Bài 16. VIRUS VÀ VI KHUẨN | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Phần 3_Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống - Lớp 6 - Cánh Diều

Bài 16. VIRUS VÀ VI KHUẨN


Trang 92

Học xong bài học này, em có thể:

• Quan sát hình ảnh mô tả được hình dạng, cấu tạo đơn giản của virus, vi khuẩn. Phân biệt được virus và vi khuẩn.

• Nêu được sự đa dạng về hình thái của vi khuẩn.

• Nêu được một số bệnh do virus, bệnh do vi khuẩn gây nên và cách phòng, chống bệnh do virus và vi khuẩn.

• Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-0

Ngày mai, mình được mẹ đưa đi tiêm phòng bệnh cúm đấy!

Mình cũng vậy!

Vì sao chúng ta cần tiêm phòng bệnh?

I. VIRUS

1. Hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus

Virus là dạng sống có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được. Chúng có nhiều hình dạng khác nhau như hình que, hình đa diện, hình cầu,...

Quan sát hình 16.1 và cho biết hình dạng của các virus (theo bảng 16.1).

Bảng 16.1

Tên hình Hình que Hình cầu Hình đa diện
Hình a    
? ? ? ?

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-1

a) Virus khâm thuốc lá (Tobacco mosaic)

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-2

b) Virus Adeno

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-3

c) Virus Corona

Hình 16.1. Sơ đồ hình dạng của một số loại virus

Trang 93

 

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-4

Chất di truyền

Lớp vỏ protein

Hình 16.2. Sơ đồ cấu tạo đơn giản của một virus

Virus chưa có cấu tạo tế bào: không có màng tế bào, tế bào chất và nhân; chỉ có chất di truyền nằm ở giữa và lớp vỏ protein bao bọc bên ngoài. Do vậy, virus chưa được coi là một sinh vật hoàn chỉnh.

Em có biết

Em có thể hình dung được virus có kích thước nhỏ tới mức nào không? "Hàng triệu virus gộp lại mới bằng đầu của một chiếc ghim giấy".

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-5

2. Một số bệnh do virus gây nên ở người và sinh vật

Virus được coi là tác nhân gây bệnh cho thực vật, động vật và con người, do chúng có khả năng "sinh sản" và lan truyền rất nhanh từ tế bào này sang tế bào khác.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã biết khoảng 1000 bệnh do virus gây ra ở thực vật là nguyên nhân gây tổn thất trong nông nghiệp.

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-6

Hình 16.3. Virus gây bệnh thối rữa ở quả ớt, dâu tây và bí ngô

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-7

Hình 16.4. Virus gây bệnh đốm trắng hoặc nâu trên lá cây

Trang 94

?

Kể tên những bệnh do virus gây ra ở người, động vật, thực vật.

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-8

Hình 16.5. Người bị bệnh quai bị

Hơn 70% các loại bệnh ở động vật và con người là do virus gây nên, như bệnh cúm, đậu mùa, quai bị, viêm gan B, sởi,... và nhiều bệnh nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, bệnh dại, bại liệt, hội chứng HIV/AIDS.

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-9

Hình 16.6. Người bị bệnh đậu mùa

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-10

Hình 16.7. Virus HIV gây hội chứng AIDS

II.VÍ DỤ

1. Hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn

?

Quan sát hình 16.8 và nêu các thành phần cấu tạo của một vi khuẩn.

Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào rất nhỏ bé, có kích thước khoảng 0,5 – 10 micrômét (µm). Ta chỉ có thể quan sát chúng bằng kính hiển vi.

Tế bào vi khuẩn có cấu tạo đơn giản nhưng rất đa dạng về hình dạng. Vi khuẩn có ở cả trong không khí, trong đất, trong nước và trong cơ thể sinh vật.

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-11

Tế bào chất

Thành tế bào

Vùng nhân

Màng tế bào

Hình 16.8. Sơ đồ cấu tạo của một vi khuẩn

?

Quan sát hình 16.9 và nêu các hình dạng khác nhau của vi khuẩn.

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-12

Hình 16.9. Hình dạng khác nhau của các vi khuẩn

Trang 95

So sánh sự khác nhau về cấu tạo của virus và vi khuẩn theo gợi ý trong bảng 16.2.

Bảng 16.2

Đặc điểm Virus Vi khuẩn
Thành tế bào   ✔️
? ? ?

 

Xem hình ảnh hoặc video về các vi khuẩn và vẽ hình dạng của vi khuẩn đó.

 

Em có biết

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-13

Vi khuẩn là những sinh vật nhỏ bé nhất trên Trái Đất. Vài nghìn vi khuẩn có thể bám trên đầu của một cái đinh ghim. Có khoảng 40 triệu vi khuẩn trong một gam đất và hàng triệu vi khuẩn trong một mililít (ml) nước ngọt.

Có hơn 700 loại vi khuẩn khác nhau được tìm thấy trong miệng của con người. Vi khuẩn có thể hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá thức ăn hoặc có thể bảo vệ răng và lợi trong miệng. Nhưng cũng có một số vi khuẩn gây hại như vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi.

(Nguồn: Bacteriology, 10/2020)

2. Vai trò của vi khuẩn

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-14

Sữa chua

Phô mai

Dưa chua

Hình 16.10. Một số thực phẩm được tạo ra nhờ sự lên men của vi khuẩn

Vi khuẩn được dùng để chế biến các thực phẩm lên men như làm dưa chua, nước tương, sữa chua, phô mai,... Vi khuẩn còn có vai trò trong nông nghiệp như làm phân bón vi sinh,...

Cùng nhau làm sữa chua:

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-15

10-100 g đường trắng + 500 ml sữa tươi -> Khuấy đều + 50 ml sữa chua -> Khuấy đều -> Cho vào lọ có nắp đậy

Sữa chua hình thành có độ đậm đặc, màu sáng, vị hơi chua, hương thơm. Có thể bảo quản 7 – 10 ngày trong tủ mát có nhiệt độ 4 °C – 10 °C.

Ủ các lọ đựng sữa ở chỗ ấm có nhiệt độ 30°C-45 °C, trong thời gian 8 – 24 giờ.

Trang 96

3. Tác hại của vi khuẩn

Kể một số cách bảo quản thức ăn tránh bị hỏng do vi khuẩn ở gia đình em.

Vi khuẩn làm hỏng thức ăn

Vi khuẩn cũng có thể làm cho thức ăn dễ bị ôi thiu.

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-16

Hình 16.11. Quả trứng luộc bị ôi thiu

Vi khuẩn gây bệnh cho con người và sinh vật

Vi khuẩn gây ra nhiều bệnh cho con người như uốn ván, sốt thương hàn, bệnh lao,... làm héo cây. thực vật, vi khuẩn gây bạc lá,

Lấy ví dụ về vai trò và tác hại của vi khuẩn đối với người, sinh vật.

Lấy ví dụ về những vi khuẩn có ích và vi khuẩn gây hại cho sinh vật và con người.

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-17

Hình 16.12. Bệnh viêm da ở người do vi khuẩn

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-18

Hình 16.13. Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn

Tìm hiểu thêm

Vai trò của vi khuẩn trong nông nghiệp

Rễ cây họ Đậu thường có các nốt sần, là nơi sống của nhiều vi khuẩn cố định nitơ trong không khí thành phân đạm tự nhiên rất tốt cho cây trồng và có vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất. Ngoài ra, nhiều vi khuẩn còn góp phần phân giải xác của sinh vật như lá và cành cây, xác chết của động vật thành nguồn phân bón hữu cơ cho cây sử dụng.

Hãy cho biết vì sao người ta hay trồng xen cây họ Đậu với các cây trồng khác.

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-19

Nốt sần ở rễ cây họ Đậu

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-20

Lá cây mục do vi khuẩn phân giải

(Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ. 95(12))

Trang 97

III. PHÒNG BỆNH DO VIRUS VÀ VI KHUẨN GÂY NÊN

1. Phòng bệnh

?

Kể một số biện pháp phòng tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây nên.

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-21

Bảo vệ môi trường sống sạch sẽ

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-22

Tập thể dục nâng cao sức khoẻ

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-23

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-24

Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh cho cộng đồng

Hình 16.14. Một số biện pháp phòng bệnh ở người

Khi cây trồng đã bị bệnh do vi khuẩn và virus gây ra thì các biện pháp chữa bệnh cho cây sẽ không đạt hiệu quả cao. Do vậy, phòng bệnh là biện pháp hiệu quả cần quan tâm thực hiện thường xuyên.

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-25

Hình 16.15. Phun thuốc phòng bệnh cho cây trồng

Hình 16.16. Tạo giống cây sạch bệnh

Tìm hiểu, trao đổi với các bạn về những biện pháp mà gia đình và địa phương em đã thực hiện để phòng chống các bệnh lây nhiễm do virus, vi khuẩn gây nên đối với con người, cây trồng và vật nuôi.

Trang 98

?

1. Em cần làm gì để tránh bị bệnh cúm, bệnh quai bị?

2. Em có biết mình đã được tiêm vaccine phòng bệnh gì và tiêm khi nào không?

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-26

2. Sử dụng vaccine ngăn ngừa các bệnh do virus và vi khuẩn gây nên

Tiêm vaccine là biện pháp phòng các bệnh do virus và vi khuẩn gây nên như tiêm vaccine phòng bệnh sởi, quai bị, viêm gan B, uốn ván,... Tuy nhiên, cho đến nay một số bệnh do virus gây ra vẫn chưa có vaccine và phương pháp điều trị hiệu quả như AIDS, SARS, sốt Ebola,...

Tìm hiểu thêm

Vaccine là gì?

Vaccine là chế phẩm khi tiêm vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Nhờ có tiêm chủng vaccine mà hàng triệu trẻ em trên thế giới không bị chết do bệnh truyền nhiễm và một số bệnh dịch đã có thể biến mất hoàn toàn khỏi cộng đồng. Ví dụ như bệnh đậu mùa. Một số bệnh như bệnh sởi, nếu dừng chương trình tiêm chủng hoặc tỉ lệ tiêm chủng giảm xuống, bệnh sẽ bùng phát rất nhanh.

Em hãy tìm hiểu và kể tên các bệnh phổ biến cần tiêm chủng cho trẻ em ở nước ta hiện nay.

 

! Khi sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

hinh-anh-bai-16-virus-va-vi-khuan-10931-27

3. Sử dụng thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn gây bệnh

Kháng sinh được chiết xuất từ các vi khuẩn hoặc nấm có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở người và sinh vật.

Thuốc kháng sinh có thể điều trị được nhiều bệnh do vi khuẩn gây nên như bệnh viêm họng, tiêu chảy, nhiễm trùng da,...

Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh ở người, chúng ta cần lưu ý điều gì?

 

• Virus là "dạng sống" nhỏ bé, chưa có cấu tạo tế bào. Vi khuẩn là những sinh vật nhỏ bé, có cấu tạo tế bào.

• Virus và vi khuẩn đều rất đa dạng, có nhiều hình dạng khác nhau.

• Để phòng bệnh do virus và vi khuẩn gây ra cần phải: giữ cho môi trường sống sạch sẽ, tăng cường vận động cơ thể, có chế độ dinh dưỡng hợp lí và thực hiện các biện pháp để phòng tránh lây lan bệnh cho cộng đồng,...

• Vaccine được sử dụng để phòng một số bệnh do virus và vi khuẩn gây nên ở người và sinh vật.

• Khi bị bệnh do vi khuẩn gây nên, người ta thường dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 16. VIRUS VÀ VI KHUẨN | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Phần 3_Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống - Lớp 6 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự Nhiên 6

  1. Phần 1_Chủ đề 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành
  2. Phần 1_Chủ đề 2. Các phép đo
  3. Phần 2_Chủ đề 3. Các thể của chất
  4. Phần 2_ Chủ đề 4. Oxygen và không khí
  5. Phần 2_Chủ đề 5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm
  6. Phần 2_Chủ đề 6. Hỗn Hợp
  7. Phần 3_Chủ đề 7. Tế Bào
  8. Phần 3_Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống
  9. Phần 4_Chủ đề 9. Lực

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.