Nội Dung Chính
Trang 44
Học xong bài học này, em có thể:
• Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.
• Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng.
• Nêu được cách sử dụng một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng an toàn, hiệu quả và bảo đảm phát triển bền vững.
Quan sát hình bên và kể tên một số bộ phận của ô tô. Cho biết các bộ phận đó được làm từ vật liệu nào. Nhiên liệu dùng cho động cơ ô tô là gì?
I. MỘT SỐ VẬT LIỆU THÔNG DỤNG
Các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Các vật liệu được tạo nên từ một hoặc nhiều chất. Ví dụ: dây đồng được tạo nên từ đồng; thép được tạo nên từ sắt và carbon,... Các vật liệu rất phong phú và đa dạng.
? Kể tên những vật liệu mà em biết.
1. Tính h chất và ứng dụng của một số v vật liệu thông dụng
? Kể tên một số vật dụng bằng nhựa. Chúng có đặc điểm gì?
Nhựa
Nhựa dễ tạo hình, thường nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện và bền với môi trường. Vì vậy, nhựa được dùng để chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Em có biết Một số kí hiệu sử dụng đồ nhựa an toàn: Dùng được trong lò vi sóng An toàn khi đựng thực phẩm Sử dụng được trong tủ đông Sản phẩm nhựa có thể tái chế |
Hình 8.1. Một số vật dụng bằng nhựa
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các vật liệu bằng nhựa, cần tránh đặt chúng gần nơi có nhiệt độ cao. Tuỳ mục đích sử dụng mà lựa chọn các loại nhựa phù hợp. Có một số loại nhựa không dùng để đựng thực phẩm, có loại không dùng được trong lò vi sóng hoặc tủ đông,... Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Trang 45
Kim loại
Kim loại có các tính chất chung như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt tốt. Ngoài ra, các kim loại khác nhau còn có những tính chất khác nhau: tính nhẹ, tính cứng, tính bền,...
a) Xoong, nồi
b) Dây dẫn điện
c) Cầu
d) Vỏ máy bay
Hình 8.2. Một số ứng dụng của kim loại
? Quan sát hình 8.2, nêu một số ứng dụng của kim loại. Cho biết ứng dụng đó dựa trên tính chất nào.
Kể tên một số vật dụng được chế tạo từ kim loại (nhôm, đồng,...).
Em có biết
NGUY HIỂM VỀ ĐIỆN Lưu ý: Khi thấy dây dẫn điện bị hở, cần rút phích cắm khỏi nguồn điện và bọc lại vị trí bị hở bằng các vật liệu cách điện như băng dính cách điện. |
Cao su
Cao su bị biến dạng khi chịu tác dụng nén hoặc kéo giãn và trở lại dạng ban đầu khi thôi tác dụng. Cao su có khả năng chịu mài mòn, cách điện và không thấm nước. Khi sử dụng các vật dụng bằng cao su, cần chú ý không nên để chúng ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh tiếp xúc với các hoá chất trong thời gian dài hoặc các vật sắc nhọn.
a) Lốp xe (vỏ xe)
b) Găng tay (bao tay) cách điện
Hình 8.3. Một số ứng dụng của cao su
? Dựa vào tính chất nào mà cao su được sử dụng để chế tạo lốp xe?
Trang 46
Thuỷ tinh
? Dựa vào tính chất nào mà thuỷ tinh thường được sử dụng làm dụng cụ trong phòng thí nghiệm?
Hãy kể tên một số vật dụng bằng thuỷ tinh ở gia đình em. Em cần lưu ý gì khi sử dụng chúng?
Thuỷ tinh bền với điều kiện của môi trường, không thấm nước, không tác dụng với nhiều hoá chất. Thuỷ tinh trong suốt, có thể cho ánh sáng truyền qua.
a) Đồ gia dụng
b) Dụng cụ trong phòng thí nghiệm
Hình 8.4. Một số ứng dụng của thuỷ tinh
Các vật dụng bằng thuỷ tinh khi vỡ dễ gây thương tích. Vì vậy, cần cẩn thận khi sử dụng chúng. Ngoài ra, nên dùng vải mềm để lau chùi các vật dụng bằng thuỷ tinh, tránh đặt những vật cứng, nặng đè lên. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà chọn loại thuỷ tinh phù hợp.
Gốm
So sánh tính chất của thuỷ tinh và gốm.
Gốm là vật liệu cứng, bền với điều kiện môi trường. Nhiều loại gốm cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn