Bài 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Phần 1_Chủ đề 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành - Lớp 6 - Cánh Diều

Giới thiệu về khoa học tự nhiên


Học xong bài học này, em có thể:

• Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.

• Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

• Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

• Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống trong tự nhiên

Mở đầu

Nhận thức thế giới tự nhiên xung quanh luôn luôn là khát vọng là nhu cầu của con người từ cổ xưa cho đến ngày nay. Những hiểu biết về thế giới tự nhiên sẽ giúp con người phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống và cả vật chất và tinh thần

Thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta thật phong phú và đa dạng, bao gồm các hiện tượng tự nhiên, động vật, thực vật,... và cả con người.

Em hãy lấy một số ví dụ về chất, năng lượng, thực vật và động vật trong thế giới tự nhiên.

I. THẾ NÀO LÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.

Những người chuyên nghiên cứu khoa học tự nhiên là các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Phương pháp nghiên cứu chung của khoa học tự nhiên là tìm hiểu để khám phá những điều mà con người còn chưa biết về thế giới tự nhiên, hình thành tri thức khoa học.

Thảo luận

Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết những hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-0

a) Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-1

b) Tìm hiểu vũ trụ

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-2

c) Tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở vùng biển Việt Nam

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-3

d) Tập thể dục

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-4

e) Vận chuyển xăng, dầu

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-5

g) Lai tạo giống cây trồng mới

Hình 1.1. Một số hoạt động của con người

Luyện tập

Hãy tìm thêm ví dụ về những hoạt động được coi là nghiên cứu khoa học tự nhiên và hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên.

Em có biết

Ma-ri Quy-ri (Marie Curie, 1867 - 1934) là nhà khoa học nổi tiếng người Pháp (gốc Ba Lan). Bà là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về phóng xạ và phát hiện ra hai nguyên tố hóa học mới. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên nhận giải thưởng Nobel khoa học.

Những thành tựu nghiên cứu khoa học của Ma-ri Quy-ri có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn. Dưới sự chỉ đạo của bà, các nghiên cứu đầu tiên về phóng xạ trên thế giới đã được ứng dụng trong y học để tiêu diệt các tế bào ung thư.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-6

Tìm hiểu thêm

Việt Nam có rất nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau đã và đang đóng góp cho sự phát triển đất nước. Trong số đó có hai nhà khoa học nổi tiếng là Tôn Thất Tùng và Trần Đại Nghĩa

Hãy tìm hiểu các ông đã nghiên cứu về lĩnh vực khoa học gì và có đóng góp như thế nào cho sự phát triển của đất nước.

II. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG CUỘC SỐNG

Thảo luận

Hãy quan sát hình 1.2 và cho biết khoa học tự nhiên có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người. Cho ví dụ minh họa.

VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG CUỘC SỐNG

+ Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.

+ Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.

+ Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.

+ Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-7

Hình 1.2. Một số vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống

Luyện tập

Hãy tìm các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên đem lại lợi ích cho cuộc sống của con người theo gợi ý trong bảng 1.1.

Bảng 1.1

Vai trò của khoa học tự nhiên Bảo vệ môi trường Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người
Hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên Nghiên cứu xử lí ô nhiễm nước ? ? ?

Em có biết

Khoa học còn chưa biết nhiều điều xảy ra trong thế giới tự nhiên.

Các nhà khoa học có thể dự báo chính xác những cơn bão sẽ đến nhưng chưa thể dự báo chính xác được các trận động đất. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa biết được còn nơi nào trong vũ trụ có sự sống giống như trên Trái đất hay không.

III. CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Vật lí, hóa học, sinh học, thiên văn học và khoa học Trái đất là những lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên. Trong đó, sinh học được xem là khoa học về sự sống, các lĩnh vực còn lại được xem là khoa học về vật chất.

Thảo luận

Hãy quan sát hình 1.3 và cho biết đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên.

 

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-8
a) Sinh học nghiên cứu về sinh vật và sự sống trên Trái Đất.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-9

b) Thiên văn học nghiên cứu về vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao,…).

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-10

c) Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-11

d) Vật lí nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự biến đổi của chúng trong tự nhiên

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-12

e) Hóa học nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất trong tự nhiên

Hình 1.3. Đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên

Luyện tập

Hãy lấy ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, theo gợi ý trong bảng 1.2.

Bảng 1.2

Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên Vật lí Hóa học Sinh học Thiên văn học Khoa học Trái Đất
Đối tượng nghiên cứu Năng lượng điện        

Em có biết

Ngành khoa học tự nhiên cổ nhất

Thiên văn học là một trong những ngành khoa học cổ nhất ra đời cùng với những ngành khoa học có từ cổ xưa như Toán học và Triết học. Các nhà thiên văn học đầu tiên quan sát bầu trời ban đêm bằng những dụng cụ thô sơ. Tuy vậy, Thiên văn học cổ đã có nhiều đóng góp vào việc ước tính khoảng cách của các ngôi sao, xác định phương hướng và xây dựng được các bộ luật thời gian.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-13

Kính thiên văn Hớp-bơn

Ngày nay, Thiên văn học là ngành khoa học hiện đại với sự ra đời của kính thiên văn Hớp-bơn (Hubble) là kính thiên văn hiện đại nhất hoạt động trên quỹ đạo quanh Trái Đất và sử dụng năng lượng mặt trời.

Tìm hiểu thêm

Hãy xây dựng bộ sưu tập hình ảnh về các lĩnh vực nghiên cứu của khoa học tự nhiên: vật lí, hóa học, sinh học, thiên văn học, khoa học Trái Đất.

Kiến thức cốt lõi

• Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật và hiện tượng của thế giới tự nhiên. Các nhà khoa học tìm hiểu để khám phá những điều còn chưa biết về thế giới tự nhiên, nhằm phục vụ cuộc sống của con người.

• Khoa học tự nhiên có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

• Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là vật lí, hóa học, sinh học, thiên văn học và khoa học Trái Đất.

IV. VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG

1. Thế nào là vật sống và vật không sống?

Thảo luận

Hãy quan sát hình 1.4 và nêu tên những vật sống, vật không sống.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-14

Hình 1.4. Một số ví dụ vật sống và vật không sống

2. Những đặc điểm để nhận biết vật sống

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-15

a) Thu nhận chất cần thiết: Sinh vật lấy thức ăn, chất dinh dưỡng, nước từ môi trường.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-16

b) Thải bỏ chất thải: Sinh vật thải chất thải ra môi trường (ví dụ động vật thải phân, thực vật thải khí oxygen).

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-17

c) Vận động: Sinh vật vận động.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-18

d) Lớn lên: Sinh vật lớn lên, tăng trưởng và kích thước và hình thành các bộ phận mới (ví dụ ở thực vật hình thành lá, hoa, quả,...).

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-19

e) Sinh sản: Sinh vật sinh sản, nhờ đó duy trì được nòi giống.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-20

g) Cảm ứng: Sinh vật phản ứng lại các tác động của môi trường.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-khoa-hoc-tu-nhien-10220-21

h) Chết: Đến độ tuổi nhất định hoặc do nhiều nguyên nhân như bệnh tật, thiên tai,... vật sống sẽ bị chết. Một vật sống khi chết thì trở thành vật không sống.

Hình 1.5

Thảo luận

Hãy quan sát hình 1.5 và cho biết những đặc điểm giúp em nhận biết vật sống?

Luyện tập

Hãy lấy ví dụ về vật sống, vật không sống trong tự nhiên đánh dấu tích vào những đặc điểm để nhận biết vật đó là vật sống hay vật không sống theo gợi ý bảng 1.3?

Bảng 1.3

Vật trong tự nhiên Đặc điểm nhận biết Xếp loại
Thu nhận chất cần thiết Thải bỏ chất thải Vận động Lớn lên Sinh sản Cảm ứng Vật sống Vật không sống
Con gà  
? ? ? ? ? ? ? ? ?

Vận dụng

Chiếc xe máy nhận xăng, thải khói và chuyển động. Vậy xe máy có phải vật sống không? Vì sao?

Em có biết

Có sự sống ngoài Trái Đất không?

Sinh học là lĩnh vực nghiên cứu của sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn năm con người luôn cố gắng trả lời các câu hỏi: "Có sự sống ngoài Trái Đất hay không?" và "Có con người ngoài Trái Đất hay không?".

Mặc dù chưa có một bằng chứng rõ ràng nào cho thấy có sự sống ngoài Trái Đất, nhưng cũng có nhiều giả thuyết cho rằng, các dạng sống thô sơ (như virus, vi khuẩn) có thể tồn tại ở các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời và ở các nơi khác trong vũ trụ.

Hiện nay có nhiều giả thuyết về vật thể bay và được cho là của người ngoài Trái Đất. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào thật rõ ràng về sự tồn tại của con người ngoài Trái Đất.

Kiến thức cốt lõi

• Vật sống mang những đặc điểm của sự sống, vật không sống không mang những đặc điểm đó. Cả vật sống và vật không sống đều là đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.

• Những đặc điểm nhận biết về vật sống: Vật sống lấy các chất cần thiết và loại bỏ chất thải khỏi cơ thể; Vật sống có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản, cảm ứng và chết.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Phần 1_Chủ đề 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành - Lớp 6 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.