Phần 3: Vận Dụng Các Yếu Tố Mới Của Ngôn Ngữ Trong Giao Tiếp | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 | Chuyên Đề 2: Tìm Hiểu Ngôn Ngữ Trong Đời Sống Xã Hội Hiện Đại - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chuyên Đề 2 - Phần 3: Vận Dụng Các Yếu Tố Mới Của Ngôn Ngữ Trong Giao Tiếp - Sử dụng hiệu quả những yếu tố ngôn ngữ mới nổi, giúp giao tiếp phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh xã hội hiện đại.


Trang 50

• Bạn có nghĩ rằng việc chêm xen tiếng Anh vào câu nói tiếng Việt của giới trẻ hiện nay là vấn đề đáng ngại không? Vì sao?
• Cho biết một số trường hợp dùng từ ngữ mới mà theo bạn là cần thiết.

I.  TÌM HIỂU TRI THỨC

1.  Mối quan hệ giữa việc tuân thủ chuẩn của ngôn ngữ với việc sáng tạo để ngôn ngữ phát triển

a. Chuẩn tiếng Việt thể hiện chủ yếu ở các bình diện của hệ thống ngôn ngữ như: ngữ âm, chính tả (chữ viết), từ ngữ, ngữ pháp và các yêu cầu về tạo lập văn bản. Chuẩn dựa trên hệ thống những quy tắc được xác lập và phát triển qua một quá trình lâu dài, làm cơ sở cho việc định hướng, điều chỉnh hoạt động giao tiếp của các thành viên trong một cộng đồng. Viết đúng chính tả, sử dụng từ ngữ phù hợp, đặt câu đúng quy tắc ngữ pháp, tạo lập văn bản đảm bảo tính mạch lạc, liên kết và phù hợp với mục đích giao tiếp là tuân thủ chuẩn tiếng Việt. Về ngữ âm, mỗi người có thể nói theo giọng của một vùng miền, không nhất thiết phải phát âm đúng "giọng chuẩn" mà chỉ cần tránh những lỗi phát âm dễ gây nhầm lẫn và có thể có hiệu ứng tiêu cực trong giao tiếp như lẫn lộn âm /l/ với âm /n/. Nói và viết tuân thủ chuẩn là góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Ngược lại, "nói ngọng" (như nhầm lẫn giữa âm /l/ với âm /n/), viết sai chính tả, sử dụng từ ngữ tuỳ tiện và thiếu chính xác, đặt câu không đúng quy tắc ngữ pháp, tạo lập văn bản gây khó hiểu đối với người tiếp nhận là gây tổn hại đến tiếng Việt, khiến tiếng Việt có nguy cơ bị mất tính hệ thống, giảm hiệu quả sử dụng với tư cách là phương tiện giao tiếp và có thể ảnh hưởng đến cả tư duy của chính người nói hoặc người viết.

b. Tuy vậy, những quy định tạo nên chuẩn của ngôn ngữ không phải là cái bất biến. Tuân thủ chuẩn mực ngôn ngữ không có nghĩa là chỉ giữ nguyên vẹn cái vốn có từ các thế hệ trước và không tiếp nhận những yếu tố mới vào hệ thống. Tiếng Việt không chỉ là những gì được để lại từ quá khứ mà còn là những gì đang được sử dụng hằng ngày và không ngừng thay đổi. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 

Trang 51

là "không thể để cho mất đi một cái gì vô cùng quý báu, một cái gì khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt, [...]. Nhưng không có ý chỉ nhìn về quá khứ; trái lại còn phải nhìn về tương lai"hinh-anh-phan-3-van-dung-cac-yeu-to-moi-cua-ngon-ngu-trong-giao-tiep-13470-0

.

Như vậy, cần có sự ứng xử phù hợp đối với các yếu tố mới của ngôn ngữ. Không tiếp nhận những yếu tố này một cách dễ dãi, tuỳ tiện, nhưng cũng không nên có thái độ kì thị. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không phải là giữ gìn những gì đã có và chống lại tất cả những yếu tố mới mà đảm bảo cho tiếng Việt có khả năng biểu đạt phong phú, chặt chẽ và tinh tế để đáp ứng hiệu quả nhu cầu giao tiếp ngày càng đa dạng. Những gì bất hợp lí thì sẽ bị đào thải. Chế Lan Viên đã từng nhắc nhở chúng ta: "Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại"hinh-anh-phan-3-van-dung-cac-yeu-to-moi-cua-ngon-ngu-trong-giao-tiep-13470-1.

c. Sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không chỉ nhằm giữ gìn một phương tiện giao tiếp quan trọng mà còn thể hiện trách nhiệm của mỗi người đối với di sản văn hoá dân tộc. Để giữ gìn và phát triển tiếng Việt, mỗi người cần có thái độ và nhận thức đúng đắn về ngôn ngữ của dân tộc, cụ thể:

– Có tình yêu, sự quý trọng, lòng tự hào đối với di sản của cha ông để lại. Qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam không bị đồng hoá là có phần nhờ sức sống mãnh liệt của tiếng Việt. Tiếng Việt đã góp phần giúp dân tộc Việt trường tồn và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Tiếng nói là thử của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý bầu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp"hinh-anh-phan-3-van-dung-cac-yeu-to-moi-cua-ngon-ngu-trong-giao-tiep-13470-2.

– Có hiểu biết về chuẩn ngôn ngữ thể hiện qua yêu cầu về phát âm, quy định chính tả, cách dùng từ, quy tắc đặt câu và tạo lập văn bản. Cần rèn luyện kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng trong việc biểu đạt các ý tưởng và thông tin; tạo ý thức, thói quen nói đúng, viết đúng; chú trọng tính văn hoá, lịch sự của lời nói.

Hiểu biết giúp chúng ta phân biệt được bản chất của các hiện tượng để tránh quan điểm cực đoan. Một mặt, không lạm dụng tiếng nước ngoài khi tiếng Việt vẫn có từ ngữ đáp ứng nhu cầu giao tiếp để tránh cho tiếng Việt bị pha tạp, chẳng hạn dùng: email, fan, computer, mobile phone, (học, mua bán) online, card,... trong khi tiếng Việt đã có thư điện tử, người hâm mộ, máy tính, điện thoại di động, (học, mua bán) trực tuyến, thẻ,... nhưng mặt khác, cần tránh quan niệm và cách ứng xử bảo thủ làm lỡ cơ hội tiếp nhận các yếu tố mới để làm giàu cho ngôn ngữ của dân tộc mình. Những cố gắng tìm cách thay từ ngữ “vay mượn" Hán Việt đã quen dùng và phù hợp bằng từ ngữ "thuần Việt", ví dụ: thay phi công bằng người lái máy bay, thay máy bay trực thăng bằng máy bay lên thẳng, có thể làm cho tiếng Việt hạn chế khả năng biểu đạt.

_________________________________________________

hinh-anh-phan-3-van-dung-cac-yeu-to-moi-cua-ngon-ngu-trong-giao-tiep-13470-3Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1980, tr. 2.

hinh-anh-phan-3-van-dung-cac-yeu-to-moi-cua-ngon-ngu-trong-giao-tiep-13470-4Vũ Tuấn Anh (giới thiệu và tuyển chọn), Chế Lan Viên – Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr. 338

hinh-anh-phan-3-van-dung-cac-yeu-to-moi-cua-ngon-ngu-trong-giao-tiep-13470-5

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 13, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 465.

Trang 52

1. Bạn hiểu như thế nào về chuẩn của ngôn ngữ trong tiếng Việt?
2. Vì sao chúng ta cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
3. Để giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc, mỗi người cần chú ý điều gì?
4. Có nhiều trường hợp không thể thay thế từ Hán Việt bằng những từ ngữ “thuần Việt" đồng nghĩa, chẳng hạn, không thể thay phi công bằng người lái máy bay, thay máy bay trực thăng bằng máy bay lên thẳng. Hãy tìm thêm những ví dụ tương tự.


2. Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ một cách phù hợp

a. Sự phát triển lành mạnh của ngôn ngữ dân tộc tuỳ thuộc một phần quan trọng vào cách chúng ta ứng xử với các yếu tố mới. Trong khi khẳng định cần có tinh thần mở để tiếp nhận cái mới, tạo điều kiện cho tiếng Việt phát triển thì cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc được coi như "bộ lọc" để việc tiếp nhận đó diễn ra một cách đúng đắn. Cụ thể là:

– Chỉ tiếp nhận những yếu tố mới có tác dụng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt, ví dụ: từ internet được nhập vào vốn từ tiếng Việt một cách thuận lợi vì nó biểu đạt một khái niệm mới, rất quan trọng mà tiếng Việt chưa có từ ngữ để biểu đạt. Trong khi đó các từ tiếng Anh trong book vé máy bay, chuyến bay bị delay, check thư, order đồ ăn, thì ngược lại vì những từ này không biểu đạt thêm một ý nghĩa nào mới cho tiếng Việt. Những ý nghĩa mà các từ này biểu đạt tiếng Việt đã có nhiều từ được dùng quen thuộc và phổ biến: đặt (vé máy bay), (chuyến bay bị) hoãn, kiểm tra/ đọc (thư), gọi/ đặt (đồ ăn).

– Chi tiếp nhận những yếu tố mới không làm phá vỡ tính chuẩn mực, sự tinh tế của hệ thống ngôn ngữ hiện có. Việc cố tình viết sai chính tả nhiều từ ngữ như: rùi (rồi), lém (lắm), tềnh iu (tình yêu),... có nguy cơ làm cho các quy định về chính tả không còn hiệu lực. Việc lạm dụng những “thành ngữ sành điệu" như: buồn như con chuồn chuồn, nhỏ như con thỏ, ác như con tê giác,... cũng gây tổn hại đến sự tinh tế của ngôn ngữ, tạo nên thói quen dễ dài trong sử dụng ngôn ngữ và ảnh hưởng đến cả tư duy của người nói.

b. Thực tiễn việc sử dụng ngôn ngữ rất phong phú, đa dạng và sinh động. Bên cạnh nguyên tắc, định hướng sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội, mỗi cá nhân, nhất là trong giới trẻ, có thể có nhu cầu và sở thích riêng đối với các yếu tố mới của ngôn ngữ. Vì vậy, cần có cách tiếp cận linh hoạt và phù hợp với thực tế. Trong giao tiếp bao giờ cũng có những “không gian riêng" mà quyền của các cá nhân cần được tôn trọng. Mỗi người cần biết giới hạn của "không gian riêng” để không vi phạm nguyên tắc, định hướng chung. Để nắm được giới hạn đó, cần hiểu tình huống giao tiếp, gồm các yếu tố cơ bản sau:

– Đề tài: phạm vi đời sống được đề cập đến trong văn bản, ví dụ: một chuyến du lịch, sở thích của giới trẻ, vấn đề ô nhiễm môi trường, tình trạng bạo lực học đường,...

Trang 53

– Quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp: người viết với người đọc hoặc giữa người nói với người nghe xét về vị thế, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính,...

– Kênh giao tiếp: ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết"hinh-anh-phan-3-van-dung-cac-yeu-to-moi-cua-ngon-ngu-trong-giao-tiep-13470-6, trang trọng hay thân mật, chỉ ngôn ngữ hay kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh (giao tiếp đa phương thức),...

Chẳng hạn, các văn bản có thể cùng đề tài (ví dụ về động vật hoang dã) và cho cùng đối tượng tiếp nhận (ví dụ đối tượng học sinh), nhưng khác nhau về kênh giao tiếp (ví dụ bài đọc trong sách giáo khoa và bài thuyết minh trong một buổi tham quan ở sở thú); cùng kênh giao tiếp (ví dụ bài giảng ở lớp) và cho cùng đối tượng tiếp nhận (ví dụ đối tượng học sinh), nhưng khác về đề tài (ví dụ bài học về năng lượng và bài học về ca dao),...

c. Hiểu biết về tình huống giao tiếp giúp chúng ta có cách sử dụng các yếu tố mới một cách phù hợp. Có những tình huống giao tiếp mà nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn được đặt ra một cách nghiêm ngặt, chỉ sử dụng những yếu tố mới đã được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, cũng có những tình huống giao tiếp mà nhu cầu, sở thích sử dụng ngôn ngữ của cá nhân được tôn trọng ở mức độ nhất định. Chẳng hạn, tiếng lồng tuyệt đối không được sử dụng khi trao đổi về các nội dung học tập (đề tài) với thầy cô hay bạn bè (đối tượng tiếp nhận) trong lớp học dưới hình thức trao đổi, thảo luận (kênh giao tiếp); gửi đơn, tờ trình, báo cáo (đề tài) đến cơ quan công quyền (đối tượng tiếp nhận) dưới hình thức văn bản viết (kênh giao tiếp)... Ngược lại, tiếng lóng có thể được chấp nhận trong tình huống: nói chuyện phiếm (đề tài) giữa những người bạn trong nhóm (đối tượng tiếp nhận) qua các nền tảng ứng dụng công nghệ (kênh giao tiếp). Điều cần lưu ý là không được lạm dụng những yếu tố ngôn ngữ mới kiểu tiếng lỏng và không để thói quen sử dụng ngôn ngữ trong những tinh huống giao tiếp như vậy ảnh hưởng đến cách sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống giao tiếp đòi hỏi cao ở tỉnh chuẩn mực.

1. Một yếu tố mới của ngôn ngữ cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào để được chấp nhận rộng rãi và có cơ hội "nhập" vào hệ thống tiếng Việt?
2. Cho biết các yếu tố cơ bản của một tình huống giao tiếp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ ngữ.
3. Phân tích một số trường hợp cho thấy một yếu tố mới của ngôn ngữ có thể được dùng phù hợp trong tình huống giao tiếp này nhưng không phù hợp trong tình huống giao tiếp khác.


__________________________________________________________________

hinh-anh-phan-3-van-dung-cac-yeu-to-moi-cua-ngon-ngu-trong-giao-tiep-13470-7Về sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, xin xem phần Thực hành tiếng Việt ở Bài 1 – Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể và Bài 3 - Cấu trúc của văn bản nghị luận, sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một.

Trang 54

ĐỌC VĂN BẢN

Về tiếng ta (Trích)

Nguyễn Tuân

Tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nghĩ về tiếng Việt.

Nghĩ về sự đầy đủ, trong trẻo, đẹp đẽ, sáng sủa, và sang giàu của tiếng nói Việt Nam, có những lúc tôi ngừng lại đó trang sách đọc, tôi ngừng lại đó câu viết chưa xuống dòng,... mà nhìn trân trên tờ giấy bỏ dở. Tôi nhìn trân trân vào giữa khoảng không ngoài cửa sổ lộng trời xanh, mà lỏng thấy dào dạt lên những lời cám ơn. Tôi lặng cúi xuống mặt trang giấy trắng tinh đang om sòm những tiếng mời chào kia mà nói bật lên những lời biết ơn đối với đất nước, ông bà tiên tổ. Thấy chịu ơn rất nhiều đối với quê hương, ông bà đã truyền cho tôi thứ tiếng nói đậm đà tôi hằng nói từ những ngày mới ra đời. Mà rồi cho đến cái phút cuối cùng không được chứng sống nữa, thì câu cuối đời của tôi cùng vẫn lại cứ nói lên vẫn chỉ bằng cái thứ tiếng nói ruột thịt tuỷ xương đó mà thôi. Tôi biết rằng cái ngôn ngữ thừa tự tôi đang nói đang diễn viết ra đây, chính nó là kết tinh bởi nhiều trăm nghìn năm công sức lao động của tổ tiên lưu truyền lại. Trong hương hoả thừa hưởng đây, lẫn vào với vô số thanh âm từ điệu, thấy như hiển hiện lên không biết bao nhiêu là mồ hôi và máu huyết của đời đời ông bà khai rừng, vỡ ruộng mở cõi, giữ nước, chống giặc, tiến lên tới đâu là xây dựng ngôn ngữ tới đó. Nay mỗi lần đụng tới di sản nhiệm mẫu ấy, thấy bồi hổi bồi hồi, như vấn vương với một cái gì thiệt là thiêng liêng vô giá, mà tất cả trữ kim trừ ngân của tất cả ngân hàng thế gian cũng không sao đánh đổi được. Có những lúc lại lẩn thẩn nghĩ dại dột rằng bây giờ tự nhiên mình lại mất trí, mà quên hết mà bay hết khỏi đầu mình chỗ kho tàng tiếng nói Việt Nam này, thì có lẽ mình... mình sẽ phải chết mất. Nhưng không không thể nào quên được cái tiếng Việt Nam hữu cơ, cái tiếng nói Việt Nam linh diệu ấy được. Có đến chết cũng không quên được. Có chết, cùng vẫn nhớ.

[...]Sự trong sáng về ngôn ngữ ở mỗi người viết văn là một vấn đề đã đành của tấm lòng và khối óc (tâm mình thành, trí mình thông, thì lời mình sáng đẹp). Nó còn là cái vấn đề của tại của mắt mỗi người viết văn nữa.

Cái điều mình nghĩ được và cái điều mình cảm thấy, nay đều đã viết ra xong, đúng như mình đã cảm nghĩ, và lại viết ra bằng một thủ ngôn ngữ mình tin là khá nhiều hiệu năng. Đã nghĩ kĩ rồi mới cắm vào bút mà viết ra Nhưng khi đã viết ra rồi, chưa có nghĩa là đã xong hẳn Viết ra, nhưng mà đọc lại. Đọc lại để mà hoàn chỉnh cái đã viết tới. Đọc lại bằng mắt, đọc lại bằng tại. Đọc thầm bằng mắt, và đọc to lên bằng miệng để cho tại nó cũng đọc

"Khi đã viết ra rồi, chưa có nghĩa là đã xong hẳn". Theo tác giả, còn phải làm gì tiếp theo?

Trang 55

(tức là nghe) với. Tự mình duyệt lấy lời văn lời viết của mình, tự mình thẩm tra lại cái ý tốt cái lời trong của mình, trong năm giác quan đem ra làm công cụ để kiểm nghiệm, cặp mắt soi xuống dòng trang vẫn là giữ vai trò cầm trịch trong việc nhận dạng và đánh giá từng bước cho bộ điệu của đoạn văn. Nhưng cặp mắt chưa đủ để lọc hết mọi bụi bặm vẫn còn bám theo cái tiếng vừa mới phát biểu của mình. Cho nên phải dùng cả cái tai mình nữa. Và để phát huy tột cùng hiệu năng của tiếng nói mình, có khi phải dùng tới cả năm giác quan. Ngoài việc soi, lắng hình như còn phải ngủi lại, nếm lại cái lời mình viết ra kia, trước khi bưng nó ra cho người khác thưởng thức (theo chỗ tôi biết, hình như câu gì, trang gì mà mặn – dù có mặn đắng hoặc mặn chát – cũng vẫn chữa dễ hơn là những câu nhạt và những trang nhạt – khác hẳn với sự cấp cứu chữa chạy trong việc nhà bếp). Có khi lại như chính lòng bàn tay mình phải sờ lại những góc cạnh câu viết của mình, xem lại xem có nên cứ gồ ghề chân chất như thế, hay là nên gọt nó tròn trình đi thì nó dễ vào lỗ tai người tiêu thụ hơn.

Chú ý “cái ý nghĩa trong trẻo trong lắng” và “sự giàu có" của ngôn ngữ.

[...] Những lúc bàn về sự trong sáng của ngôn ngữ Việt Nam, bên cạnh cái ý nghĩa trong trẻo trong lắng tôi phải nghĩ tới ngay một mặt khác nữa của câu chuyện. Ấy là sự giàu có. Tôi nghĩ rằng trong sáng không khi nào lại có nghĩa là đạm bạc, là nghèo còm trong từ vụng đem ra dùng trong cách cảm trong cách nghĩ, và nhất là trong cái cách nói ra những cảm nghĩ đó. Trong sáng càng không có nghĩa là đơn điệu. Bởi vì có nhiều vẻ trong: nước mưa, nước lọc, nước cất, giấy kính, cát nung chảy rồi ép bằng đi để lắp khuôn cửa sổ, rồi tới pha lê gọt, tất cả đều là trong, nhưng không giống nhau về chất trong. Và sáng cũng có những nguồn khác nhau: sáng của dầu cá, của lạc, của dầu than đá, dầu ô liu, của điện bóng tròn và của điện ống dài màu sáng xanh. Lại có cái sáng nhấp nháy của đèn biển, lại còn có cái sáng lóng lánh của ngôi sao trên đỉnh đầu. Trên cơ sở cộng đồng của ngôn ngữ Việt Nam càng ngày càng phải giàu có phấn chấn lên nữa, mỗi người viết văn chuyên nghiệp phải có lấy cái phong cách, cái vẻ riêng của mình về sự trong sáng. Mỗi người như một cây nến thắp lên; sáp ong cũng thắp sáng mỡ bò cũng thắp sáng, và ảnh cháy của nhiều thứ nến vàng đỏ trắng cháy nhanh cháy chậm đều hoà kết lại thành cái toả chói chung của một lâu đài tiếng nói mà tầng dưới tầng trên đều sáng trưng.

Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh so sánh mỗi nhà văn như một cây nến thắp lên?

Sự giàu có dĩ nhiên bao giờ cũng là một sự bề bộn. Bề bộn các thứ các cái, các cái "nhiều”, cái lắm”. Nhưng phức tạp thường lại là dấu hiệu của sự làm ăn khấm khá mãi lên. Đời sống không phải là một sự thu mình lại trong giản đơn, mà nó càng ngày càng bành trướng lên vì những của cải vật chất, những của cải tinh thần do chính tay và đầu mình chế tạo ra. Muôn hình vạn về vật chất tinh thần ấy phản ánh vào ngôn ngữ ta. Sự sống bên ngoài càng mở ra càng dâng lên, ùn ùn, ngồn ngộn, vù vù. Tiếng nói của nhà văn phải là tiếng nói của thời đại. Thời đại mình càng có tổ chức càng giàu về sự

Trang 56

đời và tình người. Tiếng nói ta cũng phải giàu theo. Trên cái cơ sở cũ vốn đã phong phú của ngôn ngữ, nay ta phải dậy cái vốn đó lên nữa mà đầu tư nó vào thời đại. Quần chúng lao động sản xuất và chiến đấu để bảo vệ sự sản xuất, sản xuất chiến đấu tới đâu, lại đóng góp thêm tới mức đó vào kho tàng tiếng nói. Phía người làm nghề văn, càng phải đẩy mạnh và nâng cao lao động nghệ thuật, càng phải góp nhiều. Muốn hay không muốn, ngôn ngữ chung của chúng ta rồi sẽ là một triệu phú.

Ta không sợ nghèo, bàn nghèo nữa. Mà nay ta lại lo về cái sự giàu, cái sự đã giàu và đang giàu thêm mãi về cả chữ dùng, về cả cách nói của ngôn ngữ Việt Nam. Làm thế nào để cứ giàu có mãi hơn lên, mà càng giàu lại càng đẹp. Nói một cách khác: bằng lòng và gắng sức cho thành một người giàu có vô kể trong sự phồn vinh chung của tiếng Việt Nam. Nhưng hết sức chống lại mọi thứ "trọc phú” trong đời sống ngôn ngữ ta. Giàu có, mà không vẩn đục – vẩn về tư duy, đục về mĩ lí.

(Tạp chí Văn học, số 3, 1966, tr. 21,25 – 27)

Trả lời câu hỏi

1. Tình yêu tiếng Việt của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào qua văn bản Về tiếng ta?

2. Bạn học hỏi được gì từ kinh nghiệm viết của tác giả?

3. Nguyễn Tuân quan niệm như thế nào về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

4. Qua bài viết của Nguyễn Tuân, bạn có nhận xét gì về vai trò của nhà văn đối với sự phát triển của tiếng Việt?

II. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

1. Bạn có thể đã dùng tiếng lóng hoặc tiếp nhận tiếng lỏng từ người khác trong tình huống nào? Theo bạn, vì sao một số người lại dùng tiếng lóng?

2. Trình bày những giải pháp cần thực hiện để giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc.

Gợi ý:

Giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc là một vấn đề lớn và quan trọng. Giải pháp cho vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều thành phần trong xã hội. Có thể thảo luận, đưa ra các giải pháp xét từ nhiều góc độ:

– Về phía cá nhân: Mỗi học sinh cần có nhận thức như thế nào về vấn đề giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc? Bạn có thể làm gì để góp phần vào việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt?

– Về phía gia đình: Mỗi thành viên cần làm gì để ngôn ngữ giao tiếp trong gia đình hướng đến sự chuẩn mực và trong sáng của tiếng Việt?

Trang 57

– Về phía nhà trường: Nhà trường, thấy cô cần có những giải pháp gì để góp phần giữ gìn và phát triển tiếng Việt?

– Về phía các cơ quan truyền thông: Đài truyền hình, đài phát thanh, báo in và báo điện tử có trách nhiệm như thế nào về vấn đề này? Theo bạn, các cơ quan này cần làm gì để thực hiện tốt hơn việc truyền tải thông tin, góp phần giữ gìn và phát triển tiếng Việt một cách lành mạnh, đúng hướng?

3. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của bạn về một vấn đề liên quan đến việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt.

Gợi ý:

– Một số vấn đề có thể lựa chọn để viết: Bạn hiểu thế nào về sự trong sáng của tiếng Việt? Giới trẻ có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Thành phần nào trong xã hội có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển của ngôn ngữ,...

– Đoạn văn cần triển khai theo định hướng của kiểu bài nghị luận. Do khuôn khổ của một đoạn văn, bạn cần chọn những lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu nhất và trình bày các nội dung một cách mạch lạc, súc tích.

4. Vận dụng hiểu biết về tình huống giao tiếp (đề tài, quan hệ giữa những người tham gia vào giao tiếp, kênh giao tiếp) để thảo luận, phân tích và đánh giá về sự phù hợp của việc sử dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong một văn bản tự chọn.

Gợi ý:

– Sự phù hợp của một yếu tố ngôn ngữ nói chung và yếu tố mới của ngôn ngữ nói riêng tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp mà yếu tố ngôn ngữ đó được sử dụng. Bài tập này tạo cơ hội cho bạn vận dụng kiến thức về tình huống giao tiếp để thảo luận, phân tích và đánh giá sự phù hợp đó.

– Trước hết, cần chọn một văn bản có yếu tố mới của ngôn ngữ. Văn bản đó có thể thuộc bất kì loại văn bản nào (văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin), văn bản viết hoặc văn bản nói (một bài phát biểu, một cuộc hội thoại) miễn là có các yếu tố mới của ngôn ngữ như thuật ngữ khoa học hay từ ngữ thông thường, nhất là từ ngữ chỉ các thiết bị, ứng dụng công nghệ mới được mượn từ tiếng nước ngoài, tiếng lóng,... Có thể chọn một bản tin trên một tờ báo, một văn bản quảng cáo sản phẩm mới,... Các bạn cũng có thể chọn một số văn bản có nội dung là cuộc hội thoại trong các chương trình giải trí trên truyền hình,.. Để chuẩn bị nội dung thảo luận, cần nhận biết các yếu tố mới của ngôn ngữ và phân chia những yếu tố đó theo từng loại như đã nêu trong Phần 2 của chuyên đề này.

– Kết quả phân tích, đánh giá các yếu tố mới đó có thể là tích cực (phù hợp) hoặc tiêu cực (không phù hợp). Kết quả đó căn cứ vào những yếu tố cụ thể của tình huống giao tiếp như: Văn bản đó viết hay nói về vấn đề gì? Ai là người viết hay người nói? Văn bản đó dùng để viết hay nói cho ai? Văn bản đó được truyền tải qua kênh giao tiếp nào (viết hay nói, giao tiếp trực tiếp hay qua phương tiện công nghệ, văn bản ngôn ngữ hay văn bản đa phương thức,...)?

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Phần 3: Vận Dụng Các Yếu Tố Mới Của Ngôn Ngữ Trong Giao Tiếp | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 | Chuyên Đề 2: Tìm Hiểu Ngôn Ngữ Trong Đời Sống Xã Hội Hiện Đại - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11

Chuyên đề học tập Toán 11

Chuyên đề học tập Ngữ văn 11

Chuyên đề học tập Vật lí 11

Chuyên đề học tập Hóa học 11

Chuyên đề học tập Sinh học 11

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

Chuyên đề học tập Lịch Sử 11

Chuyên đề học tập Địa lí 11

Chuyên đề học tập Âm nhạc 11

Toán tập 1

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ Cơ khí)

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ chăn nuôi)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng tin học ứng dụng)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng khoa học máy tính)

Toán tập 2

Vật lí

Hoá Học

Sinh Học

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Lịch sử

Địa Lý

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 11

Giáo dục Kinh Tế và Pháp Luật

GDTC_Cầu Lông

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

Âm Nhạc

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

GDTC_Bóng Rổ

Mỹ Thuật Điêu Khắc

Mỹ Thuật Đồ Hoạ_Tranh in

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật Kiến Trúc

Mỹ Thuật Thiết Kế Công Nghiệp

Tin Học

Mỹ Thuật Thiết Kế Đa Phương Tiện

Tin học 11 - Định hướng khoa học máy tính

Mỹ Thuật Thiết Kế Đồ Hoạ

Mỹ Thuật Thiết Kế Sân Khấu Điện Ảnh

Mỹ Thuật Thiết Kế Thời Trang

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.