Nội Dung Chính
(Trang 39)
Sau khi học xong bài này, em sẽ: - Giải thích được thành phần dinh dưỡng và vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi. - Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi. |
Mở đầu
Thức ăn chăn nuôi là gì? Thức ăn có vai trò Bgì đối với cơ thể vật nuôi? Thế nào là nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi?
I- THỨC ĂN CHĂN NUÔI
1. Khái niệm và vai trò của thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến. Thức ăn chăn nuôi gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bồ sung và thức ăn truyền thống.
Hình 7.1. Vai trò của thức ăn chăn nuôi
Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động
Vai trò của thức ăn chăn nuôi
Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết đề sinh trưởng, phát triển
Tạo các sản phẩm chăn nuôi
Khám phá
1. Thức ăn chăn nuôi là gì? Có những loại thức ăn chăn nuôi nào? 2. Quan sát Hình 7.1 và cho biết vai trò của thức ăn chăn nuôi. |
(Trang 40)
2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi
Khám phá
Quan sát Hình 7.2 và nêu các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi. |
Thức ăn chăn nuôi chứa nước và chất khô. Trong chất khô có các nhóm chất hữu cơ (protein, lipid, carbohydrate, vitamin) và chất vô cơ (các loại chất khoảng).
Hình 7.2. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi
Nước
Thức ăn
Chất khô
Chất vô cơ
Khoáng đa lượng (Ca, P, Mg, Na, Cl,...)
Khoảng vi lượng (Fe, Cu, Mn, Zn,...)
Chất hữu cơ (protein, lipid, carbohydrate, vitamin)
Thông tin bổ sung
Bảng 7.1. Thành phần dinh dưỡng của một số thức ăn chăn nuôi (g/kg tươi)
Nước | Chất khô | ||||
Protein | Lipid | Carbohydrate | Chất Khoáng | ||
Rau muống | 894 | 21 | 7 | 47 | 15 |
Cây ngô non | 869,4 | 14 | 4 | 66,8 | 12 |
Hạt gạo lẻ | 127,2 | 83,8 | 15 | 758 | 10 |
Hạt ngô lẻ | 119 | 92,8 | 42,1 | 700,6 | 15 |
(Nguồn: Lê Đức Ngoan và Dư Thanh Hằng (2014).
Giáo trình Dinh dưỡng vật nuôi, NXB Đại học Huế)
(Trang 41)
3. Vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi
Bảng 7.2. Các nhóm thức ăn và vai trò đối với vật nuôi
Nhóm thức ăn | Vai trò | Ví dụ |
Giàu năng lượng | Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của vật nuôi như di chuyển, hô hấp, tiêu hoá thức ăn.... tham gia tạo nên các sản phẩm như thịt, trứng, sữa,... | Hạt ngũ cốc (thóc, ngô....); sản phẩm phụ từ ngũ cốc (tấm, cám gạo,...); các loại củ (sắn, khoai lang, dong riềng, củ từ,...) |
Giàu protein | Là nguyên liệu để tổng hợp các loại protein đặc trưng của cơ thể.... | Đậu tương, vừng, lạc, khô dầu (lạc, đậu tương....), cá, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng tằm, giun đất, mối.... |
Giàu khoảng | Tham gia vào cấu trúc xương, cấu trúc một số protein chức năng (enzyme, hormone) để xúc tác và điều hoà các phản ứng sinh hoá trong cơ thể vật nuôi.... | Bột vỏ tôm, vỏ cua, vò ốc, vỏ trứng, bột xương, premix.... |
Giàu vitamin | Điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.... | Các loại rau, cò, lá cây, củ, quả (cà rốt, bí đỏ, su hào....), premix.... |
Khám phá
1. Đọc thông tin trong Bảng 7.2, nêu vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi. 2. Em hãy kể tên một số thức ăn giàu năng lượng và giàu protein được dùng trong chăn nuôi ở địa phương em. |
Thông tin bổ sung
Premix là một hỗn hợp các chất giàu dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao (chất khoáng, vitamin....), được trộn sẵn dùng để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. |
II - NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI
Khám phá
Đọc nội dung mục II và cho biết nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là gì. Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào những yếu tố nào và có ý nghĩa gì trong chăn nuôi? |
Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là lượng các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho vật nuôi để duy trì sự sống và tạo sản phẩm. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống. giai đoạn phát triển của cơ thể và khả năng sản xuất của vật nuôi. Nhu cầu dinh dưỡng là căn cứ quan trọng để xác định tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn cho vật nuôi.
(Trang 42)
Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi bao gồm nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất (Hình 7.3).
Hình 7.3. Sơ đồ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu duy trì
Lượng chất dinh dưỡng tối thiều đề vật nuôi tồn tại, duy trì thân nhiệt và các hoạt động sinh li trong trạng thái không tăng, không giảm khối lượng. không tạo sản phẩm.
Nhu cầu sản xuất
Lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạo ra sản phẩm như tạo sữa, sức kéo, nuôi thai, đề trùng....
III - TIÊU CHUẨN ĂN CỦA VẬT NUÔI
1. Khái niệm
Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong một ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi duy trì các hoạt động sống và tạo sản phầm.
Tiêu chuẩn ăn được biểu thị bằng các chỉ số dinh dưỡng. Muốn xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi, cần thực hiện thí nghiệm đối với từng loài, từng độ tuổi, khối lượng cơ thể, trạng thái sinh lí và khả năng sản xuất.
2. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn
a) Năng lượng
Các chất dinh dưỡng như carbohydrate, lipid và protein là những chất cung cấp năng lượng cho vật nuôi. Trong đó, carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi. Năng lượng trong thức ăn được tỉnh bàng Kcal hoặc Joule (J).
b) Chất đạm
Protein trong thức ăn được vật nuôi ăn vào sẽ sử dụng để tổng hợp các hoạt chất sinh học (enzyme, hormone), tạo các mô của vật nuôi và tạo sản phẩm chăn nuôi.
Chỉ số protein được tính theo tỉ lệ % protein thô trong vật chất khô của khẩu phần hay số gram protein tiêu hoá/1 kg thức ăn.
c) Chất khoáng
Khoảng đa lượng: gồm các nguyên tố Ca, P, Mg, Na, Cl,... có vai trò cấu tạo nên các hợp chất xây dựng cấu trúc tế bào, cơ quan, bộ phận của cơ thể; tham gia vào các hoạt động sinh li của cơ thể như co cơ, dẫn truyền xung thần kinh. Các nguyên tố khoáng đa lượng thường tỉnh bằng g/con/ngày.
Khoảng vi lượng: gồm các nguyên tố Fe, Cu, Co, Mn, Zn,... là thành phần cấu trúc bắt buộc của các enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Lượng các nguyên tổ vi lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể ít hơn 0,01%. Các nguyên tố khoảng vi lượng thường tỉnh bằng mg/con/ngày.
(Trang 43)
Thông tin bổ sung
Hình 7.4. Đá liếm Đá liếm (Hình 7.4) là tổng hợp các khoáng chất được ép (đúc) thành từng khối với khối lượng phù hợp, có thể tạo lỗ ở giữa đề treo khi sửdụng. Có nhiều loại đá liếm: đá liếm hỗn hợp sửdụng cho bò thịt, bỏ sữa, dê, ngựa,.... và đá liếm giàu phosphorus chuyên sử dụng cho bò sữa và cửu. |
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo,... hãy cho biết những tác hại khi vật nuôi bị thiếu chất khoáng. |
Khám phá
Nêu vai trò chính của các chỉ số dinh dưỡng đối với vật nuôi. |
d) Vitamin
Vitamin có tác dụng điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể vật nuôi. Nhu cầu vitamin có thể tinh bằng mg/kg thức ăn hoặc µg/kg thức ăn.
Ngoài các chỉ số cơ bản trên, khi xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi cần quan tâm đến hàm lượng chất xơ và các amino acid thiết yếu.
IV - KHẨU PHẦN ĂN CỦA VẬT NUÔI
Khẩu phần ăn của vật nuôi là tiêu chuẩn ăn đã được cụ thể hoá bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định. Đó là lượng các loại thức ăn cung cấp hằng ngày, đảm bảo cho vật nuôi duy trì sự sống và sản xuất thịt, trứng, sữa,.... đạt tiêu chuẩn do người chăn nuôi đề ra. Khẩu phần ăn bao gồm khẩu phần duy trì và khẩu phần sản xuất.
Ví dụ: Tiêu chuẩn ăn của mỗi lợn nái ở giai đoạn hậu bị, khối lượng khoảng 66 – 80 kg là: năng lượng: 7000 Kcal; protein: 308 g; Ca: 16 g, P: 11 g; NaCl: 11 g.
Để đảm bảo tiêu chuẩn ăn trên, người ta lập khẩu phần ăn của mỗi lợn nái gồm rau lang: 5 kg; cám loại 2: 1,5 kg; ngô: 0,45 kg; bột cá: 0,1 kg và khô dầu lạc: 0,2 kg.
(Nguồn: Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Hùng Sơn,
Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Dương Huyền và Nguyễn Ngọc Bằng (2020).
Giáo trình Nhập môn chăn nuôi, NXB Học viện Nông nghiệp).
Khám phá
Cho các thông tin về tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của mỗi lợn thịt giai đoạn 60 – 90 kg như sau: 7000 Kcal; 224 g protein; 1,7 kg gạo; 0,3 kg khô lạc; 16 g calcium; 2,8 kg rau xanh; 13 g phosphorus, 40 g muối ăn; 54 g bột vỏ sò. Từ những thông tin đã cho, em hãy xác định tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của mỗi lợn thịt ở giai đoạn 60 – 90 kg. |
(Trang 44)
2. Nguyên tắc lập khẩu phần và phối trộn thức ăn
Để vật nuôi tiêu hoá tốt, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, không bị táo bón, tiêu chảy, dị ứng.... khi lập khẩu phần ăn cần đảm bảo các nguyên tắc như Hình 7.5.
Khám phá
1. Lập khẩu phần ăn cần đảm bảo nguyên tắc nào? Tại sao? 2. Phối trộn thức ăn là gì? Nêu mục đích của việc phối trộn thức ăn. |
Hình 7.5. Nguyên tắc lập khẩu phần ăn
Đảm bảo đúng tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
Tính khoa học
Phù hợp với "khẩu vị" của vật nuôi
Nguyên tắc lập khẩu phần ăn
Phù hợp với đặc điểm sinh lí của từng loại vật nuôi
Tinh kinh tế
Sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu có ở địa phương để giảm chi phí, hạ giá thành
Phối trộn thức ăn là phương pháp kết hợp nhiều nguyên liệu thức ăn lại với nhau để tạo thành thức ăn hỗn hợp. Đây là giải pháp giúp người nuôi dễ dàng xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp, giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, giảm chi phí trong chăn nuôi, từ đó nâng cao được giá trị sản xuất, tạo hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cao hơn.
Luyện tập
1. Kể tên ba loại thức ăn tương ứng với nhóm thức ăn: giàu năng lượng, giàu protein, giàu khoáng và giàu vitamin.
2. Nêu vai trò của protein, khoáng chất, vitamin đối với cơ thể vật nuôi.
3. Khẩu phần ăn là gì? Khi lập khẩu phần ăn cần thực hiện theo nguyên tắc nào?
Vận dụng
Từ nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, em hãy đề xuất vật nuôi phù hợp để chăn nuôi tại địa phương.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn