Bài 4. Xã hội nguyên thủy | Lịch Sử Và Địa Lý 6 | Phần Lịch Sử_Chương 2. Thời Nguyên Thủy - Lớp 6 - Cánh Diều

Xã hội nguyên thủy


Học xong bài này, em sẽ:

- Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội người nguyên thủy.

- Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất tinh thần và tổ chức xã hội của người nguyên thủy.

- Nhận biết được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy cũng như con người và xã hội loài người.

- Nêu được một số nét về đời sống con người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.

Mở đầu

Năm 1879, cô bé Ma-ri-a theo bố của mình đi thu thập những hóa thạch ở hang An-ta-mi-ra (Tây Ban Nha). Trong lúc vui chơi, cô bé đã phát hiện một bích họa rất lớn vẽ những động vật hoang dã, tự như đang phi nhanh về phía mình. Về sau, các nhà khảo cổ học đã chứng minh những bích họa này có niên đại từ khoảng 17 000 đến 12 000 năm trước.

Bích họa là một trong những minh chứng sinh động trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy. Vậy đời sống của người nguyên thủy được thể hiện như thế nào?

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-0

Hình 4.1. Bích họa động vật trong hang An-ta-mi-ra

Kiến thức mới

1. Tổ chức xã hội nguyên thủy

Trong hàng triệu năm tồn tại và phát triển, người nguyên thủy đã tổ chức xã hội của mình từ giai đoạn bầy người nguyên thủy chuyển lên giai đoạn thị tộc bộ lạc.

Người tối cổ

Bầy người nguyên thủy

    - 5 – 7 gia đình lớn

    - Có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

Người tinh khôn

• Thị tộc

    - Vài chục gia đình có quan hệ huyết thống

    - Đứng đầu là Tộc trưởng.

• Bộ lạc

    - Nhiều thị tộc cư trú trên cùng địa bàn.

    - Đứng đầu là Tù trưởng.

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-1

Hình 4.2. Sơ đồ mô phỏng tổ chức xã hội của người nguyên thủy

Câu hỏi

Dựa vào sơ đồ hình 4.2, hãy mô tả sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy.

2. Đời sống vật chất của người nguyên thủy

Thông qua lao động người nguyên thủy đã từng bước chinh phục tự nhiên để sinh tồn và phát triển quá trình đó đã tạo nên những dấu ấn đầu tiên trong đời sống vật chất của con người ban đầu người nguyên thủy đã biết dùng lửa và tạo ra lửa biết chế tác và cải tiến công cụ lao động về sao đời sống của người nguyên thủy có những chuyển biến lớn trong cách thức lao động địa bàn cư trú và trang phục,...

Đời sống vật chất của Người tối cổ

 

Đời sống vật chất của Người tinh khôn

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-2

Hình 4.3. Rìu đá

CÔNG

CỤ

LAO

ĐỘNG

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-3

Hình 4.4. Lưỡi cuốc đá và đồ đựng bằng gốm

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-4

Hình 4.5. Cảnh săn bắt (tranh vẽ)

CÁCH

THỨC

LAO

ĐỘNG

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-5

Hình 4.6. Cảnh trồng trọt, chăn nuôi (tranh vẽ)

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-6

Hình 4.7. Cảnh sinh hoạt trong hang động (tranh vẽ)

ĐỊA

BÀN

TRÚ

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-7

Hình 4.8. Cảnh sinh hoạt ven sông suối (tranh vẽ)

Câu hỏi

Quan sát hình 4.3 đến 4.8 và cho biết:

- Đời sống vật chất của người nguyên thủy thể hiện trên những phương diện nào?

- Công cụ lao động, cách thức lao động, địa bàn cư trú của Người tinh khôn có gì khác so với Người tối cổ?

3. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy

Người nguyên thuỷ đã có đời sống tinh thần phong phú, trong đó nổi bật là đời sống tâm linh và nghệ thuật.

Quan niệm mọi vật đều có linh hồn và sùng bái “vật tổ” là nét đặc trưng trong đời sống tâm linh của người nguyên thuỷ.

Cuối thời nguyên thủy, hiện tượng chôn cất người chết mang ý niệm về việc “kết nối với thế giới bên kia” trở nên phổ biến ở nhiều nơi.

Em có biết?

Mỗi thị tộc thường tôn sùng một lời động vật, thực vật hoặc các hiện tượng tự nhiên (mây, mưa, sấm, chớp,...).

Chúng trở thành "vật tổ" (hay còn gọi là tô-tem"), được các thành viên trong thị tộc sùng bái. Đa số các "vật tổ" là động vật và được dùng để gọi tên thị tộc, như thị tộc Gấu, thị tộc Hải Cẩu, thị tộc Sói, thị tộc Chim,...

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-8

Hình 4.9. Xương hóa thạch trong mộ cổ ở I-xra-en

Người nguyên thủy còn để lại những dấu vết phong phú và đặc sắc trong đời sống nghệ thuật

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-9

Hình 4.10. Đồ trang sức bằng vỏ trứng đà điểu (Nga, khoảng 50 000 năm trước)

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-10

Hình 4.11. Sáo bằng xương chim (Đức, khoảng 40 000 năm trước)

Câu hỏi

- Nêu đời sống tinh thần của người nguyên thủy?

- Quan sát các hình 4.1, 4,10 và 4.11, hãy kể tên một số loại hình nghệ thuật thời nguyên thủy. Em ấn tượng với loại hình nghệ thuật nào nhất? Vì sao?

4. Đời sống người nguyên thủy ở Việt Nam

Trong quá trình tồn tại và phát triển, nguồn nguyên thủy đã có những bước tiến trong chế tác công cụ đá và sáng tạo thêm nhiều công cụ, vật dụng mới. Đặc biệt, từ Văn hóa Hòa Bình, dấu tích nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện. Người tinh khôn đã biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc, quần tụ thành các thị tộc, bộ lạc với địa bàn cư trú ổn định, mở rộng hơn.

Cùng với đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam cũng khá phong phú và độc đáo.

Văn hóa Hòa Bình

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-11

Hình 4.12. Rìu ngắn

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-12

Hình 4.13. Hình khắc trên vách hang Đồng Nội

Văn hóa Bắc Sơn (Lạng Sơn)

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-13

Hình 4.14. Công cụ mài

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-14

Hình 4.15. Chày và bàn nghiền thức ăn

Văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ An)

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-15

Hình 4.16. Dấu tích vỏ sò, vỏ điệp

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-16

Hình 4.17. Gốm đáy nhọn

hinh-anh-bai-4-xa-hoi-nguyen-thuy-10292-17

Câu hỏi

Dựa vào các hình từ 4.12 đến 4.17 và đọc thông tin, hãy nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân thuộc các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn.

Góc mở rộng

Bảo tàng Quai Bờ-ran-li ở Pa-ri (Pháp) là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của nhiều khu vực trên thế giới. Trong đó, có hàng trăm nghìn hiện vật liên quan đến đời sống của con người thời nguyên thủy.

Các em có thể tìm hiểu bảo tàng qua website: quaibranly.fr

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

1. Vẽ sơ đồ tư duy về đời sống người nguyên thủy?

2. Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam.

Vận dụng

3. Qua các hình từ 4.3 đến 4.6, hãy nêu vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy. Từ đó, phát biểu cảm nhận của em về vai trò của lao động đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày nay.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 4. Xã hội nguyên thủy | Lịch Sử Và Địa Lý 6 | Phần Lịch Sử_Chương 2. Thời Nguyên Thủy - Lớp 6 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.