Nội Dung Chính
(Trang 79)
Sau khi học xong bài này, em sẽ: Trình bày được những yêu cầu về chuồng nuôi của một số vật nuôi phổ biến. Đề xuất được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. |
Mở rộng
Thế nào là một chuồng nuôi tốt? Những nguyên nhân nào làm cho chuồng nuôi bị 8 ô nhiễm? Cần phải làm gì để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?
I- CHUỒNG NUÔI
Chuồng nuôi là "nhà ở" của vật nuôi, là nơi tạo ra tiểu khí hậu đề vật nuôi sống và sản xuất. Nếu chuồng nuôi tốt và phù hợp, vật nuôi sẽ được sống thoải mái, khoẻ mạnh, ít bệnh tật, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt và tiết kiệm chi phí.
1. Một số yêu cầu chung về chuồng nuôi
Vị trí: Chuồng nuôi nên xây dựng ở nơi yên tĩnh, xa khu dân cư, xa đường giao thông nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng xấu đến môi trường, vật nuôi. Đối với chăn nuôi nông hộ thì chuồng nuôi phải cách biệt với nhà ở.
Hướng chuồng: nên theo hướng nam hoặc hướng đông – nam để đón gió mát và ánh sáng mặt trời buổi sáng chiếu vào chuồng.
Nền chuồng: cần khô ráo và ấm áp, chắc chắn, có độ dốc vừa phải, dễ thoát nước và nên cao hơn mặt đất xung quanh.
Kiến trúc xây dựng: Chuồng nuôi được thiết kế và xây dựng phù hợp với đặc điểm sinh lícủa từng loại vật nuôi. Đảm bảo thuận tiện nhất cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản li vật nuôi và thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi. Đảm bảo sử dụng được lâu dài và ổn định, chi phí xây dựng thấp nhất. Nên áp dụng tối đa công nghệ mới trong xây dựng chuồng trại và sử dụng thiết bị cơ giới hoá, tự động hoá nhằm tăng năng suất, giảm chi phí lao động.
Khám phá
Từ những nội dung trong mục 1.1 và kinh nghiệm của bản thân, em hãy cho biết: 1. Nếu chuồng nuôi (nuôi gà, vịt, lợn, trâu, bò,...) đặt cạnh nhà ở thì có thể gây ra những tác hại gì đối với vật nuôi, con người và môi trường? 2. Vì sao lại nên xây chuồng theo hướng nam hoặc hướng đông - nam? |
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo,... đề tìm hiểu và giải thích tại sao chuồng nuôi phải phù hợp với đặc điểm sinh lí của từng loại vật nuôi. |
(Trang 80)
2. Các kiểu chuồng nuôi phổ biến
Có 3 kiểu chuồng nuôi phổ biến là chuồng hở (thông thoáng tự nhiên), chuồng kín và chuồng kin – hở linh hoạt. Mỗi kiểu chuồng phù hợp với phương thức chăn nuôi khác nhau.
a) Chuồng hở
Là kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên, tiểu khí hậu trong chuồng nuôi phụ thuộc chủ yếu vào môi trường bên ngoài.
Ưu điểm: dễ làm, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với các giống vật nuôi địa phương và chăn nuôi hữu cơ.
Nhược điểm: khó kiểm soát tiểu khi hậu chuồng nuôi, vật nuôi chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết tự nhiên, không phù hợp với chăn nuôi công nghiệp, khó đàm bào an toàn sinh học.
b) Chuồng kín
Là kiểu chuồng được xây kín như "một đường hầm", hệ thống thiết bị bên trong chuồng sẽ chủ động tạo ra các yếu tố tiều khi hậu như nhiệt độ, độ ẩm, thông khí, ánh sáng.... theo nhu cầu của vật nuôi (Hình 16.1). Hệ thống chuồng kín áp dụng cho chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn.
Ưu điểm: đảm bảo tối ưu cho vật nuôi các điều kiện về tiểu khí hậu không bị ảnh hưởng bởi điều kiện mùa vụ, thời tiết nên cho năng suất cao, giảm chi phí thức ăn, ít dịch bệnh.
Nhược điểm: chi phí đầu tư lớn; cần hệ thống điện, nước hiện đại, ảnh hưởng tới việc đối xử nhân đạo với vật nuôi.
a) Lợn nuôi trong chuồng kín
b) Tấm làm mát ở đầu chuồng
c) Quạt hút ở cuối chuồng
Hình 16.1. Chuồng kín nuôi lợn thịt
c) Chuồng kín – hở linh hoạt
Là chuồng kín nhưng hai bên chuồng có hệ thống cửa sổ có thể đóng mở linh hoạt. Khi mở cửa sổ sẽ thành chuồng hở và đóng lại thì thành chuồng kin.
Ưu điểm: khi thời tiết, khí hậu tốt có thể mở cửa sổ để lấy ánh sáng và thông thoáng khí tự nhiên nhằm tiết kiệm điện, nước.
