Luyện Tập Về Cách Sửa Chữa Văn Bản | Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai | Tuần 22 - Ngữ văn Nâng cao - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Ngữ văn 12 Nâng cao - Tuần 22

Nội Dung Chính

  1. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

• Nhận thức được rằng viết là một việc rất nghiêm túc ; để có một văn bản tốt, phải sửa chữa rất công phu.

• Biết vận dụng nhận thức đó vào việc tạo lập văn bản.

1. Trong phần đầu bản thảo Di chúc viết năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đầu viết như sau :

Cuộc chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn.

Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam – Bắc, để thăm hỏi đồng bào, cán bộ và chiến sĩ, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.

Sau đó Người chữa lại :

Cuộc chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn.

Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam – Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12,
NXB Chính trị Quốc gia, 1996)

a) Xác định những chỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa chữa.

b) Phân tích tác dụng của việc sửa chữa ấy.

2. Trong bài Đây mùa thu tới, Xuân Diệu viết :

Hơn một loài hoa đã rụng cành.

Nhưng khi đăng trên báo Ngày nay, một nhà thơ đã chữa lại như sau :

Đã mấy loài hoa rung dưới cành.

Sau này, khi in lại, Xuân Diệu khôi phục như cũ.

Hãy tìm sự khác biệt về giá trị nghệ thuật giữa câu thơ ban đầu và câu thơ bị sửa. Theo anh (chị), tại sao Xuân Diệu vẫn giữ nguyên câu thơ ban đầu ?

3. Anh (chị) hãy sắp xếp các đoạn trong phần trích sau đây(1) theo trật tự hợp lí nhất.

(1) Một bữa ngồi viết ba cái lăng nhăng, thòng chân xuống định đứng lên vặn vẹo người cho đỡ mỏi thì chủm, chân dầm trong nước. Sông đã lặng lẽ dời bờ vô hơn nửa... nhà. Mắc cười, tôi nhắn tin cho người bạn ở xa, "nước sông dâng tới chỗ tôi ngồi viết". Không hiểu sao tôi nghĩ tin nhắn của mình sẽ làm anh bạn chạy tới tủ sách lôi những cuốn của nhà văn Đoàn Giỏi, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng,... ra đọc lại, cho đỡ thèm, đỡ nhớ phương Nam.

(2) Sự trở lại lẫm liệt và rực rỡ tới mức người ta phải kêu lên, trời đất ơi, nước rong. Nước tràn trên những con đường trong thành phố. Tôi lâu không ngước nhìn trăng bỗng gặp trăng sóng sánh dưới chân mình. Chị tôi kê tủ giày, thùng gạo, mấy vật dụng bằng sắt lên cao, sóng đánh với theo. Hết rằm, con nước tự bò ra

(1) Đây là phần trích từ bài tuỳ bút Của nước và gió của Nguyễn Ngọc Tư (Nhân Dân, số báo Xuân Mậu Tí, 2008). Người biên soạn đảo trật tự các đoạn.

khỏi nhà, nhưng vẫn đầy lấp ló. Tôi quét nhà, trong mấy hốc kẹt còn sót lại nhiều rác rưởi, cùng những trái mắm, trái được lên mầm. Tôi thả chúng vào sông, hơi lo, với mớ rễ đã khô se, chúng có đủ sức sống để mọc lên ở một bãi bùn xa xôi nào. Và trên những con sông gần biển, lũ cá dứa chắc không còn nhiều nữa, nên những trái mắm mới trôi dạt đến nơi này.

(3) Tôi không nhớ trong những cuốn sách đó có bao nhiêu trang, bao nhiêu câu chuyện liên quan đến con nước rong. Dường như là không có câu văn nào về dòng sông sau nhà tôi. Chảy qua thành phố với cái tên xa lạ, dòng sông nhỏ bị che khuất bởi những dãy nhà ken dày hai bên bờ, và cứ vậy, nó chảy thầm suốt một mùa mưa. Người ta sống trên nó, rửa chân và vứt rác lên nó nhưng quên lãng nó. Và một buổi sáng mở cửa sau, sông bỗng tràn đầy trong mắt.

(4) Hơn hai phần ba các con sông của Cà Mau không có lục bình. Chúng chỉ mang những trái mắm, hay đước, vẹt, bẹ dừa nước, lưỡi mèo phèn,... trong lòng nước ngầu đục phù sa của mình. Những lúc thôi nhìn chữ nghĩa, ra ngó sông, thấy trái dừa chuột khoét lừng lững trôi ngang qua, tôi vui như gặp bạn cũ. Nước càng đầy thì cuộc trôi dạt càng đông đúc, là những trái mắm như trái tim sắp vỡ ra từng lớp, là cái bắp chuối đỏ, là những bông tra vàng, trái quan cong,... Cái đầu mơ mộng của tôi nghĩ tụi nó đang nói với nhau, nước rong tính ra chợ sống, nhưng kiếm không ra cục sình cắm rễ, thôi về. Chúng không dừng lại. Cuộc diễu hành của sự sống đồng bãi như vô tận, như không bao giờ chấm dứt.

(5) Nhưng vào cái mùa sông đẹp nhất, tôi chuyển nhà đi. Giờ thì mở cửa sau không còn mênh mông nước, nhớ sông vì tối ra đường vẫn xẻ trăng dưới bánh xe lăn. Tôi nhìn gió. Gió trong suốt vô hình. Nhưng có thể nhìn thấy chúng trên bãi lau sậy bát ngát sau nhà. Sậy đang mùa bạc đầu, tôi vẫn thường cầm trái ổi ngồi nhai chèm chẹp trong khi bông sậy già bị gió thổi bay lả tả xung quanh. Bông sậy li ti, phải nhìn qua tia nắng xiên mới thấy chúng bồng bềnh, nhẹ nhõm, chênh chao giữa không trung. Ngồi nhìn cái chậu rửa chén váng bông sậy trên mặt, thấy bình an đến nỗi không dám nhúng tay vào.

(6) Và không có gì ngăn chặn được những cuộc trôi đi khi mà gió chướng càng thổi sâu vào mùa, nước càng đầy. Sông vào những ngôi nhà ven sông đòi lại đôi bờ đã bị con người xâm chiếm. Rác của con người vứt xuống, sông thản nhiên trả lại cho người. Nhưng trong sông vẫn còn sự tử tế, thay vì dâng lên nhà người cái dòng chảy ô nhiễm đen ngòm, sông liếm láp đôi chân tôi bằng thứ nước lợn cợn phù sa.

4. Hãy sửa lại Bài viết số 3 của anh (chị). Đối với từng trường hợp, cho biết tại sao cần sửa như vậy.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Luyện Tập Về Cách Sửa Chữa Văn Bản | Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai | Tuần 22 - Ngữ văn Nâng cao - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

  1. Tuần 19 - Ngữ văn Nâng cao
  2. Tuần 20 - Ngữ văn Nâng cao
  3. Tuần 21 - Ngữ văn Nâng cao
  4. Tuần 22 - Ngữ văn Nâng cao
  5. Tuần 23 - Ngữ văn Nâng cao
  6. Tuần 24 - Ngữ văn Nâng cao
  7. Tuần 25 - Ngữ văn Nâng cao
  8. Tuần 26 - Ngữ văn Nâng cao
  9. Tuần 27 - Ngữ văn Nâng cao
  10. Tuần 28 - Ngữ văn Nâng cao
  11. Tuần 29 - Ngữ văn Nâng cao
  12. Tuần 30 - Ngữ văn Nâng cao
  13. Tuần 31 - Ngữ văn Nâng cao
  14. Tuần 32 - Ngữ văn Nâng cao
  15. Tuần 33 - Ngữ văn Nâng cao
  16. Tuần 34 - Ngữ văn Nâng cao
  17. Tuần 35 - Ngữ văn 12 Nâng cao

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.