Nội Dung Chính
Trang 37
Học xong bài học này, em có thế: • Nêu được một số tính chất của oxygen và thành phần của không khí. • Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu. • Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. • Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên. • Trình bày được sự ô nhiễm không khí. • Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí. |
Người thợ lặn đeo bình có chứa khí gì khi lặn xuống biển?
I. Oxygen
Em đã biết những gì về oxygen?
Hiện tượng thực tế nào chứng tỏ oxygen ít tan trong nước?
1. Tính chất vật lí của oxygen
Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.
2. Tầm quan trọng của oxygen
Oxygen cần cho sự sống của sinh vật trên Trái Đất
Oxygen là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật và thực vật. Oxygen có ở mọi nơi: trong không khí, trong nước và trong đất. Nhờ có oxygen mà sự sống của các sinh vật trên Trái Đất mới có thể được duy trì.
Em có biết
Vai trò của oxygen nén
Nhờ tính chất dễ nén, khí oxygen được nén vào những bình chứa khí đặc biệt cùng một số khí khác, để phục vụ nhiều mục đích khác nhau: trong y tế, chinh phục độ cao hay khám phá đại dương.
Hiện tượng nào chứng tỏ oxygen có trong đất? |
Trang 38
Thực hiện các bước sau:
- Chuẩn bị 2 ống nghiệm chứa khí oxygen (ống 1, ống 2).
- Đưa que đóm đã tắt, không còn tàn đỏ vào ống 1.
- Đưa que đóm còn tàn đỏ vào ống 2.
Hãy quan sát và cho biết que đóm ở ống nghiệm nào sẽ bùng cháy.
Oxygen với sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu
Khí oxygen duy trì sự cháy. Không có khí oxygen thì không có sự cháy. Tuy nhiên, muốn khởi đầu sự cháy, ta cần cung cấp nhiệt ban đầu cho chất cháy (sự khơi mào). Quá trình cháy có toả nhiệt và phát sáng. Trong điều kiện có càng nhiều khí oxygen, sự cháy diễn ra càng mạnh và càng toả nhiều nhiệt.
Kể thêm những ví dụ về sự cháy trong cuộc sống. |
Trong điều kiện có oxygen và được khơi mào, nhiên liệu sẽ cháy và phát sinh ngọn lửa. Ánh sáng và nhiệt toả ra từ quá trình đốt nhiên liệu đó được dùng để thắp sáng, sưởi ấm, nấu chín thức ăn hoặc làm hoạt động các máy móc, phương tiện giao thông....
? Vì sao khi đốt bếp than, bếp lò, muốn ngọn lửa cháy to hơn, ta thường thổi hoặc quạt mạnh vào bếp?
Em có biết
Biểu tượng tam giác lửa có ý nghĩa là muốn có ngọn lửa phải đủ đồng thời ba yếu tố: chất đốt (nhiên liệu), nhiệt và oxygen. Vì vậy, muốn dập tắt đám cháy, ta chỉ cần làm mất đi một trong ba yếu tố trong tam giác lửa.
Oxygen
Nhiệt
Nhiên liệu
Hình 7.1. Tam giác lửa
Tìm hiểu thêm Ngọn lửa thường được dập tắt bằng cách "làm mát" hoặc ngăn nhiên liệu tiếp xúc với nguồn oxygen. Tuy nhiên, không có chất dập lửa vạn năng. Tuỳ vào từng loại chất cháy mà người ta lựa chọn chất dập lửa phù hợp (bảng 7.1). Bảng 7.1
Hãy tìm hiểu những cách dập lửa do các chất cháy khác như giấy, vải, kim loại,... |
Trang 39
II. KHÔNG KHÍ
1. Thành phần của không khí
Thực hiện thí nghiệm sau để xác định thành phần phần trăm về thể tích của oxygen trong không khí:
- Chuẩn bị thí nghiệm như hình 7.2a.
- Đánh dấu mực chất lỏng trong cốc thuỷ tinh.
- Đốt cháy nến (hình 7.2b).
- Khi nến tắt, đánh dấu lại mực chất lỏng trong cốc thuỷ tinh (hình 7.2c).
Hình 7.2. Thí nghiệm xác định thành phần phần trăm về thể tích của oxygen trong không khí
Quan sát quá trình nến cháy cho đến khi nến tắt và nhận xét sự thay đổi mực chất lỏng trong cốc thuỷ tinh. Ước lượng thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.
Lưu ý: Dung dịch kiềm loãng có vai trò hoà tan khí carbon dioxide sinh ra khi nến cháy.
Vì sao sự cháy trong không khí í lại lại kém kém mãnh mãnh liệt liệt hơn hơn sự sự chấy cháy trong khí oxygen?
Thành phần của không khí được thể hiện trong hình 7.3.
Khí nitơ (nitrogen)
Khí oxygen
Hơi nước, khí carbon dioxide, khí hiếm và các khí khác
Hình 7.3. Thành phần phần trăm thể tích không khí
Hiện tượng nào trong thực tiễn chứng tỏ không khí có chứa hơi nước? |
Em có biết
Khí hiếm, còn gọi là khí trơ, là những khí ít có khả năng tác dụng với chất khác. Ví dụ: khí helium, khí neon,...
? Dựa vào hình 7.3, em hãy nêu thành phần của không khí.
Trang 40
2. Vai trò của không khí đối với tự nhiên
? Quan sát hình 7.4, nêu một số vai trò của không khí đối với tự nhiên.
Không khí là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trên Trái Đất. Mỗi thành phần trong không khí có vai trò riêng đối với tự nhiên.
a) Oxygen cần cho sự hô hấp
Oxygen
Ánh sáng mặt trời
Đường
Khí cacbonic
Nước
b) Carbon dioxide cần cho sự quang hợp
c) Nitơ cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật
d) Hơi nước góp phần ổn định nhiệt độ của Trái Đất và là nguồn gốc sinh ra mây, mưa
Hình 7.4. Vai trò của các chất trong không khí đối với tự nhiên
Em có biết Quá trình hô hấp và đốt cháy nhiên liệu lấy oxygen từ không khí và thải ra khí carbon dioxide. Tuy nhiên, cây xanh nhờ quá trình quang hợp lại hấp thụ carbon dioxide và giải phóng ra khí oxygen. Đó là chu trình của oxygen trong tự nhiên.
Hình 7.5. Chu trình của oxygen trong tự nhiên |
3. Sự ô nhiễm không khí và một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là khi không khí có sự thay đổi lớn về thành phần, chủ yếu là do khói, bụi hoặc các khí lạ khác. Không khí bị ô nhiễm có thể xuất hiện mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn, gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và sức khoẻ sinh vật.
Trang 41
Một số chất và nguồn gây ô nhiễm không khí
Các chất chính gây ô nhiễm không khí là: carbon monoxide, carbon dioxide, nitrogen dioxide, sulfur dioxide,...
Hai nguồn gây ô nhiễm không khí chính là ô nhiễm từ tự nhiên và ô nhiễm do con người gây ra (hình 7.6).
CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT
NÚI LỬA
CHÁY RỪNG
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
PHẤN HOA
RÁC THẢI
SINH HOẠT
Hình 7.6. Một số nguồn gây ô nhiễm không khí ngoài trời
? Quan sát hình 7.6, cho biết nguồn gây ô nhiễm không khí nào là do tự nhiên và nguồn nào là do con người gây ra.
Không khí trong nhà cũng có thể bị ô nhiễm. Một số nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà là: sơn tường, khói thuốc, hoá chất tẩy rửa,...
Trong nhà em có những nguồn nào gây ô nhiễm không khí? |
Những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến con người và tự nhiên
Ô nhiễm không khí có thể gây ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, kích thích đường hô hấp, dị ứng,... và một số bệnh như hen suyễn, ung thư phổi,... làm giảm khả năng hoạt động thể chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, gây ra một số hiện tượng như hạn hán, băng tan, mù quang hoá, mưa acid,...
Kể thêm một số ảnh hưởng khác của ô nhiễm không khí đến tự nhiên mà em biết. |
Trang 42
Tìm hiểu thêm Hiệu ứng nhà kính có tác dụng giữ cho Trái Đất không quá lạnh. Hơi nước và khí carbon dioxide là hai chất khí chính đóng góp vào hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, nhiều hoạt động của con người đã làm tăng lượng khí carbon dioxide trong khí quyển, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng, gây ra "sự nóng lên toàn cầu" và "biến đổi khí hậu". Các tác động của sự nóng lên toàn cầu bao gồm: mực nước biển dâng, hạn hán, sa mạc hoá,... Em hãy tìm hiểu thêm về đóng góp của khí carbon dioxide và hơi nước vào hiệu ứng nhà kính. |
Biện pháp bảo vệ môi trường không khí
Kiểm soát khí thải là một trong những biện pháp chính để làm giảm ô nhiễm không khí.
Trong những biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở hình 7.7, địa phương em đã thực hiện những biện pháp nào? Cho ví dụ minh hoạ.
Em có thể làm gì để góp phần làm giảm ô nhiễm không khí?
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG (NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI, NĂNG LƯỢNG GIÓ,...)
QUẢN LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT, RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP
GIẢM THIỀU HOẠT ĐỘNG ĐỐT RÁC THẢI NÔNG NGHIỆP, ĐỐT NƯƠNG LÀM RẪY VÀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP,...
TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO Ý THỨC CỦA CON NGƯỜI
TRỐNG THÊM NHIỀU CÂY XANH
TIẾT KIỆM ĐIỆN VÀ NĂNG LƯỢNG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG AN TOÀN, THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
Hình 7.7. Một số biện pháp chính bảo vệ môi trường không khí
• Oxygen là khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.
• Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
• Thành phần của không khí bao gồm: oxygen, nitơ, carbon dioxide, hơi nước, khí hiếm,... Trong đó, oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.
• Không khí có vai trò quan trọng đối với tự nhiên.
• Ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và đời sống sinh vật.
• Cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn