Bài 31. SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Phần 4 - Chủ đề 10: Năng lượng - Lớp 6 - Cánh Diều

Bài 31. SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG


Trang 158

Học xong bài học này, em có thể:

• Lấy ví dụ chứng tỏ được năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

• Nêu được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

• Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ.

• Nêu được sự truyền năng lượng ở một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn.

• Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng ngày.

Hằng ngày, chúng ta sử dụng năng lượng trong nhiều hoạt động như nấu ăn, giặt quần áo, chơi thể thao, vận hành các máy và thiết bị,... Trong các hoạt động đó đều có sự chuyển hoá năng lượng.

Ví dụ, ở các thành phố, vào buổi tối, năng lượng điện được chuyển thành ánh sáng của các đèn điện giúp duy trì nhịp sống và làm thành phố đẹp hơn.

I. SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG

Trong mọi hoạt động, đều có sự chuyển năng lượng từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.

Ví dụ:

a) Năng lượng nhiệt từ nhiên liệu truyền cho nước trong nồi.

hinh-anh-bai-31-su-chuyen-hoa-nang-luong-10986-0

b) Năng lượng từ quả bóng màu tím truyền cho các quả bóng màu khác khi va chạm.

hinh-anh-bai-31-su-chuyen-hoa-nang-luong-10986-1

Tìm từ thích hợp với chỗ ? ở câu b theo mẫu ở câu a dưới đây.

a) Năng lượng của nhiên liệu trong ô tô chuyển thành động năng của ô tô đang chuyển động.

Trang 159

b) Năng lượng điện chuyển thành năng lượng ? phát ra từ đèn điện.

hinh-anh-bai-31-su-chuyen-hoa-nang-luong-10986-2

Vào mùa đông, khi xoa hai lòng bàn tay với nhau, sau đó áp lòng bàn tay vào má, ta thấy ấm hơn. Thảo luận với bạn để chỉ ra sự chuyển dạng năng lượng chủ yếu khi đó. Nêu tên dạng năng lượng truyền từ hai tay lên má trong động tác kể trên.

II. NĂNG LƯỢNG HAO PHÍ

Mọi quá trình có sự truyền năng lượng hoặc chuyển dạng năng lượng đều kèm theo năng lượng hao phí.

Ví dụ, khi đèn điện được bật sáng, năng lượng điện chuyển thành năng lượng ánh sáng. Khi đó, năng lượng ánh sáng là năng lượng có ích. Đồng thời, một phần năng lượng điện chuyển thành năng lượng nhiệt làm nóng đèn và toà ra không khí xung quanh. Phần năng lượng nhiệt này là năng lượng hao phí.

Trong nhiều trường hợp, năng lượng hao phí có thể gây ra tác hại cho chúng ta. Do đó, trong các hoạt động, chúng ta cần tìm cách giảm phần năng lượng hao phí.

Nêu tên năng lượng có ích và năng lượng hao phí khi sử dụng bếp ga để nấu ăn.

III. TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Càng ngày chúng ta càng sử dụng nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, những nhiên liệu chủ yếu như dầu hoả, khí đốt, than đá đang hết dần. Trong khi đó, việc khai thác các năng lượng khác chưa thể bù đắp được phần năng lượng thiếu hụt. Chính vì thế, việc sử dụng tiết kiệm năng lượng là rất cần thiết.

Trong khoa học và sản xuất, con người ngày càng sử dụng nhiều công nghệ tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn.

Ở mỗi gia đình, để thực hiện tiết kiệm năng lượng chúng ta cần tắt các thiết bị điện khi không dùng và sử dụng thiết bị điện có nhãn mác chứng nhận tiết kiệm năng lượng của Bộ Công thương.

Trong các hành động sau, hành động nào gây lãng phí năng lượng, hành động nào thể hiện việc tiết kiệm năng lượng?

- Tất các thiết bị điện trong lớp học khi ra về.

- Đặt điều hoà không khí ở mức dưới 25 °C vào những ngày mùa hè nóng nực.

- Bật tất cả bóng điện ở hành lang lớp học trong các giờ học.

Trang 160

Từ hay cụm từ nào sau đây: năng lượng hoá học; động năng; năng lượng nhiệt; năng lượng điện thích hợp với vị trí có dấu ? trong mỗi hình dưới đây?

hinh-anh-bai-31-su-chuyen-hoa-nang-luong-10986-3

a) Năng lượng của thức ăn chuyển thành ? của người đạp xe

hinh-anh-bai-31-su-chuyen-hoa-nang-luong-10986-4

b) Năng lượng điện chuyển thành năng lượng có ích là động năng của cánh quạt và năng lượng hao phí là ? khi sử dụng quạt điện

hinh-anh-bai-31-su-chuyen-hoa-nang-luong-10986-5

c) Năng lượng gió chuyển thành năng lượng có ích là ? trong quá trình sản xuất điện

Đề xuất biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng điện khi dùng các thiết bị sau đây: đèn điện, ti vi, điều hoà không khí, bếp điện / bếp từ / lò vi sóng.

Trang 161

IV. BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG

Một quả bóng ở trên cao có thể năng hấp dẫn. Khi rơi từ một độ cao xác định xuống dưới, quả bóng chạm vào mặt sàn và nảy lên. Nhưng nó không thể lên đến độ cao lúc đầu. Thế năng hấp dẫn của quả bóng đã giảm so với lúc đầu. Phải chăng, đã có sự mất mát năng lượng trong quá trình quả bóng chuyển động?

Thực tế, thế năng hấp dẫn của quả bóng giảm nhưng năng lượng không mất đi. Một phần thế năng hấp dẫn của quả bóng chuyển thành năng lượng nhiệt (truyền cho sàn nhà và không khí). Khi thế năng hấp dẫn của quả bóng chuyển hết thành năng lượng nhiệt, nó sẽ nằm yên ở mặt sàn.

Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định: Năng lượng không tự sinh ra và không mất đi. Năng lượng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. Đó là nội dung của định luật bảo toàn năng lượng.

Ví dụ: Khi bật đèn điện, năng lượng điện chuyển thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt. Trong đó, năng lượng ánh sáng là năng lượng có ích, năng lượng nhiệt là năng lượng hao phí. Người ta đã chứng minh tổng năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt bằng năng lượng điện.

Em hãy lấy ví dụ để minh hoạ sự bảo toàn năng lượng.

 

• Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác. Trong các quá trình đó, luôn có sự hao phí năng lượng.

• Năng lượng không tự sinh ra, không mất đi mà chỉ chuyến từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 31. SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG | Khoa Học Tự Nhiên 6 | Phần 4 - Chủ đề 10: Năng lượng - Lớp 6 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự Nhiên 6

  1. Phần 1_Chủ đề 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành
  2. Phần 1_Chủ đề 2. Các phép đo
  3. Phần 2_Chủ đề 3. Các thể của chất
  4. Phần 2_ Chủ đề 4. Oxygen và không khí
  5. Phần 2_Chủ đề 5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm
  6. Phần 2_Chủ đề 6. Hỗn Hợp
  7. Phần 3_Chủ đề 7. Tế Bào
  8. Phần 3_Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống
  9. Phần 4_Chủ đề 9. Lực
  10. Phần 4 - Chủ đề 10: Năng lượng
  11. Phần 5 - Chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.