Phần 3: Thuyết Trình Về Một Tác Giả Văn Học | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 | Chuyên Đề 3: Đọc, Viết Và Giới Thiệu Về Một Tác Giả Văn Học - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chuyên Đề 3 - Phần 3: Thuyết Trình Về Một Tác Giả Văn Học - Trình bày, thuyết phục người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của một tác giả văn học.


Trang 83

Yêu cầu

• Xác định được bối cảnh, tình huống, mục đích và đối tượng hướng tới khi thuyết trình về một tác giả văn học.

• Trình bày được những thông tin cơ bản về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học theo hướng tiếp cận riêng của cá nhân hoặc nhóm.

• Sử dụng ngôn ngữ thuyết trình phù hợp, kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ trong khi trình bày, giới thiệu.

• Biết tổ chức hoạt động thuyết trình (cá nhân hoặc tập thể) về một tác giả văn học.

Với điều kiện dạy học cụ thể khác nhau, việc trình bày, giới thiệu về một tác giả văn học có thể được thực hiện theo nhiều hình thức (cá nhân hoặc tổ chức diễn đàn) tuỳ thuộc quy mô, mục đích, cách thức tổ chức hoạt động thuyết trình. Nội dung thuyết trình về một tác giả văn học có thể được thực hiện theo ba hưởng: giới thiệu về sự nghiệp văn học của tác giả; nghiên cứu phong cách nghệ thuật của tác giả; dựng chân dung tác giả văn học.

I. THUYẾT TRÌNH CÁ NHÂN VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

Chuẩn bị

Chuẩn bị bài thuyết trình theo hai phương án:

– Phương án 1: Khi thực hiện hoạt động viết ở Phần 2, bạn đã có được một bài giới thiệu phù hợp với mục đích và hướng lựa chọn đã xác định. Tóm tắt bài viết và chuyển bản tóm tắt đó thành đề cương bài thuyết trình.

– Phương án 2: Giới thiệu về một tác giả văn học chưa được thực hiện ở hoạt động viết. Bạn cần bắt đầu tiến hành các bước đọc về tác giả văn học như đã hướng dẫn ở Phần 1, lựa chọn hướng viết và lập đề cương cho bài thuyết trình.

Đề cương phải có đầy đủ các phần theo bố cục của bài thuyết trình. Trong mỗi phần, các ý cần được tổ chức theo thứ tự hợp lí, giữa các ý có sự phân định rành mạch. Để nắm được những thao tác cơ bản, bạn hãy tham khảo cách tóm tắt sau (đối với bài giới thiệu Tố Hữu – Nhà thơ cách mạng của Nguyễn Văn Long):

Mở đầu: Giới thiệu vị trí của Tố Hữu trong nền văn học Việt Nam.

Triển khai:

– Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân, chặng đường hoạt động cách mạng và những cương vị xã hội của Tố Hữu.

Trang 84

– Giới thiệu về sự nghiệp văn học của Tố Hữu chặng đường trước Cách mạng.

– Giới thiệu về sự nghiệp văn học của Tố Hữu chặng đường sau Cách mạng.

– Giới thiệu về vai trò lãnh đạo văn nghệ cách mạng của Tố Hữu.

Kết thúc: Khẳng định lại vị trí của nhà thơ trong nền văn học Việt Nam và những giải thưởng đã đạt được.

Lưu ý:

– Ở mỗi phần, mỗi ý, bên cạnh việc nêu nội dung cơ bản, dẫn chứng tiêu biểu, cần ghi chú cách trình bày, thời gian dành cho từng phần. Những ghi chú này có tác dụng giúp người nói chủ động, nhấn mạnh vào những điểm cốt lõi, tránh tình trạng lan man.

– Chuẩn bị và kiểm tra thiết bị trình chiếu, slide, các video clip, thiết bị âm thanh (nếu có).

Trình bày bài giới thiệu

Bài thuyết trình cá nhân trước hết được trình bày theo kế hoạch đã đặt ra với chuyên đề này, ngoài ra, có thể được thực hiện với các quy mô, hình thức tổ chức và trước những đối tượng người nghe khác nhau. Bạn có thể trình bày bài thuyết trình về một tác giả văn học theo các bước sau:

Mở đầu:

– Giới thiệu ngắn gọn về bản thân (tên, lớp, trường,...)

– Giới thiệu tác giả văn học và mục đích của việc trình bày, giới thiệu về tác giả đó.

Triển khai:

– Dựa vào đề cương đã chuẩn bị hoặc các slide trình chiếu, lần lượt trình bày từng ý về cuộc đời, sự nghiệp, đóng góp của tác giả theo hướng đã lựa chọn. Nhấn mạnh trọng tâm của vấn để, thuyết trình rõ ràng; diễn giải, phân tích dẫn chứng ở những chỗ cần làm sáng tỏ.

– Nếu có video clip trình chiếu xen kẽ, cần làm rõ sự kết nối giữa bài giới thiệu và hình ảnh.

– Khi trình bày, thường xuyên tương tác với người nghe; tuỳ thái độ, phản ứng của người nghe mà điều chỉnh, bổ sung những thông tin cần thiết. Tuyệt đối tránh tình trạng đọc bài viết soạn sẵn.

Kết thúc: Khẳng định lại vị trí của tác giả văn học và sự cần thiết của việc nắm được các thông tin cơ bản về tác giả nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn.

II. TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

Diễn đàn về một tác giả văn học là hình thức sinh hoạt tập thể có quy mô rộng, có chủ đề xác định, tập trung bàn về một tác giả lớn đang thu hút sự quan tâm của độc giả hoặc một tác giả được học trong chương trình môn Ngữ văn (vốn tiêu biểu cho một xu hướng, trào lưu, thời đại văn học, phong cách nghệ thuật). Để tổ chức diễn đàn, cần tuân thủ một số hoạt động chung: lựa chọn chủ đề, phân công nhiệm vụ cụ thể, xây dựng kịch bản phối hợp giữa các thành viên theo sự điều hành chung.

Trang 85

Các bước tổ chức diễn đàn bao gồm:

Chuẩn bị

– Thành lập ban tổ chức: Ban tổ chức có thể gồm đại diện Ban Giám hiệu, thấy/ cô giáo đại diện tổ bộ môn Ngữ văn, đại diện Đoàn thanh niên, đại diện cán bộ Đoàn một số lớp, nhóm học sinh yêu thích môn Ngữ văn,..

+ Ban tổ chức xác định chủ đề, mục đích của việc tổ chức hoạt động. Thông thường, hoạt động giới thiệu một tác giả văn học cần hướng tới một mục tiêu nhất định (mối liên hệ giữa tác giả với chương trình môn Ngữ văn hoặc nhân dịp kỉ niệm về tác giả,...).

+ Ban tổ chức thống nhất các nội dung của diễn đàn, phân công nhiệm vụ cho các thành viên (chuẩn bị, tập hợp tư liệu về tác giả, xây dựng đề cương, phân công người trình bày).

+ Xây dựng kịch bản và phân công người dẫn chương trình (nên là học sinh).

+ Chọn ngày tổ chức diễn đàn, lập các danh sách cần thiết và gửi giấy mời đến những người tham gia theo các tư cách khác nhau.

– Thành lập ban tham vấn: Ban tham vẫn là các thấy, cô giáo, các chuyên gia,... những người có uy tín, có chuyên môn có thể giải đáp, trao đổi về những vấn đề mà các bạn muốn
tìm hiểu về tác giả văn học.

Lưu ý:

– Những bạn được giao nhiệm vụ trình bày cần tìm hiểu kĩ về tác giả, trao đổi với nhau để soạn đề cương cho bài giới thiệu.

– Người được giao dẫn chương trình chuẩn bị kịch bản cho buổi tổ chức diễn đàn.

– Bộ phận phụ trách kiểm tra việc dựng sân khấu, làm poster và chuẩn bị các thiết bị kĩ thuật (máy chiếu, ánh sáng, âm thanh,...).

Tổ chức diễn đàn

– Giới thiệu mục tiêu, chương trình diễn đàn, khách mời, người trình bày, các thành phần tham gia.

– Người trình bày bài giới thiệu về một tác giả văn học dựa vào đề cương và các slide (nếu có) để thuyết trình.

– Người dẫn chương trình kết nối người trình bày với người nghe để hỏi, trao đổi về một số khía cạnh liên quan đến tác giả văn học được giới thiệu. Người trình bày có thể giải đáp nhanh một số câu hỏi do người nghe nêu lên.

– Đại biểu, ban tham vấn trao đổi, giải đáp, bổ sung, làm rõ, trả lời ý kiến của các thành viên tham gia.

– Bế mạc: Khẳng định vị trí của tác giả văn học, nêu thông điệp hoặc bài học rút ra từ nội
dung trao đổi tại diễn đàn.

Đánh giá kết quả diễn đàn

– Có thể đánh giá kết quả diễn đàn qua lời phát biểu cảm tưởng của đại diện học sinh hoặc nhận xét của người đại diện ban tổ chức diễn đàn.

– Kết quả của diễn đàn cũng có thể được đánh giá thông qua số lượng câu hỏi và các vấn đề trao đổi của học sinh, cũng như những ý kiến trả lời, phản hồi của các đại biểu, các thấy, cô giáo và ban tham vấn.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Phần 3: Thuyết Trình Về Một Tác Giả Văn Học | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 | Chuyên Đề 3: Đọc, Viết Và Giới Thiệu Về Một Tác Giả Văn Học - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11

Chuyên đề học tập Toán 11

Chuyên đề học tập Ngữ văn 11

Chuyên đề học tập Vật lí 11

Chuyên đề học tập Hóa học 11

Chuyên đề học tập Sinh học 11

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

Chuyên đề học tập Lịch Sử 11

Chuyên đề học tập Địa lí 11

Chuyên đề học tập Âm nhạc 11

Toán tập 1

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ Cơ khí)

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ chăn nuôi)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng tin học ứng dụng)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng khoa học máy tính)

Toán tập 2

Vật lí

Hoá Học

Sinh Học

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Lịch sử

Địa Lý

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 11

Giáo dục Kinh Tế và Pháp Luật

GDTC_Cầu Lông

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

Âm Nhạc

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

GDTC_Bóng Rổ

Mỹ Thuật Điêu Khắc

Mỹ Thuật Đồ Hoạ_Tranh in

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật Kiến Trúc

Mỹ Thuật Thiết Kế Công Nghiệp

Tin Học

Mỹ Thuật Thiết Kế Đa Phương Tiện

Tin học 11 - Định hướng khoa học máy tính

Mỹ Thuật Thiết Kế Đồ Hoạ

Mỹ Thuật Thiết Kế Sân Khấu Điện Ảnh

Mỹ Thuật Thiết Kế Thời Trang

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.