Nội Dung Chính
Trang 167
Học xong bài học này, em có thể:
Thiết kế mô hình thực tế (hoặc vẽ hình) để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như quả bóng
Lơ lửng mà không rơi
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi.
(Trăng sáng - NHƯỢC THUỶ)
Em đã bao giờ nhìn thấy Mặt Trăng hôm thì "tròn như quả bóng", hôm lại khuyết "giống con thuyền trôi" chưa?
Những nội dung tiếp sau đây sẽ giúp các em hiểu được vì sao lại có thể nhìn thấy hình dạng Mặt Trăng như thế.
Hình 34.1. Ảnh chụp Mặt Trăng khi tròn, khi khuyết
Có những đêm, Mặt Trăng sáng rõ trên bầu trời. Đôi khi, chúng ta cũng nhìn thấy Mặt Trăng trên bầu trời vào ban ngày.
Trang 168
Cũng như Trái Đất, Mặt Trăng không phát sáng. Chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời (hình 34.2).
Mặt Trời
Mặt Trăng
Trái Đất
Hình 34.2. Ánh sáng từ Mặt Trời đền Mặt Trăng rồi phân chiều đến Trái Đất
? Một bạn học sinh nói: "Ban ngày chúng ta thấy Mặt Trời, còn ban đêm chúng ta thấy Mặt Trăng". Bạn ấy nói đúng không? Vi sao? |
Ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng đến Trái Đất yếu hơn rất nhiều so với ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời đến Trái Đất. Do đó, ban đêm, ta thấy Mặt Trăng rõ hơn khi thấy nó ban ngày.
I. MẶT TRĂNG CÓ HÌNH DẠNG NHÌN THẤY NHƯ THẾ NÀO?
? Có mấy tuần giữa ngày trăng tròn này và ngày trăng tròn tiếp theo? |
Có những ngày, ta thấy Mặt Trăng tròn, nhưng cũng có ngày ta lại dường như không thấy Mặt Trăng. Từ ngày không trăng đến ngày trăng tròn là khoảng hai tuần. Sau hai tuần tiếp theo, lại đến ngày không trăng. Như vậy, từ ngày không trăng qua ngày trăng tròn, đến ngày không trăng tiếp theo hết khoảng một tháng.
Để hình dung được hình dạng nhìn thấy khác nhau của Mặt Trăng, chúng ta làm như sau:
Một chiếc hộp được treo một quả bóng bên trong và gắn một đèn pin qua lỗ ở thành hộp. Quả bóng tượng trưng cho Mặt Trăng. Đèn pin tương trưng cho Mặt Trời. Quan sát hình dạng Mặt Trăng qua bốn lỗ ở thành hộp (hình 34.3).
Hình 34.3. Bộ dụng cụ để hình dung các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
Trang 169
II. GIẢI THÍCH CÁC HÌNH DẠNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG
Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết khoảng một tháng.
Hình 34.4 cho thấy hình dạng Mặt Trăng ở các vị trí khác nhau trong một vòng quay của nó xung quanh Trái Đất.
Như ta thấy trên hình này, phần Mặt Trăng đối diện với Mặt Trời luôn được chiếu sáng. Tuy nhiên, hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi theo ngày vì ở các ngày khác nhau, từ Trái Đất chúng ta nhìn nó với các góc khác nhau.
• Khi Mặt Trăng ở cùng phía với Mặt Trời, mặt tối của nó quay về phía Trái Đất cho nên chúng ta không thấy Mặt Trăng. Đó là ngày không trăng (vị trí 1, hình 34.4).
• Khi Mặt Trăng ở phía ngược lại với Mặt Trời, nửa được Mặt Trời chiếu sáng của nó quay về phía Trái Đất. Chúng ta thấy một Mặt Trăng tròn (vị trí 3, hình 34.4).
Mặt Trăng
Không Trăng
Ánh sáng mặt trời
Trái Đất
Nửa Trăng (bán nguyệt)
Trăng tròn
Nửa Trăng (bản nguyệt)
Hình 34.4. Các hình dạng Mặt Trăng nhìn từ Trái Đất
Hãy vẽ sơ đồ các vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi chúng ta nhìn thấy một nửa Mặt Trăng. |
Trò chơi thể hiện hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng. Một người đừng yên tượng trưng cho Mật Trời. Người kia cầm một quá bóng tròn nửa đen, nửa trắng tượng trưng cho Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng như hình 34.5 và đi xung quanh người đứng yên. Trong quá trình thể hiện Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, phải giữ phần trắng của quả bóng luôn hướng về đâu? Hình 34.5 |
• Chúng ta thấy Mặt Trăng vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời. • Khi Mặt Trăng di chuyến xung quanh Trái Đất, hình dạng của Mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ các góc khác nhau. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn