Phần 1: Bản Chất Xã Hội - Văn Hóa Của Ngôn Ngữ | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 | Chuyên Đề 2: Tìm Hiểu Ngôn Ngữ Trong Đời Sống Xã Hội Hiện Đại - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chuyên Đề 2 - Phần 1: Bản Chất Xã Hội - Văn Hóa Của Ngôn Ngữ - Phân tích mối quan hệ tương tác giữa ngôn ngữ, xã hội và văn hóa.


Trang 35

Yêu cầu cần đạt

• Hiểu được ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và là một bộ phận cấu thành của văn hoá.

• Nhận biết và đánh giá được các yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội đương đại.

• Biết vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp.

• Gió, mưa, nắng... là hiện tượng tự nhiên; còn lễ hội, cưới hỏi, thờ cúng,... là hiện tượng xã hội. Hãy nêu một số ví dụ về hiện tượng xã hội và thử giải thích cơ sở để bạn coi đó là những hiện tượng xã hội.
• Bạn đang học ngoại ngữ nào? Qua ngoại ngữ đó, bạn biết được gì về đời sống vật chất, phong tục tập quán, đặc điểm tâm lí,... của người bản ngữ?

I. TÌM HIỂU TRI THỨC

1. Bản chất xã hội của ngôn ngữ

a. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất giữa các thành viên trong một cộng đồng. Chính do nhu cầu giao tiếp của cộng đồng đó mà ngôn ngữ hình thành, vì vậy
nếu không có cộng đồng, tức xã hội, thì sẽ không có ngôn ngữ. Ngược lại, nếu không có ngôn ngữ thì cũng không tồn tại xã hội vì các thành viên trong một cộng đồng không thể giao tiếp với nhau để tổ chức các hoạt động chung. Ngôn ngữ thường được coi là một trong những căn cứ để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Chẳng hạn, tương ứng với dân tộc Việt, dân tộc Anh, dân tộc Pháp, dân tộc Nga, dân tộc Hán, dân tộc Nhật, dân tộc Hàn,... có tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Hànhinh-anh-phan-1-ban-chat-xa-hoi-van-hoa-cua-ngon-ngu-13468-0

,...

______________________________________________________

hinh-anh-phan-1-ban-chat-xa-hoi-van-hoa-cua-ngon-ngu-13468-1Trên thực tế, việc phân biệt các dân tộc khác nhau không đơn giản chỉ dựa vào ngôn ngữ mà còn căn cứ vào nhiều tiêu chí khác như tính cộng đồng lãnh thổ, ý thức dân tộc...

Trang 36

b. Khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc điểm có tính "bẩm sinh" của con người. Tuy nhiên, khả năng "bẩm sinh" đó chỉ được hiện thực hoá nếu ngay từ đầu đời, đứa trẻ đã được sống trong một cộng đồng, trước hết là với những người thân trong gia đình. Nói cách khác, khả năng sử dụng ngôn ngữ chỉ được thể hiện trong môi trường xã hội. Nếu từ khi mới sinh ra, một đứa trẻ đã phải sống tách biệt với cộng đồng thì khả năng sử dụng ngôn ngữ của nó sẽ không được hình thành và phát triển. Điều đó làm cho ngôn ngữ khác về cơ bản với những hiện tượng có tính chất bản năng ở con người như ăn, uống, đi lại.

c. Ngôn ngữ của mỗi người không có tính chất di truyền như những đặc điểm về chủng tộc. Đứa trẻ sinh ra mang những đặc điểm di truyền của những người thuộc thế hệ trước như màu da, màu mắt, màu tóc,... nhưng tiếng mẹ đẻ của đứa trẻ trong nhiều trường hợp không phải là tiếng mẹ đẻ của cha mẹ sinh ra nó. Chẳng hạn, một đứa trẻ có bố mẹ đẻ là người Anh, nhưng được một gia đình người Hà Lan nuôi từ bé thì tiếng mẹ đẻ của nó là tiếng Hà Lan.

1. Trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội.
2. Bạn hiểu như thế nào về nhận định: Khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc điểm có tính “bẩm sinh" của con người?

2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá

a. Vai trò của ngôn ngữ đối với văn hoá

Có nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá. Theo nghĩa rộng nhất của nó, văn hoá là tất cả những gì do con người sáng tạo ra và làm nên đời sống của con người, bao gồm đời sống vật chất (ăn ở, sản xuất, đi lại,..), đời sống tinh thần (ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng,...) và quan hệ ứng xử của con người (giữa con người với con người, con người với thiên nhiên)hinh-anh-phan-1-ban-chat-xa-hoi-van-hoa-cua-ngon-ngu-13468-2. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với văn hoá, bởi vì:

– Ngôn ngữ là một phần thiết yếu trong đời sống tinh thần phong phủ của mỗi cộng đồng, tức một phần không thể thiếu của văn hoá. Khó có thể hiểu đầy đủ về văn hoá của một dân tộc nếu không tìm hiểu về ngôn ngữ của dân tộc đó.

– Ngôn ngữ là phương tiện cơ bản, phổ biến để biểu đạt và lưu giữ các giá trị về văn học, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng,... Thông qua ngôn ngữ, có thể hiểu về các bộ phận cầu thành khác của văn hoá.

b. Ảnh hưởng của văn hoá đối với ngôn ngữ

Ảnh hưởng của văn hoá đối với ngôn ngữ thể hiện qua dấu vết của đời sống vật chất, đời sống tinh thần và quan hệ ứng xử của một cộng đồng để lại trong ngôn ngữ của họ. Vì vậy, qua cứ liệu ngôn ngữ, chúng ta cũng hiểu được phần nào đặc điểm văn hoá của cộng đồng

______________________________________________

hinh-anh-phan-1-ban-chat-xa-hoi-van-hoa-cua-ngon-ngu-13468-3Về khái niệm văn hoá, xin xem các quan niệm khác nhau của Hồ Chí Minh (trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 458); của Ge-ri Phê-ra-rô (Gary Ferraro) & Xu-dân An-đi-at-tơ (Susan Andreatta) (trong Cultural anthropology an applied perspective (Nhân học văn hoá một góc nhìn ứng dụng), Wadsworth Cengage Learning, 2010, tr. 28).

Trang 37

người sử dụng ngôn ngữ đó. Tiếng Việt mang dấu ấn văn hoá Việt, nói cụ thể hơn, nó biểu hiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần và cách ứng xử của người Việt. Những biểu hiện đó có thể được nhận thấy rõ nhất qua một số nhóm từ ngữ và cách dùng từ ngữ thuộc các nhóm đó.

• Từ ngữ chỉ những sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi trong đời sống

Trong tiếng Việt có nhiều thành ngữ và từ ngữ thông thường dùng lối nói so sánh, ẩn dụ mang dấu ấn đời sống gắn bó với ruộng đồng, cây trồng, sông nước,... của người Việt như: cơm no áo ấm, chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, mặt trái xoan, tóc rẽ tre, mắt lá răm, mặt lưỡi cày, lông mày lá liễu, dòng lịch sử, dòng đời, bến vinh quang,...

Thông qua cách dùng một số từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra những điểm đặc sắc trong cách nhận thức về thế giới, tức một phần trong văn hoá tinh thần của người Việt. Chẳng hạn, từ lòng trong tiếng Việt chỉ “nơi chứa" của trạng thái tình cảm, cảm xúc: vui trong lòng, đồng lòng, phải lòng nhau, lòng yêu nước, ghi lòng tạc dạ, được lời như cởi tấm lòng, ăn ở hai lòng,...; từ bụng, gan, mật, máu,... cũng được người Việt dùng trong những cụm từ biểu đạt trạng thái tinh thần, một hiện tượng không thấy trong các ngôn ngữ châu Âu, như: tốt bụng, xấu bụng, to gan, cả gan, giận sôi gan, tím gan tím ruột, tức ứa mật, nóng máu, sôi máu,...hinh-anh-phan-1-ban-chat-xa-hoi-van-hoa-cua-ngon-ngu-13468-4.

• Từ ngữ xưng hô

Khác với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga.... tiếng Việt sử dụng phổ biến danh từ chỉ quan hệ thân tộc (anh, chị, em, bố, mẹ, chú, bác, ông, bà,...) và danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ (bác sĩ, thấy, giáo sư, giám đốc, bộ trưởng,...) đề xưng hô. Cùng với những đại từ nhân xưng chính hiệu như tao, tớ, chúng tao, bọn tớ, mày, chúng mày,..., các danh từ này thường
đánh dấu quan hệ tuổi tác, vị thế xã hội hoặc thái độ, tình cảm giữa người nói với người nghe. Nhiều ý kiến cho rằng việc dùng danh từ chỉ quan hệ thân tộc đề xưng hô làm cho người nói và người nghe trở nên gần gũi với nhau hơn, coi mọi người trong cộng đồng như người thân. Nhưng đồng thời, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ “gia tộc hoá" các quan hệ xã hội ở nhà trường, công sở, nơi mua bán,...

Các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt cũng có thể được thay đổi linh hoạt trong quá trình giao tiếp, dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ giữa người nói và người nghe, chẳng hạn chuyển xưng hô từ em – giám đốc sang tôi – anh, từ em - chị sang tôi – chị, từ anh - em sang tôi – cô,... Sự thay đổi này cho thấy các từ ngữ xưng hô có mối liên quan trực tiếp đến quan hệ tôn ti và sự ứng xử linh hoạt giữa người nói và người nghe trong giao tiếp tiếng Việt. Ngoài ra, phương châm “xưng khiêm hô tôn", gọi mình (xưng) thì khiêm nhường, gọi người giao tiếp với mình (hô) thì tôn kính, đề cao cũng được coi là thể hiện nét văn hoá Á Đông của người Việt, nhất là người Việt thời trước, gần với cách dùng "kính ngữ"hinh-anh-phan-1-ban-chat-xa-hoi-van-hoa-cua-ngon-ngu-13468-5

 trong một số ngôn ngữ khác thuộc khu vực văn hoá Á Đông như tiếng Nhật và tiếng Hàn.

__________________________________________________________

hinh-anh-phan-1-ban-chat-xa-hoi-van-hoa-cua-ngon-ngu-13468-6Lý Toàn Thắng, Đôi điều suy nghĩ về việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá (từ hướng nhìn của ngôn ngữ học trì nhận và ngôn ngữ học văn hoá), in trong Những vẫn đề ngôn ngữ và văn hoá, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2012, tr. 96.

hinh-anh-phan-1-ban-chat-xa-hoi-van-hoa-cua-ngon-ngu-13468-7Kính ngữ: một hệ thống phương tiện ngôn ngữ biểu thị sự tôn kính của người nói đối với người nghe liên quan đến tuổi tác, địa vị xã hội, vị thế giao tiếp...

Trang 38

c. Sự đa dạng của ngôn ngữ và sự đa dạng của văn hoá

Do mối quan hệ khăng khít giữa ngôn ngữ và văn hoá nên sự đa dạng của ngôn ngữ nhân loại là biểu hiện của sự đa dạng về văn hoá trên thế giới. Đáng tiếc là sự đa dạng đó đang gặp phải những thách thức nghiêm trọng. Trên thế giới hiện có khoảng 7 100 ngôn ngữ, nhưng chỉ khoảng 3% dân số toàn cầu đang sử dụng đến 96% các ngôn ngữ. Có đến 2.000 thứ tiếng đang được dưới 1.000 người bản ngữ sử dụng. Theo ước tính của UNESCO, khoảng một nửa các thứ tiếng trên thế giới sẽ biến mất vào cuối thế kỉ này. Khu vực A-ma-dôn (Amazon) ở châu Mỹ, vùng cận sa mạc Xa-ha-ra (Sahara) ở châu Phi, châu Đại Dương, Ốt-xtrây-li-a (Australia) và Đông Nam Á là những khu vực có nguy cơ sắp mất đi hầu hết các ngôn ngữhinh-anh-phan-1-ban-chat-xa-hoi-van-hoa-cua-ngon-ngu-13468-8. Vì vậy, bảo toàn sự đa dạng của ngôn ngữ nhân loại là một vấn đề cấp bách của thế giới hiện nay.

1. Vì sao nói ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá?
2. Trình bày một số biểu hiện của dấu ấn văn hoá Việt trong tiếng Việt.
3. Nêu sự khác biệt về cách dùng từ xưng hô giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác mà bạn biết. Bạn có nhận xét gì về sự khác biệt đó?
4. Bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa sự đa dạng của ngôn ngữ và sự đa dạng của văn hoá?

ĐỌC VĂN BẢN

Linh hồn tiếng Việt (Trích) 

Cao Xuân Hạohinh-anh-phan-1-ban-chat-xa-hoi-van-hoa-cua-ngon-ngu-13468-9

Chú ý cách tác giả mở đầu câu chuyện và giới thiệu nhân vật.

Tôi có một bạn đồng nghiệp người Tiệp Khắchinh-anh-phan-1-ban-chat-xa-hoi-van-hoa-cua-ngon-ngu-13468-10

, tên là I-vo Va-xi-li-ép (Ivó Vasiljev), tuổi ngoại ngũ tuần, nổi tiếng giỏi ngoại ngữ Tiếng Việt anh nói giọng Hà Nội đặc, đến nỗi ai cũng bảo là nếu không trông thấy đôi mắt xanh và mái tóc vàng của anh thì tưởng đâu anh là dân Tràng An chính cống

____________________________________________

hinh-anh-phan-1-ban-chat-xa-hoi-van-hoa-cua-ngon-ngu-13468-11Theo Ric Noắc (Rick Noack) & La-da-rô Ga-mi-ô (Lazaro Gamio), The world's languages, in 7 maps and charts (Các ngôn ngữ trên thế giới qua 7 bàn đó và biểu đồ), The Washington Post (báo Bưu điện Da-sinh-tơn), ngày 23/4/2015.

hinh-anh-phan-1-ban-chat-xa-hoi-van-hoa-cua-ngon-ngu-13468-12Cao Xuân Hạo (1930 – 2007): quê ở Nghệ An, là nhà ngôn ngữ học hàng đầu của Việt Nam. Ông viết nhiều công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực ngữ âm học, ngữ pháp học và ngữ nghĩa học như Âm vị học và tuyến tính: suy nghĩ về các định đề của âm vị học đường đại (bản tiếng Pháp năm 1980, bản dịch tiếng Việt năm 2006), Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp chức năng (1991), Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa (1998),... Cao Xuân Hạo còn là một dịch giả có uy tín với nhiều tác phẩm dịch nổi tiếng như Chiến tranh và hoà bình (tiểu thuyết, dịch chung, 1962), Con đường đau khổ (tiểu thuyết, 1973), Đèn không hát bóng (tiểu thuyết, 1986).

hinh-anh-phan-1-ban-chat-xa-hoi-van-hoa-cua-ngon-ngu-13468-13Từ năm 1993, Tiệp Khắc được tách thành hai quốc gia độc lập là Cộng hoà Séc và Cộng hoà Xlô-va-ki-a (Slovakia).

Trang 39

Một hôm cùng anh đi máy bay từ Tân Sơn Nhất ra Hà Nội, để qua thì giờ trong khi ngồi trong ga đợi giờ ra máy bay, tôi bày trò đó anh mấy câu tục ngữ xem thủ anh hiểu tiếng Việt sâu đến mức nào. Thoạt tiên tôi đố anh câu Vàng gió đó mưa. Chỉ sau 5 phút anh hỏi lại:

– Có phải cũng nói là Vàng thì gió, đỏ thì mưa không?

Tôi nói phải, thì anh cho biết là nhiều thứ tiếng châu Âu cũng có những câu tương tự trong cái vốn tri thức gọi là “khí tượng học dân gian”, cho nên anh đoán được nghĩa của câu tục ngữ Việt Nam một cách khá dễ dàng. Sau khi lên máy bay, tôi lại đem câu Chó treo mèo đậy ra đố anh. Lần này, anh nhắc đi nhầm lại mấy lần rồi chìm sâu vào suy tưởng suốt mấy tiếng đồng hồ bay không nói một câu nào, chỉ nhắc khi câu tục ngữ tôi vừa “ra” cho anh, cố phân tích, tìm hiểu nội dung ý nghĩa của nó.

Máy bay đến Nội Bài. Anh vẫn chưa nghĩ ra. Xe về đến Hà Nội, mà anh vẫn chưa trả lời tôi được. Khi chia tay, tôi định giảng cho anh hiểu để kết thúc trò chơi, giải thoát anh ra khỏi một vấn đề có thể làm anh mệt thêm sau chuyến đi, thì anh cương quyết ngăn lại, và hứa với tôi là đến sáng mai khi gặp lại sẽ trả lời.

Hôm sau, mới trông thấy tôi ở phòng họp, Va-xi-li-ép đã gọi tôi tới và xin đầu hàng không điều kiện, thú thật là vấn đề quá khó đối với anh: Anh đã xoay đi xoay lại câu tục ngữ, tìm cách phân tích kiểu này kiểu khác, cố nhớ thêm điển tích qua thơ cổ điển Việt Nam và Trung Quốc,... Rốt cục đầu đau như búa bổ, thậm chí cả đêm chỉ ngủ được ba tiếng, mà vẫn không sao tìm ra một cách hiểu khả dĩ chấp nhận được. Sau buổi họp, khi chúng tôi ngồi ăn tối với nhau. Va-xi-li-ép nói:

Chú ý việc một người nước ngoài tìm cách suy luận để hiểu nghĩa của một câu tục ngữ Việt Nam.

- Ban đầu tôi cứ tự hỏi xem con chó nó treo cái gì, con mèo nó đậy cái gì, sao không thấy nói? Mà chó với mèo thì làm gì có tay mà treo mà đây? Sẵn có cuốn từ điển Việt - Pháp, tôi tra đi tra lại hai chữ treođậy, điểm qua mọi thứ nghĩa đen nghĩa bóng mà vẫn thấy nó tối mò mò. Đến một lúc nào đó tôi chợt nhớ ra rằng người Việt có ăn thịt chó, vậy có phải đây là nói về cách làm thịt chó và thịt mèo chăng? Tôi thử vận dụng vốn hiểu biết của tôi về chữ thì (đã nhiều lần chữ này cứu tôi trong những trường hợp lâm vào thế bí). Vậy ta có: Chó thì treo, mèo thì đậy. Tôi nghĩ liệu có phải “khi làm thịt chỗ thì phải treo nó lên, còn khi làm thịt mèo thì phải đậy nó lại" không? Câu đầu có vẻ có lí, nhưng cầu sau thì xem ra chẳng có nghĩa lí gì, thế mà hai câu lại đối ứng với nhau, chắc cấu trúc phải như nhau. Tôi đành từ bỏ giả thiết này, và rốt cục tôi phải tự nhủ là tôi biết tiếng Việt chưa đủ để hiểu những câu như thế, vì một khi nó đã là tục ngữ thì mọi người Việt phải hiểu (có hiểu mới nhớ được, và có được mọi người hiểu và nhớ thuộc lòng nó mới thành tục ngữ).

Trang 40

Từ câu chuyện được kể, tác giả muốn nói gì về tinh hồn ngôn ngữ"?

Là một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp, Va-xi-li-ép quan niệm hoàn toàn đúng về tục ngữ và văn học dân gian nói chung cũng như về cái khó mà một người ngoại quốc gặp phải trong khi học một thứ tiếng mà mình chưa thật hiểu cái hồn của nó. Cái hồn ấy, cái mà Vin-hem von Hum-bôn (Wilhelrn von Humboldt) gọi là “hồn dân”, và “hồn tiếng” mà người bản ngữ đều mang trong xương tuỷ, và chỉ một số cực kì ít ỏi những người ngoại quốc sống rất lâu giữa lòng bản ngữ mới có được.

[...] Tư duy của loài người là một, nhưng các phương tiện biểu đạt tư duy trong các thứ tiếng lại vô cùng phong phú và đa dạng Và chính tính đa dạng của ngôn ngữ, cũng như của các lĩnh vực khác trong nền văn hoá dân tộc, làm cho sự hội nhập có thể được thực hiện mà không dẫn tới sự đơn điệu tẻ nhạt. Một dân tộc đã đánh mất cái linh hồn nằm sâu trong tiếng mẹ đẻ của nó liệu còn có thể giữ được cái bản sắc độc đáo trong nền văn hoá dân tộc được không, và từ đó, còn có thể đóng góp được gì vào bức tranh muôn màu của văn hoá nhân loại?

Không! Linh hồn của tiếng Việt không hề mất. Cái ý vị vô song của ca dao tục ngữ, của những câu Kiều, những câu ngâm của người chinh phụ vẫn còn sống mãnh liệt trong tiếng nói hằng ngày của dân ta, trong thơ của Nguyễn Bính, Tố Hữu hay Chế Lan Viên, và vẫn làm cho những nam thanh nữ tú mặc quần jeans hay váy đầm thời nay rung động trong  từng đường gần thớ thịt của mình [...].

(Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003, tr. 25 – 36)

Trả lời câu hỏi

1. Bạn hiểu câu tục ngữ Chó treo mèo đậy nghĩa là gì? Vì sao một người nước ngoài giỏi tiếng Việt như I-vo Va-xi-li-ép lại không hiểu được câu tục ngữ có vẻ rất đơn giản đối với nhiều người Việt

2. Cao Xuân Hạo đã chứng minh về "linh hồn tiếng Việt" bằng cách nào? Bạn có đánh giá gì về cách chứng minh đó?

Trang 41

II. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

1. Tìm kiếm thông tin từ các nguồn mà bạn có thể tiếp cận và cho biết:

a. Những ngôn ngữ nào trên thế giới được nhiều người sử dụng với tư cách là tiếng mẹ đẻ nhất?

b. Những ngôn ngữ nào được sử dụng ở nhiều quốc gia nhất?

c. Những ngôn ngữ nào được dùng làm ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia nhất?

2. Tìm thêm những thông tin thú vị khác về các ngôn ngữ trên thế giới để chia sẻ trong nhóm hoặc trước lớp. Chọn một thông tin và thể hiện bằng sơ đồ hoặc biểu đồ.

3. Tìm ví dụ về một số hiện tượng trong ngôn ngữ thể hiện đặc điểm văn hoá của dân tộc (trong tiếng Việt, trong ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số ở nước ta hoặc một ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Hán, tiếng Nhật,..).

4. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của bạn về một vấn đề liên quan đến nội dung Phần 1, Chuyên đề 2, chẳng hạn: tình trạng nhiều ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ bị biến mất, việc dùng tiếng Anh như ngôn ngữ toàn cầu, khả năng phổ biến của E-xpê-ran-tô (Esperanto – quốc tế ngữ).

Gợi ý:

– Hiện có nhiều thông tin phong phú và nhiều ý kiến trái ngược nhau về những vấn đề được gợi ý ở trên. Tìm đọc các thông tin và ý kiến đó để có cơ sở xác định một góc nhìn hay
một quan điểm mà bạn cho là đúng đắn. Mỗi vấn đề sẽ đặt ra những câu hỏi riêng cần trả lời để chuẩn bị nội dung cho đoạn văn, chẳng hạn:

+ Tình trạng nhiều ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ bị biến mất đang diễn ra như thế nào? Tình trạng đó có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người không? Một ngôn ngữ bị mất đi có ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng về văn hoá của nhân loại?

+ Tiếng Anh hiện đang được dùng rộng rãi như thế nào trên thế giới? Việc dùng tiếng Anh rộng rãi như vậy có những lợi ích và tác hại gì? Theo bạn, có nên dùng tiếng Anh thay thế cho tiếng mẹ đẻ để dạy học trong nhà trường không, vì sao? Có nhiều người cho rằng một số nước phát triển nhanh nhờ dùng tiếng Anh thay thế cho tiếng mẹ đẻ, bạn có bình luận gì về ý kiến đó?

+ Quốc tế ngữ là gì? Bạn đánh giá như thế nào về triển vọng phát triển, phổ biến của quốc tế ngữ? Dựa vào cơ sở nào mà bạn có đánh giá như vậy?

– Đoạn văn cần triển khai theo định hưởng của kiểu văn bản nghị luận. Mở đầu đoạn, cần nếu một câu chủ đề (ý kiến, nhận định của bạn về vấn đề được bàn), phần còn lại của đoạn sẽ trình bày li lẻ và bằng chứng chứng minh cho ý kiến, nhận định đã nêu. 5. Thuyết trình về một vấn đề ngôn ngữ mà bạn đã đề cập trong bài tập 4.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Phần 1: Bản Chất Xã Hội - Văn Hóa Của Ngôn Ngữ | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 | Chuyên Đề 2: Tìm Hiểu Ngôn Ngữ Trong Đời Sống Xã Hội Hiện Đại - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11

Chuyên đề học tập Toán 11

Chuyên đề học tập Ngữ văn 11

Chuyên đề học tập Vật lí 11

Chuyên đề học tập Hóa học 11

Chuyên đề học tập Sinh học 11

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

Chuyên đề học tập Lịch Sử 11

Chuyên đề học tập Địa lí 11

Chuyên đề học tập Âm nhạc 11

Toán tập 1

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ Cơ khí)

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ chăn nuôi)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng tin học ứng dụng)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng khoa học máy tính)

Toán tập 2

Vật lí

Hoá Học

Sinh Học

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Lịch sử

Địa Lý

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 11

Giáo dục Kinh Tế và Pháp Luật

GDTC_Cầu Lông

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

Âm Nhạc

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

GDTC_Bóng Rổ

Mỹ Thuật Điêu Khắc

Mỹ Thuật Đồ Hoạ_Tranh in

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật Kiến Trúc

Mỹ Thuật Thiết Kế Công Nghiệp

Tin Học

Mỹ Thuật Thiết Kế Đa Phương Tiện

Tin học 11 - Định hướng khoa học máy tính

Mỹ Thuật Thiết Kế Đồ Hoạ

Mỹ Thuật Thiết Kế Sân Khấu Điện Ảnh

Mỹ Thuật Thiết Kế Thời Trang

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.