Bài 11: Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi | Công Nghệ | Chương IV: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Công nghệ 11 - Chương IV: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi - Bài 11: Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi


(Trang 60)

Sau khi học xong bài này, em sẽ:

- Trình bày được vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi.

- Đề xuất được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.

hinh-anh-bai-11-vai-tro-cua-phong-tri-benh-trong-chan-nuoi-12198-0

Mở rộng

Bệnh ở vật nuôi là gì? Chúng có tại hại như thế nào? Việc phòng, trị bệnh có vai trò như thế nào đối với chăn nuôi? Cần có biện pháp gì để đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường?

I - VAI TRÒ CỦA PHÒNG, TRỊ BỆNH TRONG CHĂN NUÔI

1. Khái niệm bệnh

Bệnh là trạng thái không bình thường của vật nuôi. Khi vật nuôi bị bệnh thường có các biểu hiện như buồn bã, chậm chạm, chán ăn hoặc bỏ ăn, sốt, chảy nước mắt và nước mũi, ho, tiêu chảy, bại liệt, xù lông.... Bệnh ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, bệnh nặng có thể gây chết.

Bệnh có thể do nguyên nhân bên trong (di truyền, rối loạn trao đổi chất) hoặc nguyên nhân g bất lợi của điều kiện sốn bên ngoài (vi sinh vật gây bệnh, tác động bất lợi của điều kiện sống....).

Khám phá

Kể tên một số bệnh ở vật nuôi mà em biết. Nêu nguyên nhân và mô tả biểu hiện của những loại bệnh đó.

2. Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi

a) Bảo vệ vật nuôi

Bệnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, làm vật nuôi chậm lớn, thậm chỉ không lớn. Một số bệnh gây sẩy thai ở gia súc, sinh con dị dạng hoặc có thể gây chết hàng loạt ở vật nuôi.

Các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi nhầm tiêu diệt mầm bệnh, ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh và sự tiếp xúc của mầm bệnh với vật nuôi, tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Nhờ đó, bảo vệ vật nuôi trước các tác nhân gây bệnh, hạn chế ảnh hưởng xấu của bệnh đối với vật nuôi, giúp vật nuôi khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt.

Khám phá

1. Nêu vai trò của phòng, trị bệnh đối với vật nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.

2. Theo em, vì sao phòng bệnh lại có vai trò tăng sức đề kháng cho vật nuôi?

(Trang 61)

b) Nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Bệnh làm cho vật nuôi chậm lớn; giảm sản lượng và chất lượng trứng, thịt, sữa, giảm giá sản phẩm chăn nuôi, tăng chi phí chăn nuôi (chi phí chữa bệnh cho vật nuôi, khử trùng, vệ sinh chuồng nuôi,...), do đó làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Dịch bệnh có thể làm cho người chăn nuôi bị thua lỗ.

Phòng bệnh tốt sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, giảm chi phí trị bệnh cho vật nuôi. Nhờ đó giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

Khám phá

Nêu vai trò của phòng, trị bệnh đối với hiệu quả chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.

c) Bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường

Nếu không được phòng và trị bệnh tốt, bệnh ở vật nuôi có thể bùng phát thành dịch, gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Bên cạnh đó, một số bệnh có thể lây truyền từ vật nuôi sang người, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, một số bệnh gây tỉ lệ tử vong cao cho người.

Việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi sẽ giúp hạn chế dịch bùng phát, ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người, góp phần bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.

Khám phá

Giải thích vì sao phòng, trị bệnh cho vật nuôi có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ con người.

Kết nối nghề nghiệp

Bác sĩ thú y và kĩ sư chăn nuôi thú y là những người tốt nghiệp đại học ngành Thú ý hoặc Chăn nuôi thú y. Công việc chính của họ là chân đoán, phòng, trị bệnh cho vật nuôi; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi và cộng đồng. Bên cạnh đó, họ cũng có kiến thức để làm một số công việc liên quan như chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi thú cảnh, thuỷ sản.

Thông tin bổ sung

Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người, mức độ lây lan ngày càng tăng, hơn 70% các bệnh truyền nhiễm ở người được phát hiện có nguồn gốc từ động vật. Một số bệnh phổ biến đã lây truyền từ động vật sang người như bệnh dịch hạch (lây từ chuột), bệnh Ebola (lây từ khi), bệnh cúm gia cầm do virus H5N1, H5N6 gây ra (lây từ gia cầm).

Nguồn: Báo cáo của Bộ Y tế tại Hội nghị quốc tế phòng chống

bệnh lây truyền từ động vật sang người (8/2015)

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... đề tìm hiểu thêm về một số bệnh có thể lây từ động vật sang người.

(Trang 62)

II - BIỆN PHÁP AN TOÀN CHO NGƯỜI, VẬT NUÔI VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Đối với chăn nuôi nông hộ

Chuồng trại, khu vực chăn nuôi khác phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc, diệt mầm bệnh và các loài động vật trung gian truyền bệnh định kỉ và sau mỗi đợt nuôi (Hình 11.1a). Dụng cụ dùng trong chăn nuôi phải được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng. Con giống phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi theo quy định, không mang mầm bệnh truyền nhiễm, đã được kiểm dịch và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc. Thức ăn chăn nuôi phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không gây hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phầm chăn nuôi. Nước sử dụng trong chăn nuôi phải sạch, không gây bệnh cho vật nuôi. Vật nuôi được đưa ra các bãi chăn thả chung phải khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh truyền nhiễm.

2. Đối với chăn nuôi trang trại

Địa điểm của cơ sở chăn nuôi phải theo quy hoạch, cách xa khu dân cư, công trình công cộng, đường giao thông chính, nguồn gây ô nhiễm (Hình 11.1b).

Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi; cơ sở kinh doanh vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống; trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi; thức ăn, nước dùng cho vật nuôi; chất thải động vật và các đối tượng khác thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y.

hinh-anh-bai-11-vai-tro-cua-phong-tri-benh-trong-chan-nuoi-12198-1

Hình 11.1. Một số biện pháp an toàn trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi

Khám phá

Em hãy đề xuất biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.

Luyện tập

1. Trình bày vai trò của việc phòng, trị bệnh trong chăn nuôi.

2. Giải thích vì sao phòng bệnh cho vật nuôi có vai trò phát triển chăn nuôi bền vững.

Vận dụng

Đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 11: Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi | Công Nghệ | Chương IV: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Công Nghệ

  1. Chương I: Giới thiệu chung về chăn nuôi
  2. Chương II: Công nghệ giống vật nuôi
  3. Chương III: Công nghệ thức ăn chăn nuôi
  4. Chương IV: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
  5. Chương V: Công nghệ chăn nuôi
  6. Chương VI: Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.