Bài 8. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Lịch Sử Và Địa Lý 6 | Phần Lịch Sử_Chương 3. Xã Hội Cổ Đại - Lớp 6 - Cánh Diều

Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII


Học xong bài này, em sẽ:

- Giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại.

- Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng,

- Xây dựng được đường thời gian từ nhà Hán, Nam – Bắc triều đến nhà Tùy.

- Nêu được những thành tựu cơ bản của nền văn minh Trung Quốc.

Mở đầu

Trung Quốc là một trong những trung tâm văn minh lớn của thế giới thời cổ đại. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, những nhà nước đầu tiên đã ra đời dọc theo lưu vực các dòng sông lớn. Trung Quốc có nhiều nhà tư tưởng lớn với những học thuyết có ảnh hưởng rộng rãi và còn giá trị cho đến hiện nay.

Điều kiện tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành nên văn minh Trung Quốc? Quá trình thống nhất vả xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc đã dẫn ra như thế nào? Những thánh tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc là gì?

Kiến thức mới

1. Điều kiện tự nhiên

Vào thời cổ đại, lãnh thổ Trung Quốc nhỏ hơn ngày nay, cư dân tập trung chủ yếu ở lưu vực hai con sông lớn là Hoàng Hà và Trường Giang (còn gọi là Dương Tử).

hinh-anh-bai-8-trung-quoc-tu-thoi-co-dai-den-the-ki-vii-10296-0

Hình 8.1. Lược đồ Trung Quốc cổ đại

Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có đất phù sa màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ rất sớm, những nhà nước cổ đại đầu tiên đã ra đời ở hạ lưu Hoàng Hà, tiếp đó là ở hạ lưu Trường Giang.

hinh-anh-bai-8-trung-quoc-tu-thoi-co-dai-den-the-ki-vii-10296-1

Hình 8.2. Một đoạn Hoàng Hà

Câu hỏi

Quan sát lược đồ hình 8.1 và hình 8.2, đọc thông tin, hãy nêu những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại.

2. Quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy ...

Từ khoảng thiên niên kỉ III đến cuối thiên niên kỉ II TCN, nhà Hạ, nhà Thương Chu lần lượt thay nhau cầm quyền ở Trung Quốc. Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau trong suốt 5 thế kỉ tiếp theo, sử sách gọi là thời Xuân Thu - Chiến Quốc.

hinh-anh-bai-8-trung-quoc-tu-thoi-co-dai-den-the-ki-vii-10296-2

Hình 8.3. Lược đồ quá trình thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng (thế kỉ III TCN)

Nửa sau thế kỉ III TCN, nước toàn mạnh lên lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.

hinh-anh-bai-8-trung-quoc-tu-thoi-co-dai-den-the-ki-vii-10296-3

Hình 8.4. Tần Thủy Hoàng (tranh vẽ)

"...Vua nước Tần lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng Đế, mệnh ban ra gọi là chế, lệnh ban ra gọi là chiếu, Thiên tử tự xưng là trẫm".

(Sử kí, Tư Mã Thiên)

Để củng cố sự thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng đã áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trong cả nước.

Dưới thời nhà Tần, xã hội Trung Quốc có rất nhiều thay đổi.

hinh-anh-bai-8-trung-quoc-tu-thoi-co-dai-den-the-ki-vii-10296-4

Hình 8.5. Sơ đồ quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng

Xã hội phong kiến Trung Quốc bước đầu hình thành dưới thời Tần Thủy Hoàng.

Tuy nhiên, nhà Tần chỉ tồn tại trong khoảng 15 năm. Năm 206 TCN, Lưu Bang lật đổ nhà Tần, mở đầu triều đại nhà Hán.

Câu hỏi

- Quan sát được đồ hình 8.3, hãy vẽ sơ đồ các mốc thời gian chủ yếu trong tiến trình Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc.

- Quan sát sô đồ hình 8.5 và cho biết xã hội phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng gồm những giai cấp chính nào.

3. Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy

Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc trải qua các thời kỉ và các triều đại phong kiến nối tiếp nhau.

hinh-anh-bai-8-trung-quoc-tu-thoi-co-dai-den-the-ki-vii-10296-5

Hình 8.6. Sơ đồ đường thời gian từ nhà Hán đến nhà Tùy

Câu hỏi

Dựa vào sơ đồ hình 8.6, hãy kể tên các thời kì và các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy.

4. Một số thành tựu của văn minh Trung Quốc

Tư tưởng

Thời Xuân Thu - Chiến Quốc có nhiều học thuyết, tư tưởng chính trị và triết học, nổi bật nhất là bốn phái: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.

Em có biết?

Nho gia: đại diện là Khổng Tử, chủ trương duy trì trật tự xã hội bằng đạo đức, lễ nghĩa.

Pháp gia: đại diện là Hàn Phi Tử chủ trương tăng cường quyền lực của nhà vua và dùng luật pháp để cai trị.

Mặc gia: đại diện cho Mặc Tử, chủ trương dùng tình yêu thương rộng khắp, không phân biệt thứ bậc.

Đạo gia: đại diện là Lão Tử mong muốn không tranh giành của cải hay quyền lực.

hinh-anh-bai-8-trung-quoc-tu-thoi-co-dai-den-the-ki-vii-10296-6

Hình 8.7. Khổng Tử và các học trò (tranh minh họa)

Khổng Tử là một người có học vấn uyên bác, trong quá trình dạy học ông luôn đặt đạo đức lên hàng đầu: “Các trò vào phải hiếu với cha mẹ, ra phải kính mến nhường nhịn các anh, nói năng phải thận trọng và thành thực, yêu thương mọi người…”.

(Lịch sử thế giới cổ đại, Lương Ninh)

Chữ viết

hinh-anh-bai-8-trung-quoc-tu-thoi-co-dai-den-the-ki-vii-10296-7

Hình 8.8. Chữ giáp cốt (khắc trên mai rùa)

hinh-anh-bai-8-trung-quoc-tu-thoi-co-dai-den-the-ki-vii-10296-8

Hình 8.9. Chữ viết trên các thẻ tre, gỗ

Văn học

Kinh Thi là tác phẩm văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Xuân Thu. Thời Chiến Quốc, thành tựu văn học nổi bật là Sở từ, trong đó, tiêu biểu nhất là các sáng tác của Khuất Nguyên như: Li tao, Cửu ca, Thiên vấn,...

Sử học

Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học tiêu biểu nhất, ngoài ra còn có tác phẩm Tam quốc chí của Trần Thọ.

Y học

Người Trung Quốc xưa đã biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh. Một số danh y nổi tiếng như Biển Thước và Hoa Đà,…

Kĩ thuật

Người Trung Quốc đã đặt nền tảng cho phát minh quan trọng về kĩ thuật, như làm giấy, la bàn, kĩ thuật in,… trong đó có những phát minh còn được sử dụng đến ngày nay.

hinh-anh-bai-8-trung-quoc-tu-thoi-co-dai-den-the-ki-vii-10296-9

Hình 8.10. Xe chỉ nam

Người Trung Quốc phát minh ra xe chỉ nam từ rất sớm, sử dụng cơ chế truyền động bánh răng để xác định phương hướng.

Kiến trúc

Vạn lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài. Đây được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc.

hinh-anh-bai-8-trung-quoc-tu-thoi-co-dai-den-the-ki-vii-10296-10

Hình 8.11. Vạn lí Trường Thành

Góc mở rộng

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây từ năm 246 đến năm 208 TCN. Theo Sử kí của Tư Mã Thiên, khoảng 700 000 người đã được huy động để xây dựng lăng mộ.

Tại đây, các nhà khoa học đã tìm thấy hàng nghìn tượng chiến binh và tượng con vật bằng đất nung thuộc các loài khác nhau.

hinh-anh-bai-8-trung-quoc-tu-thoi-co-dai-den-the-ki-vii-10296-11

Hình 8.12. Đội quân bằng đất nung được tìm thấy tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Câu hỏi

Dựa vào các hình từ 8.7 đến 8.12 và đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 39, 40, 41, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc.

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

1. Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi gì cho sự hình thành nền văn minh Trung Quốc?

2. Tần Thủy Hoàng đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc như thế nào?

Vận dụng

3. Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 8. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII | Lịch Sử Và Địa Lý 6 | Phần Lịch Sử_Chương 3. Xã Hội Cổ Đại - Lớp 6 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.