Bài 27. LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Phần 4_Chủ đề 9. Lực - Lớp 6 - Cánh Diều

Bài 27. LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC


Trang 140

Học xong bài học này, em có thế:

• Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.

• Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực, lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.

Treo một vật nhỏ bằng sắt vào giá đỡ như hình 27.1a.

a) Dùng tay kéo nhẹ vật để dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng như hình 27.1b. Buông tay cho vật trở lại đứng yên như cũ.

b) Đưa từ từ một thanh nam châm lại gần vật sao cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng như hình 27.1c.

Để làm cho dây treo vật lệch khỏi phương thẳng đứng có nhất thiết phải chạm thanh nam châm vào vật không?

hinh-anh-bai-27-luc-tiep-xuc-va-luc-khong-tiep-xuc-10978-0

Hình 27.1. Thí nghiệm về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

I. LỰC TIẾP XÚC

Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc nhau được gọi là lực tiếp xúc. Sau đây là một số ví dụ. Người thợ rèn dùng búa đập vào thanh thép đã được nung nóng (hình 27.2). Lực do búa tác dụng làm biến dạng thanh thép. Lực tiếp xúc xuất hiện trong trường hợp này được gọi là lực va chạm.

hinh-anh-bai-27-luc-tiep-xuc-va-luc-khong-tiep-xuc-10978-1

Hình 27.2. Lực tiếp xúc do búa làm biến dạng thanh thép

Trang 141

Khi một vật đang chuyển động va chạm với một vật khác thì mỗi vật đều tác dụng lực va chạm vào vật còn lại.

Độ lớn của lực va chạm có thể rất lớn, như khi búa đập vào đình hoặc có thể rất nhỏ, như các hạt khí trong không khí va chạm lên da của chúng ta.

Tay người ấn lên quả bóng làm nó biến dạng (hình 27.3). Khi bỏ tay ra, quả bóng trở lại hình dạng ban đầu. Vật có tính chất như vậy được gọi là vật đản hồi.

Khi vật dàn hồi bị biến dạng thì xuất hiện lực dàn hồi chống lại lực gây ra biến dạng đó.

? Hãy nêu các ví dụ khác về lực tiếp xúc mà em biết.

hinh-anh-bai-27-luc-tiep-xuc-va-luc-khong-tiep-xuc-10978-2

Hình 27.3. Lực do ngón tay người làm biến dạng quả bóng

II. LỰC KHÔNG TIẾP XÚC

Kết quả thí nghiệm ở hình 27.1c cho thấy: có những lực xuất hiện giữa hai vật không tiếp xúc nhau, những lực như vậy được gọi là lực không tiếp xúc. Lực mà nam châm hút một số vật làm bằng sắt là một ví dụ về lực không tiếp xúc.

Một nam châm có hai cực. Một cực là cực bắc, cực còn lại là cực nam. Nếu đưa cực bắc của nam châm này lại gần cực nam của nam châm khác như hình 27.4, chúng ta sẽ cảm nhận có lực hút tác dụng lên hai tay mình, mặc dù hai nam châm không chạm vào nhau. Lực hút tăng lên khi hai cực khác tên của hai nam châm được đưa lại gần nhau hơn.

Hãy nêu các ví dụ về lực không tiếp xúc mà em biết.

hinh-anh-bai-27-luc-tiep-xuc-va-luc-khong-tiep-xuc-10978-3

Hình 27.4. Lực hút của hai thanh nam châm

Có hai thanh nam châm. Mỗi thanh có cực bắc được đánh dấu là N, cực nam được đánh dấu là S. Em hãy dùng hai thanh nam châm này để chứng tỏ rằng các cực cùng tên của chúng đấy nhau, các cực khác tên của chúng hút nhau.

 

• Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

• Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 27. LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Phần 4_Chủ đề 9. Lực - Lớp 6 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự Nhiên 6

  1. Phần 1_Chủ đề 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành
  2. Phần 1_Chủ đề 2. Các phép đo
  3. Phần 2_Chủ đề 3. Các thể của chất
  4. Phần 2_ Chủ đề 4. Oxygen và không khí
  5. Phần 2_Chủ đề 5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm
  6. Phần 2_Chủ đề 6. Hỗn Hợp
  7. Phần 3_Chủ đề 7. Tế Bào
  8. Phần 3_Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống
  9. Phần 4_Chủ đề 9. Lực
  10. Phần 4 - Chủ đề 10: Năng lượng
  11. Phần 5 - Chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.