Bài 13. Nhà nước Âu Lạc | Lịch Sử Và Địa Lý 6 | Phần Lịch Sử_Chương 5. Nước Văn Lang, Âu Lạc - Lớp 6 - Cánh Diều

Nhà nước Âu Lạc


Học xong bài học này, em sẽ:

- Nêu được khoảng thời gian thành lập và xác định được phạm vi lãnh thổ của nước Âu Lạc.

- Trình bày được tổ chức nhà nước Âu Lạc.

- Mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc.

Mở đầu

"An Dương Vương thế Hùng Vương

Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân"

(Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh)

hinh-anh-bai-13-nha-nuoc-au-lac-10446-0

Hình 13.1. Cổng đền thờ An Dương Vương trong Khu di tích Thành Cổ Loa

Nhà nước Âu Lạc ra đời và có bước phát triển như thế nào so với Nhà nước Văn Lang?

Kiến thức mới

1. Sự ra đời tổ chức Nhà nước Âu Lạc

Vào khoảng cuối thế kỉ III TCN, quân Tần tiến đánh Văn Lang, Thục Phán là thủ lĩnh của người Âu Việt có sức mạnh và mưu lược đã lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu giành thắng lợi.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến, vào năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương. Hai vùng đất cũ của người Âu Việt và Lạc Việt hợp lại thành một nước, lấy tên là Âu Lạc. Kinh đô được dời xuống Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). Đây là vùng đất đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, thuận lợi cho việc đi lại.

Sau khi định đô ở Phong Khê, An Dương Vương đã xây thành Cổ Loa và nơi đây trở thành trung tâm của nước Âu Lạc.

hinh-anh-bai-13-nha-nuoc-au-lac-10446-1

Hình 13.2. Sơ đồ Khu di tích thành Cổ Loa

Tổ chức nhà nước Âu Lạc không có nhiều thay đổi so với tổ chức nhà nước Văn Lang đứng đầu nhà nước là An Dương Vương nắm giữ mộ quyền hành và có quyền thế cao hơn trong việc trị nước lãnh thổ mở rộng hơn và chia thành nhiều bộ dưới bộ là các chiềng, chạ lực lượng quân đội khá đông và vũ khí đã có nhiều cải tiến.

Góc khám phá

Nỏ Liên Châu là vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc. Tương truyền, nỏ Liên Châu do Cao Lỗ (vị tướng của An Dương Vương) chế tạo, có thể bắn một lần được nhiều phát, các mũi tên đều được bịch đồng sắt nhọn (có 3 cạnh). Theo sách Lĩnh Nam chích quái: "Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần".

hinh-anh-bai-13-nha-nuoc-au-lac-10446-2

Hình 13.3. Nỏ Liên Châu

(Mô hình do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

và Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á phục dựng năm 2010)

Câu hỏi

- Hãy cho biết thời gian ra đời và lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của nước Việt Nam hiện nay.

- Hãy vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Âu Lạc.

- Dựa vào sơ đồ hình 13.2, hình 13.3 và đọc thông tin, hãy cho biết An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích gì?

2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc

Nông nghiệp, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành tựu đã đạt được từ thời Văn Lang. Cư dân Âu Lạc gieo trồng được lúa nước và các loại rau, củ, quả. Nghề gốm và xây dựng ngày càng tiến bộ. Cư dân Âu Lạc rất giỏi nghề luyện kim, đúc đồng.

hinh-anh-bai-13-nha-nuoc-au-lac-10446-3

Hình 13.4. Lưỡi cày đồng Cổ Loa

hinh-anh-bai-13-nha-nuoc-au-lac-10446-4

Hình 13.5. Trống đồng Cổ Loa

hinh-anh-bai-13-nha-nuoc-au-lac-10446-5

Hình 13.6. Mũi tên đồng Cổ Loa

Nhờ sản xuất phát triển, đời sống vật chất của cư dân Âu Lạc được nâng cao. Ngoài đồ ăn quen thuộc (cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá,...), cư dân còn ăn nhiều loại quả như chuối, cam,... Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
Do nghề dệt phát triển, cư dân Âu Lạc đã mặc nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm,...

Các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như: bình, vò, thạp, mâm, chậu, bát làm bằng gốm, đồng hoặc tre, nứa, mây, vỏ bầu đã phong phú hơn.

Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.

Nhiều lễ hội như: hội ngày mùa, hội đấu vật, đua thuyền,... được tổ chức hằng năm.

Câu hỏi

- Quan sát các hình từ 13.4 đến 13.6 và đọc thông tin, hãy cho biết những nghề sản xuất chính của cư dân Âu Lạc.

- Hãy mô tả đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc.

Góc mở rộng

Vào ngày 6 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm, lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại Khu di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao của An Dương Vương và thể hiện đạo lí "Uống nước nhớ nguồn", đồng thời duy trì, bảo tồn và phát huy hoạt động văn hóa truyền thống, giá trị di sản vật thể và phi vật thể của khu di tích thành Cổ Loa.

Để hiểu thêm về đời sống của cư dân Văn Lang, Âu Lạc các em hãy truy cập đường link: https://vtv.vn/video/hao-khi-ngan-nam-doi-song-cua-cu-dan-van-lang-au-lac-97859.htm

hinh-anh-bai-13-nha-nuoc-au-lac-10446-6

Hình 13.7. Lễ hội Cổ Loa

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

1. Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về nước Văn Lang và Âu Lạc

Nội dung

Nước Văn Lang

Nước Âu Lạc

Thời gian ra đời

?

?

Kinh đô

?

?

Tổ chức nhà nước

?

?

2. Sự tiến bộ về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc được biểu hiện như thế nào?

Vận dụng

3. Dựa vào hình 13.8, hình 13.9 và các thông tin em tìm hiểu được, hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về khu di tích Đền Hùng và Khu di tích thành Cổ Loa?

hinh-anh-bai-13-nha-nuoc-au-lac-10446-7

Hình 13.8. Cổng lên Khu di tích Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ)

hinh-anh-bai-13-nha-nuoc-au-lac-10446-8

Hình 13.9. Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 13. Nhà nước Âu Lạc | Lịch Sử Và Địa Lý 6 | Phần Lịch Sử_Chương 5. Nước Văn Lang, Âu Lạc - Lớp 6 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lý 6

  1. Phần Lịch Sử_Chương 1. Vì Sao Cần Học Lịch Sử?
  2. Phần Lịch Sử_Chương 2. Thời Nguyên Thủy
  3. Phần Lịch Sử_Chương 3. Xã Hội Cổ Đại
  4. Phần Lịch Sử_Chương 4. Đông Nam Á (Từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X)
  5. Phần Lịch Sử_Chương 5. Nước Văn Lang, Âu Lạc
  6. Phần Lịch Sử_Chương 6. Thời Bắc Thuộc Và Chống Bắc Thuộc (Từ thế kỉ II trước công nguyên đến năm 938)
  7. Phần Lịch Sử_Chương 7. Vương Quốc Chăm-Pa Và Vương Quốc Phù Nam
  8. Phần Địa Lí_Bài Mở Đầu
  9. Phần Địa Lí_Chương 1: Bản Đồ - Phương Tiện Thể Hiện Bề Mặt Trái Đất
  10. Phần Địa Lí_Chương 2. Trái Đất - Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời
  11. Phần Địa Lí_Chương 3. Cấu Tạo Của Trái Đất. Vỏ Trái Đất
  12. Phần Địa Lí_Chương 4. Khí Hậu Và Biến Đổi Khí Hậu
  13. Phần Địa Lí_Chương 5. Nước Trên Trái Đất
  14. Phần Địa Lí_Chương 6. Đất Và Sinh Vật Trên Trái Đất
  15. Phần Địa Lí_Chương 7. Con Người Và Thiên Nhiên

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.