Nội Dung Chính
Trang 87
BẢNG GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ
STT | THUẬT NGỮ | GIẢI THÍCH | CHUYÊN ĐỀ | TRANG |
1 | chuẩn ngôn ngữ | những quy định về phát âm, chính tả, dùng từ, đặt câu và tạo lập văn bản trong một ngôn ngữ mà người dùng phải tuân thủ | 2 | 51 |
2 | chữ Nôm | loại văn tự do người Việt sáng tạo trên cơ sở vay mượn chất liệu của chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền văn học viết bằng tiếng Việt thời trung đại | 1 | 4,5,6 |
3 | diễn trình văn học | diễn biến theo quy luật riêng của đời sống văn học trong thời gian, được nhận thức thông qua việc phân kì và nhận diện đặc điểm phát triển của văn học từng thời kì | 1 | 5 |
4 | đề tài, chủ đề quan phương | đề tài, chủ đề mang tính chất khuôn thước cả về nội dung và hình thức nghệ thuật của sáng tác, loại bỏ những yếu tố dân chủ vốn thể hiện mối quan hệ giao tiếp sống động, luôn biến đổi giữa văn học và đời sống | 1 | 6 |
5 | giai đoạn (văn học) | chặng phát triển nhất định của văn học trong một khoảng thời gian cụ thể, được nhìn nhận là có tính khu biệt so với các chặng phát triển khác về nội dung và cấu trúc | 1,3 | 5,6,7,... |
6 | giải mã | hoạt động tìm hiểu, khám phá ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật, thực hiện trên cơ sở nằm bắt được bản chất của hệ thống kí hiệu dùng để lưu giữ và cố định hóa toàn bộ cảm nhận, suy nghĩ của người nghệ sĩ về đời sống | 1,2 | 9,18,20 |
7 | hiện tượng xã hội | hiện tượng nảy sinh trong đời sống của một nhóm người hay cộng đồng; biến đổi, chuyển hoá, phát triển theo diễn biến đời sống của nhóm người hay cộng đồng đó | 2 | 35 |
8 | khúc (thể loại văn học) | thể loại sáng tác ngôn từ thuộc loại trữ tình (nguồn gốc từ Trung Quốc), có vần điệu, có thể phối nhạc; số câu trong bài và số tiếng trong các câu không cố định; ngôn ngữ bình dị, gần khẩu ngữ | 1 | 5 |
9 | niên biểu | bảng ghi các mốc thời gian xảy ra những sự kiện liên quan đến đối tượng nghiên cứu | 3 | 62 |
10 | phá cách (trong sáng tác văn học) | hiện tượng phá vỡ những quy phạm để mở đường cho sự đổi mới văn học, biểu hiện ở nhiều cấp độ hoặc phương diện khác nhau trong sáng tác, được thực hiện trên cơ sở hình thành của một kiểu tư duy khác về thế giới, con người, phương tiện, chất liệu sáng tác,.. | 1 | 7 |
11 | phong cách nghệ thuật | hệ thống những yếu tố và lựa chọn lặp đi lặp lại mang tính chất bền vững trong sáng tác nghệ thuật, làm nên nét khu biệt đặc sắc của một - hiện tượng nghệ thuật cụ thể so với các hiện tượng nghệ thuật khác | 1,2 | 10,63,64,... |
Trang 88
STT | THUẬT NGỮ | GIẢI THÍCH | CHUYÊN ĐỀ | TRANG |
12 | quy phạm | một tính chất nổi bật của văn học trung đại, gần gũi với tính quan phương, biểu hiện rõ nét ở việc tuân thủ những mẫu mực đã được đặt định trên cơ sở tin vào một mô hình xã hội bất biến | 1 | 7,23,25,... |
13 | song thất lục bát (thể loại văn học) | một thể thơ cách luật cổ điển của thơ tiếng Việt, có đơn vị cơ bản là một khổ bốn câu, trong đó nửa đầu là hai câu 7 chữ (tiếng) và nửa sau là cặp lục bát (6/8); được định hình và phát triển hoàn thiện với các ngâm khúc ra đời trong khoảng thế kỉ XVII – XIX | 1 | 8 |
14 | tiếng lóng | từ ngữ hoặc cách nói riêng được sử dụng trong phạm vi hẹp giữa những người thuộc một nhóm hoặc một tầng lớp xã hội nào đó, cốt chỉ để nội bộ hiểu được nhau | 2 | 45,53,56,... |
15 | tiếng mẹ đẻ | thứ tiếng mà đứa trẻ biết nói đầu tiên và kéo dài liên tục trong thời thơ ấu | 2 | 36,40,41,... |
16 | tình huống giao tiếp | tập hợp các yếu tố không thuộc hệ thống ngôn ngữ nhưng có vai trò chi phối việc sử dụng ngôn ngữ, gồm: để tài, quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp và kênh giao tiếp | 2 | 52,53,57 |
17 | từ (thể loại văn học) | thể loại sáng tác ngôn từ thuộc loại trữ tình (nguồn gốc từ Trung Quốc) có thể phối nhạc lời khúc chiết, ngôn từ đẹp để, thanh luật hài hoà; mỗi bài được sáng tác theo một điệu riêng mà mỗi điệu như thể có thể chứa đựng những nội dung khác nhau, phần lời được điền vào các điệu tuỳ hoàn cảnh và cảm hứng của người sáng tác | 1 | 5 |
18 | vay mượn (trong giao lưu văn học) | hiện tượng phổ biến trong giao lưu văn học, được biểu hiện ở việc nền văn học này du nhập và sử dụng một số yếu tố trong sáng tác của nền văn học khác (đề tài, mô típ, cốt truyện, thể loại...) nhằm làm phong phú thêm gia tài văn học của mình | 1,2 | 7,42,43,... |
19 | văn học chức năng | loại sáng tác ngôn từ phổ biến thời trung đại, thể hiện rõ đặc điểm “Văn, sứ, triết bất phân”, có tính thẩm mì nhưng chủ yếu hướng tới các mục đích phi thẩm mĩ như tuyên cáo, cổ động, ban bố chủ trương, giáo hoá,.... | 1 | 5 |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn