Hình Thức Trình Bày Bài Văn | Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai | Tuần 30 - Ngữ văn Nâng cao - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Ngữ văn 12 Nâng cao - Tuần 30


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

• Nắm được các yêu cầu về hình thức trình bày bài văn.

• Có kĩ năng trình bày bài viết đúng quy cách.

1. Trình bày một bài văn là sự thể hiện nội dung, câu chữ, bố cục của bài văn đó thành hình thức cụ thể trên trang giấy. Một bài văn hay không chỉ ở nội dung mà còn phải được trình bày bằng một hình thức đúng quy cách, có tính thẩm mĩ. Không cần đọc kĩ và suy ngẫm, nhìn qua người ta cũng có thể kiểm tra, đánh giá ngay được hình thức trình bày.

2. Muốn tránh được những sai sót trong hình thức trình bày, người viết cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau đây.

− Chữ viết cần đúng đẹp : Chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không mắc lỗi chính tả,... Trong bài không nên tẩy xoá nhiều, nếu viết sai, muốn diễn đạt lại thì cũng phải tẩy xoá đúng cách (thường là gạch chéo chữ viết sai và viết chữ khác thay vào), tránh tình trạng tẩy xoá cẩu thả, bừa bãi, làm trang giấy nhàu, bẩn, thiếu tính thẩm mĩ.

− Lề và bố cục các phần rõ rệt : Bài viết phải chừa lề, viết thẳng lề. Các phần mở bài, thân bài và kết bài cũng như các phần, các luận điểm lớn (ý lớn) trong thân bài phải xuống dòng và lùi vào một khoảng xác định. Nhìn vào trang giấy có thể thấy ngay các phần mở bài, thân bài, kết bài và trong thân bài có mấy luận điểm,...

− Trích dẫn đúng quy cách : Các dẫn chứng (thơ, văn, ý kiến,...) nếu đúng nguyên văn cần đặt trong dấu ngoặc kép ("...") ; kết thúc lời dẫn cần ghi xuất xứ lời dẫn ấy trong ngoặc đơn (...). Nội dung xuất xứ trong ngoặc đơn cũng cần thống nhất trong bài, chẳng hạn : nếu ghi tên tác giả trước, tên tác phẩm sau thì tất cả các xuất xứ đều ghi nhất quán như thế, tránh tình trạng trong một bài viết mỗi chỗ trình bày một khác. Trong trường hợp không nhớ đúng nguyên văn cần trích dẫn thì chuyển thành lời gián tiếp và không để trong ngoặc kép.

– Trình bày dẫn chứng cân đối, hài hoà : Nếu dẫn chứng là thơ thì cần ghi vào giữa trang giấy để khoảng trắng hai bên cân đối. Nếu là văn xuôi thì viết liên tục và đặt trong ngoặc kép.

LUYỆN TẬP

1. Tại sao khi viết bài văn cần rèn luyện về hình thức trình bày ?

2. Liên hệ và đối chiếu với bài văn của anh (chị) đã viết để chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm về hình thức trình bày.

3. Cách trình bày dẫn chứng sau đây cần chỉnh sửa lại những điểm nào ?

Khi bắt gặp ánh sáng của lí tưởng cách mạng, Tố Hữu như gặp mặt trời chân lí :

                          Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
                          Mặt trời chân lí chói qua tim.

(Tố Hữu – Từ ấy)

Lúc bị giam cầm trong xiềng xích, nhà thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết trong mỗi dòng thơ :

                          "Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
                          Hiu quạnh bên trong một tiếng hò !".

(Nhớ đồng – trích tập Từ ấy của Tố Hữu)

Có thể nói cả tập thơ Từ ấy là tiếng hát của một người thanh niên, một người cộng sản như nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Hình Thức Trình Bày Bài Văn | Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai | Tuần 30 - Ngữ văn Nâng cao - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

  1. Tuần 19 - Ngữ văn Nâng cao
  2. Tuần 20 - Ngữ văn Nâng cao
  3. Tuần 21 - Ngữ văn Nâng cao
  4. Tuần 22 - Ngữ văn Nâng cao
  5. Tuần 23 - Ngữ văn Nâng cao
  6. Tuần 24 - Ngữ văn Nâng cao
  7. Tuần 25 - Ngữ văn Nâng cao
  8. Tuần 26 - Ngữ văn Nâng cao
  9. Tuần 27 - Ngữ văn Nâng cao
  10. Tuần 28 - Ngữ văn Nâng cao
  11. Tuần 29 - Ngữ văn Nâng cao
  12. Tuần 30 - Ngữ văn Nâng cao
  13. Tuần 31 - Ngữ văn Nâng cao
  14. Tuần 32 - Ngữ văn Nâng cao
  15. Tuần 33 - Ngữ văn Nâng cao
  16. Tuần 34 - Ngữ văn Nâng cao
  17. Tuần 35 - Ngữ văn 12 Nâng cao

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.