Bài 15. KHOÁ LƯỠNG PHÂN | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Phần 3_Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống - Lớp 6 - Cánh Diều

Bài 15. KHOÁ LƯỠNG PHÂN


Học xong bài học này, em có thể:

• Nhận biết được cách xây dựng khoá lưỡng phân trong phân loại một số nhóm sinh vật.

• Thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân với đối tượng sinh vật.

Em hãy giúp hai bạn ở hình 15.1 phân chia các loại đồ vật thành từng nhóm theo màu sắc và hình dạng.

hinh-anh-bai-15-khoa-luong-phan-10845-0

Hình 15.1. Phân chia đồ vật thành từng nhóm

I. SỬ DỤNG KHOÁ LƯỠNG PHÂN TRONG PHÂN LOẠI SINH VẬT

(1)     ĐỘNG VẬT

Sống trên cạn      Sống dưới nước

(2)

Có tai nhỏ           Có tai lớn

(3)

Không thể sủa         Có thể sủa

hinh-anh-bai-15-khoa-luong-phan-10845-1

Bảng 15.1. Khoá lưỡng phân

Bảng 15.1. Khoá lưỡng phân dùng để phân loại: cá vàng, thỏ, chó, mèo

Các bước Đặc điểm Tên động vật
1a
1b
Sống dưới nước cá vàng
Sống trên cạn (Đi tới bước 2)
2a
2b
Có tai lớn thỏ
Có tai nhỏ (Đi tới bước 3)
3a
3b
Không thể sủa mèo
Có thể sủa chó

Trang 90

1. Quan sát hình 15.2 và khoá lưỡng phân (bảng 15.1), thực hiện từng bước của khoá lưỡng phân như hướng dẫn dưới đây.

• Bước 1a và 1b: Chia động vật thành hai nhóm: động vật sống trên cạn và động vật sống dưới nước. Đối chiếu trên hình 15.2, em sẽ nhận ra được động vật sống dưới nước là cá vàng.

• Bước 2a và 2b: Chia nhóm động vật sống trên cạn thành hai nhóm: động vật có tai nhỏ và động vật có tai lớn. Nhận ra được động vật trên cạn, tai lớn là thỏ.

• Bước 3a và 3b: Nhận ra động vật trên cạn, có tai nhỏ gồm có: động vật không thể sủa là mèo và động vật có thể sủa là chó.

2. Những đặc điểm nào của sinh vật đã được sử dụng để phân loại động vật trong khoá lưỡng phân trên?

 

Hãy hoàn thiện khoá lưỡng phân (bảng 15.2) để xác định tên mỗi loài cây, dựa vào đặc điểm lá cây trong hình 15.3.

Bảng 15.2. Khoá lưỡng phân phân loại cây dựa trên các đặc điểm của lá cây

Bảng 15.1. Khoá lưỡng phân dùng để phân loại: cá vàng, thỏ, chó, mèo

Các bước Đặc điểm Tên cây
1a
1b
Lá không xẻ thành nhiều thuỳ (Đi tới bước 2)
Lá xẻ thành nhiều thuỳ hoặc lá xẻ thành nhiều lá con (Đi tới bước 3)
2a
2b
Lá có mép lá nhẫn ?
Lá có mép lá răng cưa ?
3a
3b
Lá xẻ thành nhiều thuỳ, các thuỳ xẻ sâu ?
Lá xẻ thành nhiều thuỳ là những lá con, xếp dọc hai bên cuống lá ?

hinh-anh-bai-15-khoa-luong-phan-10845-2

Lá bèo nhật bản (lục bình)

Lá không xẻ thành nhiều thuỳ, mép nhẵn

Lá cây sắn (khoai mì)

Lá xẻ thành nhiều thuỳ, các thuỳ xẻ sâu

Lá cây ô rô

Lá không xẻ thành nhiều thuỳ, mép lá có răng cưa

Lá cây hoa hồng

Lá xẻ thành nhiều thuỳ là những lá con, xếp dọc hai bên cuống lá

Hình 15.3. Đặc điểm về lá của một số loài cây

Trang 91

II. THỰC HÀNH XÂY DỰNG KHOÁ LƯỠNG PHÂN

Xây dựng cây phân loại và khoá lưỡng phân một số cây có trong vườn trường (hoặc công viên).

Chuẩn bị

• Giấy, bút và kính lúp cầm tay.

Tiến hành

Nhận biết các cây trong vườn

• Lập danh sách các cây có trong vườn (nên chọn ít nhất bốn cây).

• Phân chia các cây có cùng đặc điểm giống nhau thành từng nhóm (ví dụ như nhóm: cây sống dưới nước/ cây sống trên cạn; mép lá có răng cưa/ mép lá không có răng cưa; lá cây xẻ thành nhiều thuỳ/ lá cây không xẻ thành nhiều thuỷ;...).

Xây dựng cây phân loại

Dựa vào các đặc điểm giống nhau, phân chia các cây thành từng nhóm theo gợi ý trong hình 15.4.

hinh-anh-bai-15-khoa-luong-phan-10845-3

Hình 15.4. Sơ đồ cây phân loại các cây trong vườn

Ghi tên các cây

Cây nhóm 1 Cây nhóm 2
Cây 1a Cây 1b Cây 2a Cây 2b

Xây dựng khoa lưỡng phân

Dựa trên cây phân loại, xây dựng khoá lưỡng phân theo gợi ý trong bảng 15.3.

Bảng 15.3. Khoá lưỡng phân dùng để phân loại cây

Các bước Đặc điểm Tên cây
1a
1b
Đặc điểm của nhóm 1 ?
Đặc điểm của nhóm 2 (Đi tới bước 2)
2a
2b
? ?
? (Đi tới bước 3)
3a
3b
? ?
? ?

Báo cáo

Hãy trình bày khoá lưỡng phân của em với các bạn trong lớp.

Khoá lưỡng phân dùng để phân chia các sinh vật thành từng nhóm, dựa trên sự giống hoặc khác nhau ở mỗi đặc điểm của sinh vật.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 15. KHOÁ LƯỠNG PHÂN | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Phần 3_Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống - Lớp 6 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự Nhiên 6

  1. Phần 1_Chủ đề 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành
  2. Phần 1_Chủ đề 2. Các phép đo
  3. Phần 2_Chủ đề 3. Các thể của chất
  4. Phần 2_ Chủ đề 4. Oxygen và không khí
  5. Phần 2_Chủ đề 5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm
  6. Phần 2_Chủ đề 6. Hỗn Hợp
  7. Phần 3_Chủ đề 7. Tế Bào
  8. Phần 3_Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống
  9. Phần 4_Chủ đề 9. Lực
  10. Phần 4 - Chủ đề 10: Năng lượng
  11. Phần 5 - Chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.