Bài 33. HIỆN TƯỢNG MỌC VÀ LẶN CỦA MẶT TRỜI | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Phần 5 - Chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời và Ngân Hà - Lớp 6 - Cánh Diều

Bài 33. HIỆN TƯỢNG MỌC VÀ LẶN CỦA MẶT TRỜI


Trang 165

Học xong bài học này, em có thể:

Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

Nếu quan sát bầu trời trong một ngày đêm, ta sẽ thấy Mặt Trời mọc ở phía đông vào buổi sáng, lên cao dần cho đến trưa rồi xuống thấp dần và lặn ở phía tây. Khi ánh sáng mặt trời giảm dần thì trời tối hơn, ta có thể nhìn thấy các ngôi sao trên bầu trời.

Mặt Trời có thực sự di chuyển trên bầu trời như mỗi ngày ta vẫn thấy không?

Em hãy về đường cong di chuyển của Mặt Trời trong một ngày vào vở với phía đông và phía tây như hình vẽ.

hinh-anh-bai-33-hien-tuong-moc-va-lan-cua-mat-troi-10989-0

Tây, Đông

I. TRÁI ĐẤT QUAY QUANH TRỤC

Trước đây, con người vẫn tưởng rằng Trái Đất đứng yên trong không gian; Mặt Trời di chuyển quanh Trái Đất, mỗi ngày một vòng.

Ngày nay, người ta biết rằng, Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó, một vòng mỗi ngày. Trục Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó. Chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông (hình 33.1).

Không được nhìn thẳng vào Mặt Trời bằng mắt thường. Muốn quan sát Mặt Trời, em phải dùng kính bảo vệ mắt.

hinh-anh-bai-33-hien-tuong-moc-va-lan-cua-mat-troi-10989-1

Trục, Cực Bắc

Cực Nam

Hình 33.1. Trái Đất quay quanh trục

Hãy sắp xếp các từ hay cụm từ cho trong khung dưới đây thành câu để mô tả chuyến động hằng ngày của Trái Đất.

• Trái Đất • xung quanh • từ phía tây sang phía đông
• trục • một vòng
bến cảng  • hết một ngày đêm • theo chiều

 

 

Em có biết

Bất cứ khi nào, chỉ có phần Trái Đất hướng về phía Mặt Trời là ban ngày, phần còn lại là ban đêm. Khi Trái Đất quay, phần ban ngày chuyển dần thành ban đêm, đồng thời phần ban đêm chuyển dần thành ban ngày.

Trang 166

II. SỰ MỌC VÀ LẶN CỦA MẶT TRỜI

Để hình dung được sự mọc và lặn hằng ngày của Mặt Trời, chúng ta sẽ dùng các dụng cụ như ở hình 33.2.

hinh-anh-bai-33-hien-tuong-moc-va-lan-cua-mat-troi-10989-2

Đèn (tượng trưng cho Mặt Trời)

Mô hình Trái Đất

Hình 33.2. Bộ dụng cụ dùng để biểu diễn sự mọc và lặn của Mặt Trời

Đầu tiên, gần mô hình người vào mô hình Trái Đất. Bật đèn và điều chỉnh sao cho mô hình người bắt đầu có ánh sáng đèn chiếu vào (hình 33.3a). Đó là lúc Mặt Trời mọc ở phía đông (các phía đông, tây ở đây là đối với mô hình người).

Tiếp theo, quay từ từ mô hình Trái Đất theo chiều từ phía tây sang phía đông. Quá trình đó tương ứng với Mặt Trời lên cao dẫn và ở cao nhất trên bầu trời vào lúc trưa (hình 33.3b).

Tiếp tục quay từ từ mô hình Trái Đất theo chiều từ phía tây sang phía đông. Khi hình người không còn nhận được ánh sáng đèn chiếu vào nữa là lúc Mặt Trời lặn ở phía tây (hình 33.3c).

hinh-anh-bai-33-hien-tuong-moc-va-lan-cua-mat-troi-10989-3

Hình 33.3. Mô hình Trái Đất quay quanh trục từ phía tây sang phía đông

Như vậy, do Trái Đất quay quanh trục từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây mỗi ngày.

Vào một ngày có nắng, em hãy so sánh độ dài bóng của một cái que thẳng (cầm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ, 9 giờ và 10 giờ.

 

Hằng ngày, Trái Đất quay từ phía tây sang phía đông nên chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lăn ở phía tây.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 33. HIỆN TƯỢNG MỌC VÀ LẶN CỦA MẶT TRỜI | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Phần 5 - Chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời và Ngân Hà - Lớp 6 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự Nhiên 6

  1. Phần 1_Chủ đề 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành
  2. Phần 1_Chủ đề 2. Các phép đo
  3. Phần 2_Chủ đề 3. Các thể của chất
  4. Phần 2_ Chủ đề 4. Oxygen và không khí
  5. Phần 2_Chủ đề 5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm
  6. Phần 2_Chủ đề 6. Hỗn Hợp
  7. Phần 3_Chủ đề 7. Tế Bào
  8. Phần 3_Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống
  9. Phần 4_Chủ đề 9. Lực
  10. Phần 4 - Chủ đề 10: Năng lượng
  11. Phần 5 - Chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.