Nhược điểm: đầu tư ban đầu lớn, thường chỉ phù hợp với quy mô chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.
Khám phá
Nêu ưu và nhược điểm của mỗi loại chuồng nuôi. Ở gia đình, địa phương em đang sử dụng loại chuồng nuôi nào là chủ yếu? |
(Trang 81)
3. Một số yêu cầu chuồng hở cho các vật nuôi phổ biến
a) Chuồng hở trong chăn nuôi gà thịt
Hình 16.2. Chuồng hở trong chăn nuôi gà thịt
Hình 16.3. Sơ đồ chuồng 4 mái trong chăn nuôi
Khám phá
Quan sát Hình 16.2 và nêu những đặc điểm chính của kiều chuồng hở trong chăn nuôi gà thịt. |
Nền chuồng: xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước. Nên làm nền bằng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn đề dễ vệ sinh, khử khuẩn; chia chuồng thành từng ô đề nuôi các nhóm gà khác nhau. Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20 – 30 cm đề nuôi mỗi lứa gà.
Tường chuồng: chỉ xây cao khoảng 50 cm. Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng và an an toàn toàn vật vật nuối nuôi. Phia Phía ngoài ngoài có có bạt b khi cần thiết. để che gió lùa, mưa hắt
Mái chuồng: nên làm chuồng kiều 4 mái (Hình 16.3), mái chuồng đủ độ cao để đảm bảo ảnh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.
b) Chuồng hở trong chăn nuôi lợn thịt
Nền chuồng: được xây dựng chắc chắn và cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước và chất thải. Nền có độ dốc (3 – 5%) về phía rãnh thoát nước. Mặt nền phẳng nhưng không bị trơn trượt và không bị đọng nước (Hình 16.4). Tuỳ thuộc vào quy mô chăn nuôi mà chuồng có thể được chia ra các ô để nuôi các nhóm lợn khác nhau.
Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh lợn cọ vào bị xây xước và dễ vệ sinh, khử trùng. Độ cao tường chỉ khoảng 0,8 m, phía trên có rèm hoặc bạt cơ động, có thể mở ra để tăng độ thông thoáng hoặc che chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: nên làm bằng các vật liệu cách nhiệt tốt, đảm bảo độ cao để tạo sự thông thoảng, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).
(Trang 82)
Hình 16.4. Chuồng hở trong chăn nuôi lợn thịt
Khám phá
Theo em, kiểu chuồng hở trong chăn nuôi lợn phù hợp với quy mô chăn nuôi hộ gia đình hay chăn nuôi công nghiệp? Vì sao? |
c) Chuồng hờ trong chăn nuôi bò
Nền chuồng: cao hơn mặt đất (khoảng 50 cm) và làm bằng bê tông dày, chắc chắn. Mặt nền phẳng không đọng nước (Hình 16.5), không trơn trượt và dốc về phía hố phân. Nên chia chuồng ra các ô để nuôi các nhóm bò khác nhau.
Tường chuồng: được xây chắc chắn, tron nhẫn để tránh gây xây xước cho vật nuôi. Tường cao khoảng 80 cm, phía trên có bạt cơ động để chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: đảm bảo độ cao đề tạo sự thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).
Hình 16.5. Chuồng hở trong chăn nuôi bò sữa
II- BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH CHUỒNG NUÔI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
Đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi giúp tạo môi trường sạch sẽ, an toàn cho cả con người và vật nuôi, là giải pháp quan trọng để phòng bệnh cho vật nuôi, phòng bệnh lây truyền giữa động vật và con người, làm giảm các tác động xấu của chăn nuôi đến môi trường, là chìa khoá cho sự phát triển chăn nuôi bền vững.
(Trang 83)
Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần chú ý một số biện pháp sau:
- Vệ sinh chuồng nuôi: hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.
- Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi.... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
- Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.
Khám phá
Nêu ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi của gia đình và địa phương, đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. |
Để bảo vệ môi trường chăn nuôi tốt, ngoài các biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi, trong chăn nuôi cần quan tâm đến việc quy hoạch khu chăn nuôi, thiết kế chuồng trại tốt và áp dụng các quy trình chăn nuôi tiên tiến.
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu vấn đề ô nhiễm chuồng nuôi trong chăn nuôi lợn công nghiệp và các biện pháp xử lí. |
Thông tin bổ sung
Trong các trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô lớn hiện nay, người ta thiết kế lắp máy ép phân để tách phần bã và phần chất lòng riêng. Phần bã được dùng để sản xuất phân vi sinh, phần chất lỏng được đưa vào hầm biogas. Sau khi xử lí, nước thải đủ tiêu chuẩn được tái sử dụng trong trồng trọt và chăn nuôi. |
Luyện tập
1. Trình bày các yêu cầu về chuồng nuôi.
2. Trình bày các biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường chăn nuôi. Nêu ý nghĩa của từng biện pháp.
Vận dụng
Đề xuất một số giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nông hộ (gà, lợn, trâu, bò....) ở gia đình, địa phương em.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn