Nội Dung Chính
Học xong bài học này, em sẽ:
Giới thiệu được những nét chính của cuộc đấu tranh về văn hóa và bảo vệ bản sắc văn hóa của nhân dân Việt Nam trong thời Bắc thuộc.
Mở đầu
"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc"
(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)
Hình 16.1. Tục ăn trầu của người Việt
Trước âm mưu đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời Bắc thuộc, người Việt đã đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc như thế nào?
Kiến thức mới
1. Giữ gìn văn hóa dân tộc
Từ khi nhà Hán đặt ách cai trị, bên cạnh chính sách đô hộ về chính trị và bóc lột về kinh tế, chính sách đồng hóa về văn hóa luôn được các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc vốn có từ thời dựng nước tiếp tục được giữ gìn trong các làng xã của người Việt.
Hình 16.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được giữ gìn đến ngày nay
Hình 16.3. Hội làng (tranh dân gian)
Câu hỏi
Qua các hình 16.2 và 16.3, hãy nêu tên một số nét văn hóa của người Việt Vẫn được giữ gìn và phát triển trong thời kì Bắc thuộc.
2. Phát triển văn hóa dân tộc
Trong thời Bắc thuộc, người Việt đã tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài nhằm phát triển và văn hóa truyền thống thêm đặc sắc và đa dạng. Trong đó, giao thoa văn hóa và sự xuất hiện của những yếu tố văn hóa mới là những xu hướng nổi bật điều này trước hết được thể hiện rõ qua các sản phẩm thủ công đương thời.
Hình 16.4. Ấm gốm men có vòi hình đầu gà (Tam Thọ, Thanh Hóa, thế kỉ VII - VIII)
Ấm được làm từ kĩ thuật gốm men của người Hán, nhưng vòi ấm trang trí hình đầu gà, con vật gần gũi của người Việt.
Hình 16.5. Khay gốm Lạch Trường (Thanh Hóa, thế kỉ II - III)
Ở giữa khay gốm có hình ba con cá chụm đầu vào nhau, thể hiện ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, nhưng viền ngoài của khay lại được trang trí hoa văn kiểu Văn hóa Đông Sơn.
Hình16.6. Trống đồng Tân Long (Hòa Bình, thế kỉ II - III)
Hình 16.7. Mặt ngoài của chậu đồng Lạch Trường (Thanh Hóa, thế kỉ II - III)
Về ngôn ngữ, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm nhiều lớp từ Hán và chữ Hán.
Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được truyền bá ngày càng sâu rộng trong xã hội Việt Nam. Trong đó, Phật giáo, Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên, phổ biến, sâu sắc hơn.
Hình 16.8. Bia Xá lợi tháp minh (Bắc Ninh, đầu thế kỉ VII)
Trên bia có nội dung: "Tất cả các bậc từ hoàng đế (...) đến thứ dân (...) đều thuận theo lời giải của đức Phật, mãi thoát khỏi khổ ải trầm luân cùng hưởng quả phúc".
Hình 16.9. Chuông đồng Thanh Mai (Hà Nội, năm 798)
Thân chuông khắc 1 530 chữ Hán, không chỉ ca ngợi Phật giáo mà còn nhắc đến nhiều địa danh và nhiều chức quan ở Việt Nam đương thời.
Câu hỏi
Quan sát các hình từ 16.4 đến 16.9 và đọc thông tin, hãy cho biết việc tiếp thu các yếu tố bên ngoài đến phát triển văn hóa dân tộc như thế nào.
Luyện tập và vận dụng
Luyện tập1. Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của người Việt thời Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào? Vận dụng2. Những phong tục nào của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn