Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
• Hiểu được cách dùng một số quan hệ từ.
• Nhận biết được và nắm vững cách chữa lỗi có liên quan đến việc dùng các quan hệ từ đó.
1. Đọc những câu sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới.
– Bị mèo đuổi, con chuột cuống cuồng chui hang. (1)
– Hắn quên cả chuyện nhắc với tôi đi đến thăm ông cụ. (2)
– Voi giơ chân giẫm mạnh con rắn. (3)
– Sau bao nhiêu năm đánh với giặc ngoại xâm, dân tộc ta hiểu sâu sắc thế nào là độc lập, tự do. (4)
– Phải nâng niu những ý kiến bạn bè đóng góp với mình, dù chê hay khen mình chăng nữa. (5)
– Anh hay chế nhạo với những gì anh cho là lố bịch. (6)
– Thế là hắn đầu hàng với nghịch cảnh, bao nhiêu ý chí mất sạch. (7)
– Con muốn ăn đũa hay ăn thìa ? (8)
– Cảm ơn em đã nghĩ tới tôi. (9)
a) Xác định những câu anh (chị) cho là đúng.
b) Hãy chữa những câu anh (chị) cho là sai.
2. Đọc những câu sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới.
– Nó không để tôi nói thêm với nó một lời, chạy theo tôi ngay và luôn luôn bắt tôi đưa xem đồng hào đôi mới. (Nguyên Hồng – Mợ Du) (1)
– Dân làng thấy chuyện kì lạ, xuống đứng dưới bến để nhìn kĩ. (Sơn Nam - Bắt sấu rừng U Minh Hạ) (2)
– Bà chỉ còn một cách là còn được ít nước mắt nào thì rỏ cả ra mà khóc với con [...]. (Nam Cao – Đời thừa) (3)
– Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau. (Vũ Trọng Phụng – Số đỏ) (4)
Đặt câu có danh từ (hay cụm danh từ, đại từ) đi liền sau các động từ chạy, đứng, ngồi, nhảy (mẫu : Anh ấy chạy tiền để mua con bò). Từ đó, nêu nhận xét về sự khác biệt nghĩa giữa trường hợp có quan hệ từ (như ở bốn câu đã dẫn) và trường hợp không có quan hệ từ sau động từ.
3. So sánh những câu sau :
– Nó đi chùa. – Nó đi đến chùa.
– Nó đi chợ. – Nó đi đến chợ.
– Nó nhớ tôi. – Nó nhớ tới tôi.
– Nó đánh tôi. – Nó đánh vào tôi.
– Nó cưỡi ngựa. – Nó cưỡi trên ngựa.
a) Nghĩa của câu có quan hệ từ có khác với câu tương ứng không có quan hệ từ hay không ?
b) Nếu có, thì sự khác biệt đó là gì ?
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn