Bài 13. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Phần 3_Chủ đề 7. Tế Bào - Lớp 6 - Cánh Diều

Bài 13. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ


Trang 76

Học xong bài học này, em có thể:

• Nhận biết được sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào và lấy ví dụ minh hoạ.

• Nêu được mối quan hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.

• Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể và lấy ví dụ minh hoạ.

• Nhận biết và vẽ được hình sinh vật đơn bào, mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh và cơ thể người.

Quan sát hình 13.1 và cho biết cơ thể sinh vật nào được cấu tạo từ nhiều tế bào.

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-0

Vi khuẩn

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-1

Trùng roi

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-2

Con gà

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-3

Cây hoa mai

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-4

Tảo thuyền

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-5

Cây lúa

Hình 13.1. Một số sinh vật

I. SINH VẬT ĐƠN BÀO VÀ SINH VẬT ĐA BÀO

Nhiều sinh vật như người và cây xanh có cơ thể được cấu tạo từ hàng triệu cho đến hàng tỉ tế bào nhưng cũng có những sinh vật chỉ được cấu tạo từ một tế bào.

1. Sinh vật đơn bào

Sinh vật đơn bào (hình 13.2) thực hiện các hoạt động sống trong khuôn khổ một tế bào như: lấy và tiêu hoá thức ăn, hô hấp, vận động, sinh sản và trả lời các kích thích từ môi trường bên ngoài.

Lấy ví dụ về sinh vật đơn bào và cho biết tế bào của chúng là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực.

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-6

Nhân

Trùng biển hình

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-7

Nhân

Tảo lục

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-8

Vùng nhân

Vi khuẩn

Hình 13.2. Một số sinh vật đơn bào

Trang 77

Tìm hiểu thêm

Trùng giày là sinh vật đơn bào sống phổ biến trong nước. Cơ thể của trùng giày tuy chỉ là một tế bào nhưng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống của một sinh vật.

Hãy tìm hiểu trùng giày thực hiện các hoạt động sống như thế nào.

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-9

Di chuyển bằng lông bơi

Lấy thức ăn qua rãnh miệng

Thức ăn được chứa và tiêu hoá trong không bào tiêu hoá

Thải các chất cặn bã qua lỗ thoát

Bơm nước thừa ra ngoài bằng không bảo co bóp

Sơ đồ mô tả một số hoạt động sống của trùng giày

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-10

Sơ đồ mô tả sự sinh sản của trùng giày

2. Sinh vật đa bào

Sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp. Cơ thể chúng có nhiều loại tế bào với hình dạng, cấu tạo khác nhau và thực hiện chức năng khác nhau như quang hợp (ở thực vật), tiêu hoá (ở động vật), hô hấp,... nhờ đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ thể.

Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào theo gợi ý trong bảng 13.1.

Bảng 13.1

Tiêu chí Sinh vật đơn bào Sinh vật đa bào
Số lượng tế bào ? ?
Số loại tế bào ? ?
Cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực ? ?

Em có biết

Cơ thể người có khoảng 30 – 40 nghìn tỉ tế bào thuộc 200 loại tế bào khác nhau.

Trang 78

Em có biết

Nhiều sinh vật đơn bào sống bên trong sinh vật đa bào. Ví dụ hàng triệu vi khuẩn có lợi sống trong ruột của động vật giúp cơ thể động vật chống lại các vi khuẩn có hại. Chúng cũng giúp cho việc tiêu hoá thức ăn (tinh bột, chất xơ) và sản sinh ra một số vitamin cho cơ thể động vật.

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-11

Vi khuẩn có lợi

Vi khuẩn có lợi

Vi khuẩn có hại

Một số loại vi khuẩn trong ruột người

(Nguồn://ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK7670)

II. TỔ CHỨC CƠ THỂ ĐA BÀO

Ở sinh vật đa bào như thực vật và động vật, các tế bào được tổ chức theo thứ tự nhất định từ cấp độ thấp đến cấp độ cao.

? Quan sát hình  13.3 và nêu tên các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao.

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-12

Hình 13.3. Sơ đồ mô tả các cấp độ tổ chức của cây xanh

Tế bào thịt lá TẾ BÀO
 Mô bì
Mô xốp
Mô dẫn
Mô giậu
Lá - Mô bì
Mô xốp
Mô dẫn
Mô giậu
CƠ QUAN
Hệ chồi HỆ CƠ QUAN
Cây xanh CƠ THỂ

Trang 79

Quan sát các hình trong hình 13.4, sắp xếp các hình đó theo cấp độ tổ chức của cơ thể người từ thấp đến cao và gọi tên của các cấp độ đó.

a Hệ tiêu hoá b Biểu mô ruột c Tế bào biểu mô ruột Biểu mô ruột e

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-13

Hệ tiêu hóa

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-14

Biểu mô ruột
Mô cơ
Mô liên kết

Ruột non

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-15
Biểu mô ruột
hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-16
hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-17

Hình 13.4. Sơ đồ mô tả các cấp độ tổ chức của cơ thể người

Quan sát các loại mô trong hình 13.5 và nhận xét về hình dạng, kích thước của các tế bào trong từng loại mô.

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-18

Mô giậu; Mô xốp; Mô bì

Một số loại mô ở lá cây

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-19

Mô cơ ở ruột non

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-20

Mô thần kinh ở não

Hình 13.5. Một số loại mô ở cây xanh và ở người

bao gồm các tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng.

Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.

Hệ cơ quan là tập hợp của nhiều cơ quan hoạt động cùng nhau và cùng thực hiện một chức năng nhất định.

Cơ thể sinh vật bao gồm tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, lớn lên và sinh sản của cơ thể.

? 1. Dựa vào hình 13.3, hãy kể tên một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh.

2. Quan sát hình 13.4, kể tên một số cơ quan trong hệ tiêu hoá của người.

Trang 80

Nêu tên cấp độ tổ chức tương ứng với mỗi cấu trúc đã cho trong bảng 13.2 và tên của cấp độ tổ chức liền kề cao hơn nó trong thứ tự tổ chức cơ thể.

Bảng 13.2

Cấu trúc hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-21 hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-22 hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-23 hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-24
Tên cấp độ tổ chức Cơ quan ? ? ?
Tên cấp độ tổ chức liền kề cao hơn Hệ cơ quan ? ? ?

 

Em có biết

Cùng một loại mô có thể tham gia cấu tạo nên nhiều cơ quan khác nhau. Ví dụ: mô dẫn ở cây có ở cả thân, lá, rễ; biểu mô ở người cấu tạo nên da, khí quản, dạ dày,...

 

Lấy ví dụ về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể động vật và thực vật mà em biết theo gợi ý trong bảng 13.3.

Bảng 13.3

Cấu trúc Động vật Thực vật
Tế bào ? ?
   
Cơ quan ? ?
Hệ cơ quan ? ?

 

• Sinh vật đơn bào là sinh vật chỉ cấu tạo từ một tế bào.

• Sinh vật đa bào là sinh vật cấu tạo từ nhiều tế bào.

• Ở sinh vật đa bào, cơ thể được tổ chức theo các cấp độ từ thấp đến cao: tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.

• Mô là nhóm tế bào có cùng hình dạng, cấu tạo và chức năng.

• Cơ quan là tập hợp nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.

• Hệ cơ quan là tập hợp nhiều cơ quan hoạt động như một thể thống nhất, hoàn thành một chức năng nhất định.

• Cơ thể là tập hợp tất cả các hệ cơ quan hoạt động phối hợp với nhau.

Trang 81

III. THỰC HÀNH TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ

1. Tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của sinh vật đơn bào

Chuẩn bị

• Dụng cụ, mẫu vật: Kính hiển vi quang học, lam kính, lamen, kim mũi mác và các dụng cụ, mẫu vật dưới đây.

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-25

Lọ đựng dịch huyền phù nâm men

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-26

Lọ đựng nước cất

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-27

Lọ đựng xanh methylene

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-28

Đĩa kính đồng hồ

• Tranh, video, tiêu bản về sinh vật đơn bào.

Tiến hành

Đối với mẫu vật

1. hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-29

Nhỏ một giọt dịch nấm men lên lam kính.

2. hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-30

Dùng kim mũi mác dàn mỏng dịch và để yên cho nước bay Canh

3.  hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-31

Nhỏ một giọt xanh methylene lên vết mẫu đã khô và để yên trong 5 phút.

4. hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-32

Nhỏ từ từ nước cất cho chảy qua vết mẫu đã nhuộm xanh methylene đến khi dung dịch chảy ra khỏi lam kính không còn màu xanh. Nhỏ một giọt nước cất lên vết nhuộm và nhẹ nhàng đậy lamen lên vết nhuộm.

5. hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-33

Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi quang học ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x.

Đối với tranh, video, tiêu bản

- Quan sát tranh, video, tiêu bản.

- Quan sát tiêu bản về sinh vật đơn bào: thực hiện theo bước 5.

Báo cáo

Vẽ và mô tả hình dạng nấm men mà em quan sát được.

Trang 82

2. Tìm hiểu về tổ chức cơ thể thực vật và cơ thể người

Chuẩn bị

• Tranh hoặc mẫu cây thật có ở địa phương.

• Tranh hoặc mô hình cấu tạo cơ thể người.

Tiến hành

• Quan sát tranh hoặc mẫu cây thật, nhận dạng và xác định vị trí các cơ quan cấu tạo cơ thể cây xanh.

• Quan sát tranh hoặc mô hình cơ thể người, nhận dạng và xác định vị trí một số cơ quan cấu tạo cơ thể người.

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-34

Hình 13.6. Sơ đồ mô tả các cơ quan ở cơ thể cây xanh

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-35

Hình 13.7. Sơ đồ mô tả hệ hô hấp ở người

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-36

Hình 13.8. Sơ đồ mô tả một số cơ quan ở cơ thể người

Báo cáo

• Liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể cây xanh và cơ thể người mà em quan sát được theo sơ đồ gợi ý sau.

hinh-anh-bai-13-tu-te-bao-den-co-the-10745-37

Cơ thể người

Hệ ?

Cơ quan ?

Hệ ?

Hệ tiêu hoá

Ruột non

Cơ quan ?

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 13. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Phần 3_Chủ đề 7. Tế Bào - Lớp 6 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự Nhiên 6

  1. Phần 1_Chủ đề 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành
  2. Phần 1_Chủ đề 2. Các phép đo
  3. Phần 2_Chủ đề 3. Các thể của chất
  4. Phần 2_ Chủ đề 4. Oxygen và không khí
  5. Phần 2_Chủ đề 5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm
  6. Phần 2_Chủ đề 6. Hỗn Hợp
  7. Phần 3_Chủ đề 7. Tế Bào
  8. Phần 3_Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống
  9. Phần 4_Chủ đề 9. Lực
  10. Phần 4 - Chủ đề 10: Năng lượng
  11. Phần 5 - Chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.