Bảng Giải Thích Thuật Ngữ (phần Lịch sử) | Lịch Sử Và Địa Lý 6 | Phần Lịch Sử_Chương 7. Vương Quốc Chăm-Pa Và Vương Quốc Phù Nam - Lớp 6 - Cánh Diều

Bảng Giải Thích Thuật Ngữ (phần Lịch sử)

Nội Dung Chính

  1. A
  2. B
  3. C
  4. D
  5. Đ
  6. H
  7. K
  8. L
  9. N
  10. P
  11. T
  12. V

BẢNG GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Phần Lịch sử

 

Thuật ngữ

A

An Nam đô hộ phủ: tên đơn vị hành chính do nhà Đường đặt ra để chỉ nước ta.

B

Bắc thuộc: thời kì nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ kéo dài hơn một nghìn năm (từ năm 179 TCN đến năm 938).

Bồ chính (hay Già làng): người có uy tín, đứng đầu các chiềng, chạ thời Văn Lang, Âu Lạc.

Bộ: đơn vị hành chính nước ta thời Văn Lang, Âu Lạc.

Bộ lạc: tổ chức xã hội trong thời kì công xã nguyên thủy, gồm những thành viên cùng dòng máu, sống trên một vùng đất, có ngôn ngữ chung, có một số tài sản chung, có tên gọi riêng. Đứng đầu bộ lạc là một Tù Trưởng.

C

Chiềng, chạ: tên gọi của các làng xã thời Văn Lang, Âu Lạc.

Chủ nô: giai cấp thống trị trong xã hội chiếm hữu nô lệ, chiếm phần lớn tư liệu sản xuất và bóc lột nô lệ thậm tệ, biến nô lệ thành của riêng, thành "công cụ biết nói". Chủ nô có thế lực về kinh tế và điều hành xã hội chiếm hữu nô lệ.

Cổ đại: thời đại của các quốc gia đầu tiên (theo chế độ chuyên chế cổ đại hay chiếm hữu nô lệ) ở các khu vực trên thế giới hoặc thời đại của những nền văn minh đầu tiên của nhân loại.

Công nguyên: mốc thời gian theo quy ước (lấy năm chúa Giê-su ra đời theo truyền thuyết làm năm bắt đầu).

D

Di chỉ: nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa.

Di tích: dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất, trên mặt đất hoặc trên, dưới mặt nước có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử.

Đ

Đế chế: nước lớn mà người đứng đầu là vua hoặc hoàng đế, đã bành trướng xâm lược một số nước khác.

Địa chủ: người chiếm hữu ruộng đất lớn, sống bằng phát canh thu tô, bóc lột nông dân dưới chế độ phong kiến, thực dân.

Đồng hóa: chính sách của lực lượng thống trị nước ngoài nhằm làm mất các đặc điểm truyền thống của một dân tộc, bắt phải sinh hoạt theo kiểu của thế lực thống trị.

H

Hào trưởng: người có quyền lực lớn nhất trong một địa phương ở nông thôn thời phong kiến.

Hùng Vương: cách gọi tên các vị vua nước Văn Lang.

K

Kháng chiến: chiến đấu chống quân xâm lược.

Kim tự tháp: những lăng mộ của các Pha-ra-ông ở Ai Cập cổ đại, gồm những khối đá lớn được xếp chồng lên nhau theo hình tháp nhọn.

Khởi nghĩa: hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp hay dân tộc bị áp bức đứng lên cầm vũ khí nhằm đánh đổ kẻ thù của mình để thiết lập một chế độ tốt đẹp hơn.

L

Lạc dân: tên gọi trong sử cũ của nhà Hán chỉ những người Việt cổ trong các công xã thời Văn Lang, Âu Lạc. Lạc hầu: chức quan thời Văn Lang, Âu Lạc.

Lạc tướng: những quý tộc người việc ở các địa phương đứng đầu một bộ thời Văn Lang, Âu Lạc.

N

Nguyên thủy (thời đại): thuộc về giai đoạn hình thành và phát triển đầu tiên của loài người, cho đến trước khi bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước.

Nô lệ: những người thuộc giai cấp bị trị dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, vật sở hữu của chủ nô.

Nô tì: người không có thân phận tự do, làm nông nghiệp hay công việc trong nhà cho chủ.

Nông dân: thuật ngữ chỉ người lao động sản xuất nông nghiệp.

P

Phong kiến: chế độ xã hội xây dựng trên cơ sở quan hệ bóc lột của quý tộc, địa chủ chiếm nhiều ruộng đất đối với nông dân (hay nông nô) bằng hình thức tô, thuế.

T

Thành bang: một hệ thống chính trị bao gồm một thành phố độc lập, có chủ quyền đối với lãnh thổ tiếp giáp, đóng vai trò là trung tâm đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa.

V

Viện Nguyên lão: một tổ chức chính trị lâu đời ở La Mã cổ đại, gồm những quý tộc cao tuổi, uyên bác trong xã hội.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bảng Giải Thích Thuật Ngữ (phần Lịch sử) | Lịch Sử Và Địa Lý 6 | Phần Lịch Sử_Chương 7. Vương Quốc Chăm-Pa Và Vương Quốc Phù Nam - Lớp 6 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lý 6

  1. Phần Lịch Sử_Chương 1. Vì Sao Cần Học Lịch Sử?
  2. Phần Lịch Sử_Chương 2. Thời Nguyên Thủy
  3. Phần Lịch Sử_Chương 3. Xã Hội Cổ Đại
  4. Phần Lịch Sử_Chương 4. Đông Nam Á (Từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X)
  5. Phần Lịch Sử_Chương 5. Nước Văn Lang, Âu Lạc
  6. Phần Lịch Sử_Chương 6. Thời Bắc Thuộc Và Chống Bắc Thuộc (Từ thế kỉ II trước công nguyên đến năm 938)
  7. Phần Lịch Sử_Chương 7. Vương Quốc Chăm-Pa Và Vương Quốc Phù Nam
  8. Phần Địa Lí_Bài Mở Đầu
  9. Phần Địa Lí_Chương 1: Bản Đồ - Phương Tiện Thể Hiện Bề Mặt Trái Đất
  10. Phần Địa Lí_Chương 2. Trái Đất - Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời
  11. Phần Địa Lí_Chương 3. Cấu Tạo Của Trái Đất. Vỏ Trái Đất
  12. Phần Địa Lí_Chương 4. Khí Hậu Và Biến Đổi Khí Hậu
  13. Phần Địa Lí_Chương 5. Nước Trên Trái Đất
  14. Phần Địa Lí_Chương 6. Đất Và Sinh Vật Trên Trái Đất
  15. Phần Địa Lí_Chương 7. Con Người Và Thiên Nhiên

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.