọn những phương pháp phổ biến, dễ vận dụng.

Một số phương pháp và thao tác nghiên cứu bạn có thể áp dụng với đề tài của mình: phương pháp nghiên cứu tiểu sử tác giả, phương pháp nghiên cứu văn học sử, phương pháp
phân tích tác phẩm văn học, phương pháp so sánh, thao tác khảo sát, thao tác thống kê, thao tác phân loại,...

Để xác định được phương pháp nghiên cứu, cần trả lời những câu hỏi sau:

– Cần thực hiện đề tài và giải quyết vấn đề nghiên cứu theo hướng nào?

– Với đề tài, vấn đề đã xác định, việc sử dụng hệ thống số liệu, minh chứng... có cần thiết không? Làm thế nào để có được những số liệu, minh chứng... ấy?

4. Lập kế hoạch nghiên cứu

Việc lập được kế hoạch nghiên cứu chi tiết, xác định được hướng bổ sung và điều chỉnh kế hoạch trong quá trình thực hiện,.. thể hiện rõ phẩm chất và năng lực nghiên cứu khoa học của bạn. Nhằm nâng cao kĩ năng thực hiện công việc này, cần tham khảo các gợi ý được thể hiện trong bảng ở trang sau:

Trang 13

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Đề tài: Người thực hiện:
Ngày lập kế hoạch:
STT  Hoạt động Kết quả, sản phẩm dự kiến Thời gian
thực hiện
Phân công nhiệm vụ
1 Sưu tầm, phân loại sơ bộ tài liệu – Các văn bản ngữ liệu
– Tài liệu nghiên cứu có liên quan
– Tranh ảnh, bảng biểu, số liệu,.. có liên quan
1 tuần Nhóm
2 Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu  – Phiếu khảo sát văn bản ngữ liệu
– Hình thành bảng số liệu thống kê, khảo sát (nếu có)
– Phiếu đề xuất các ý kiến trích dẫn (các loại phiếu cần quy ước
đánh số kí hiệu, dự kiến sử dụng)
1 tuần Nhóm (phân công kiểm tra chéo sản phẩm của nhau)
3 Thống nhất đề cương nghiên cứu – Bản đề cương chi tiết
– Các mẫu phiếu đọc tài liệu
1 buổi – Nhóm trưởng (điều hành)
– Thành viên (thảo luận, thống nhất)
4 Tham khảo
ý kiến chuyên gia về các công việc đã thực hiện
– Bản ghi chép 
– Bản tiếp thu và điều chỉnh
1 ngày Nhóm
5 Hoàn thành hồ sơ tài liệu nghiên cứu – Danh mục tài liệu tham khảo
và trích dẫn
– Tranh ảnh, bảng biểu... có liên quan
1 ngày Nhóm
6 Viết báo cáo nghiên cứu – Bảng phân công chi tiết (công việc của mỗi thành viên, thời hạn hoàn thành, yêu cầu cần phối hợp,...).
– Bản báo cáo nghiên cứu (sơ thảo)
1 tuần – Nhóm trưởng (điều hành)
– Thành viên (thảo luận, thống nhất)
– Cá nhân/nhóm thực
hiện nhiệm vụ
7 Hoàn chỉnh báo cáo và đọc góp ý – Chỉnh lí sơ bộ về hình thức và nội dung bản báo cáo lần 1
– Bản ghi chép góp ý của từng thành viên và chuyên gia
3 ngày - Nhóm trưởng (điều hành)
– Thư kí (ghi chép)
– Phân công đọc chéo các sản phẩm riêng


Trang 14

8 Điều chỉnh báo cáo sau tiếp thu góp ý Chỉnh sửa bản báo cáo lần 2 3 ngày - Nhóm trưởng (điều hành)
– Thư kí (tổng hợp)
9 Hoàn thành báo cáo – Chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo 
– In ấn và nộp báo cáo nghiên cứu
1 ngày  Nhóm

 

Để lập kế hoạch nghiên cứu chi tiết cho đề tài, vấn đề đã lựa chọn, cần lưu ý những điểm sau:

– Kế hoạch cần cụ thể, chi tiết và khoa học vì nó sẽ góp phần quyết định chất lượng của bản báo cáo.

– Điều chỉnh kế hoạch nghiên cứu khi có góp ý hợp lí.

– Cần chú ý năng lực của từng thành viên trong việc phân công nhiệm vụ. Mọi thảo luận, góp ý phải thiết thực, dân chủ, chân thành và tôn trọng lẫn nhau.

II. THU THẬP, XỬ LÍ VÀ TỔNG HỢP THÔNG TIN

1. Thu thập, tra cứu và phân loại thông tin

a. Thu thập thông tin, tài liệu

Bạn cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về các loại từ điển, sách công cụ; các tài liệu cung cấp ngữ liệu văn bản. Hiện nay, nhiều tài liệu thiết yếu dành cho công việc học tập, nghiên cứu đã được số hoá, vì vậy, có thể dễ dàng tiếp cận, khai thác Hãy tham khảo ý kiến của thầy cô và chuyên gia để biết cách lựa chọn, sử dụng có hiệu quả nguồn tài liệu này.

Một số loại từ điển và sách công cụ tra cứu về văn học trung đại:
– Từ điển Hán – Việt;
– Từ điển văn học;
– Từ điển điển cố văn học;
– Các tổng tập, hợp tuyển, tuyển tập... văn học có liên quan đến nguồn ngữ liệu.

b. Tra cứu và phân loại thông tin, tài liệu

– Việc "làm chủ" được thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài, vấn đề nghiên cứu mà mình đang thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, bạn cần mở rộng phạm vi tìm tòi để có thể bao quát được nguồn tài liệu có liên quan. Các nguồn tư liệu và tài liệu cần khai thác: tư liệu điền dã (nếu có điều kiện thực hiện) tại di tích thờ tự liên quan đến tác giả, tài liệu của dòng họ tác giả; thư viện của các đơn vị, cơ quan hoặc thư viện, tủ sách cá nhân; những chỉ dẫn

Trang 15

tìm kiếm trên internet, trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan nghiên cứu và tổng mục lục của các tạp chí văn học, ngôn ngữ

– Với đề tài, vấn đề nghiên cứu có quá nhiều thông tin, trước hết bạn cần tra cứu, đọc lướt những tài liệu đáng tin cậy và bước đầu phân loại chúng (theo nội dung, tính chất tài liệu,... Việc làm này sẽ giúp bạn xác định hay điều chỉnh hướng nghiên cứu một cách hợp lí. Nói chung, càng chắt lọc được nhiều tri thức từ các công trình nghiên cứu có trước với thái độ trung thực, bạn càng học hỏi được nhiều kinh nghiệm.

2. Xử lí và tổng hợp thông tin

a. Đọc, ghi chép, lựa chọn ngữ liệu

Đây là công việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả của đề tài. Đọc đề hình thành ý tưởng nghiên cứu, từ đó xây dựng, phát triển luận điểm là công việc diễn ra đầu tiên nhưng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài.

Khi đã xác định đề tài, việc đọc sẽ có được một định hướng cơ bản; khi xây dựng đề cương nội dung nghiên cứu, việc đọc cần gắn liền với ghi chép, lựa chọn – sắp xếp các dẫn chứng để phục vụ cho việc triển khai luận điểm.

b. Đọc, ghi chép các ý kiến có thể được sử dụng làm trích dẫn

Trong quá trình đọc, khi bắt gặp những thuật ngữ, khái niệm, ý kiến đánh giá,... có thể được sử dụng làm trích dẫn, bạn cần ghi vào phiếu (hoặc lưu lại theo cách riêng, có hệ thống, dễ tra cứu,...).

Mẫu phiếu ghi nội dung trích dẫn hoặc dẫn chứng dự kiến sử dụng:
(Số thứ tự hoặc kí hiệu phiếu: ghi theo nhu cầu, mục đích sử dụng)
– Phân loại: ghi thông tin phân loại trích dẫn, dẫn chứng theo yêu cầu của đề tài.
– Dự kiến sử dụng: dùng cho nội dung nào, luận điểm nào của báo cáo nghiên cứu.
– Mục đích của việc đưa trích dẫn: được dùng cho mục đích gì.
– Nội dung trích dẫn: sao nguyên văn nội dung ý kiến hoặc dẫn chứng dự định trích dẫn.
– Nguồn trích dẫn: sử dụng kí hiệu đề có sự tương ứng với danh mục tài liệu tham khảo, ghi rõ số trang của nội dung trích dẫn tại tài liệu được trích dẫn.


c. Lập hồ sơ nghiên cứu

Hồ sơ nghiên cứu bao gồm tất cả những tư liệu, tài liệu liên quan đến đề tài, vấn đề và sản phẩm trong quá trình nghiên cứu. Hồ sơ cần thực hiện, sắp xếp, lưu trữ một cách khoa học đề có thể sử dụng lâu dài.

Bạn cần phân loại, xử lí các tư liệu và tài liệu có được, sau đó tự đặt kí hiệu và sắp xếp theo một trình tự nhất định để thuận tiện trong sử dụng, lưu trữ.

Trang 16

III. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Mỗi loại đề cương báo cáo nghiên cứu, đề tài nghiên cứu.. sẽ có những yêu cầu về mẫu trình bày khác nhau. Tuy vậy, có những nội dung mang tính chất khuôn mẫu chung nhất cần phải thực hiện. Bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu liên quan hoặc qua sự hướng dẫn chi tiết của thầy cô, chuyên gia để quyết định lựa chọn cho đề cương báo cáo nghiên cứu của mình một mẫu trình bày hợp lí nhất. Từ đó, phát triển thêm thành báo cáo nghiên cứu hoàn chỉnh.

Gợi ý yêu cầu về hình thức đề cương báo cáo nghiên cứu của học sinh:
– Đánh máy trên khổ giấy A4.
– Số trang: 4 – 6 (không tính trang bìa, mục lục, lời nói đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục); font chữ: Times New Roman; cỡ chữ 14; dẫn dòng: 1,3 – 1,5 lines; lề trái: 3 cm; lề trên, lề dưới, lề phải: 2 cm.

1. Trình bày trang bìa

Nêu các thông tin tối thiểu để nhận biết về đề tài, vấn đề, người thực hiện.

hinh-anh-phan-1-tap-nghien-cuu-ve-mot-van-de-van-hoc-trung-dai-viet-nam-13465-0

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔN................................................

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI

Học sinh thực hiện:..................................................
Giáo viên hướng dẫn:..............................................

Địa điểm, thời gian thực hiện

2. Trình bày nội dung đề cương báo cáo nghiên cứu

Trình bày toàn bộ nội dung đề cương báo cáo nghiên cứu theo thể thức một văn bản khoa học.

MỤC LỤC
Ghi các đề mục lớn, nên gồm ba cấp độ, kèm số trang.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Ghi kí hiệu và tên bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh,.. theo thứ tự xuất hiện trong nội dung, kèm số trang.
KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ghi kí kiệu, chữ viết tắt,.. (nếu có).

 

Trang 17

 

MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trình bày ngắn gọn lí do khoa học và hứng thủ cá nhân (nên giới hạn tối đa ba ý, mỗi ý khoảng 2 – 3 câu).
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Khi nêu mục tiêu nghiên cứu, chỉ cần viết 1 – 2 câu mang tính khái quát; khi nếu nhiệm vụ nghiên cứu, cần triển khai cụ thể hơn (có thể đánh số cho từng nhiệm vụ).
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nêu ngắn gọn đối tượng/ vấn đề nghiên cứu (nên viết trong một ý, khoảng 1 – 2 cầu); phạm vi nội dung và phạm vi tư liệu nghiên cứu (nên viết hai ý, mỗi ý khoảng 1 – 2 câu).
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nêu tên các phương pháp và thao tác chính được sử dụng để thực hiện báo cáo, theo thứ tự ưu tiên.
NỘI DUNG
Trình bày theo trình tự và các cấp độ, cụ thể:
I. TÊN MỤC (chữ hoa, in đậm, đứng)
1. Tên tiểu mục (chữ thường, in đậm, đứng)
1.1. Tên tiểu mục chi tiết (chữ thường, in đậm, nghiêng)
-
+
...
1.2. Tên tiểu mục chi tiết
...
1.3. Tên tiểu mục chi tiết
...
II. TÊN MỤC
...
III. TÊN MỤC
...
KẾT LUẬN
Dự kiến các kết luận sẽ được rút ra, có đánh số thứ tự các kết luận.Tại phần này, cũng có thể trình bày thêm những đề xuất, kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ghi các tài liệu thực tế đã/ sẽ tham khảo, trích dẫn theo đúng quy định.
PHỤ LỤC
Nếu có phụ lục, cần sắp xếp theo thứ tự (ứng với nội dung) hoặc theo thứ tự từng loại phụ lục. Phụ lục thường là các bảng biểu thống kê, số liệu, hình ảnh,... có tính chất minh chứng nhưng chưa được đưa vào phần chính văn của báo cáo.

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Phần 1: Tập Nghiên Cứu Về Một Vấn Đề Văn Học Trung Đại Việt Nam | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 | Chuyên Đề 1: Tập Nghiên Cứu Và Viết Báo Cáo Về Một Vấn Đề Văn Học Trung Đại Việt Nam - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11

Chuyên đề học tập Toán 11

Chuyên đề học tập Ngữ văn 11

Chuyên đề học tập Vật lí 11

Chuyên đề học tập Hóa học 11

Chuyên đề học tập Sinh học 11

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

Chuyên đề học tập Lịch Sử 11

Chuyên đề học tập Địa lí 11

Chuyên đề học tập Âm nhạc 11

Toán tập 1

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ Cơ khí)

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ chăn nuôi)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng tin học ứng dụng)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng khoa học máy tính)

Toán tập 2

Vật lí

Hoá Học

Sinh Học

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Lịch sử

Địa Lý

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 11

Giáo dục Kinh Tế và Pháp Luật

GDTC_Cầu Lông

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

Âm Nhạc

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

GDTC_Bóng Rổ

Mỹ Thuật Điêu Khắc

Mỹ Thuật Đồ Hoạ_Tranh in

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật Kiến Trúc

Mỹ Thuật Thiết Kế Công Nghiệp

Tin Học

Mỹ Thuật Thiết Kế Đa Phương Tiện

Tin học 11 - Định hướng khoa học máy tính

Mỹ Thuật Thiết Kế Đồ Hoạ

Mỹ Thuật Thiết Kế Sân Khấu Điện Ảnh

Mỹ Thuật Thiết Kế Thời Trang

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.