Nội Dung Chính
(Trang 67)
Sau khi học xong bài này, em sẽ: Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm. |
Mở đầu
Có những loại bệnh phổ biến nào trên gia cầm? Nguyên nhân nào gây ra các loại bệnh đó? Người ta thường áp dụng những biện nào để phòng, trị bệnh cho gia cầm?
I - BỆNH NEWCASTLE VỚI CUỘC SỐNG
1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, xảy ra chủ yếu ở gà nên còn được gọi là bệnh gà rù. Bệnh lây lan nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc trưng của bệnh là gây viêm, xuất huyết các cơ quan đường tiêu hoá và hô hấp.
Bệnh do Paramyxovirus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, có vật chất di truyền là RNA. Loại virus này có nhiều chủng, chủng có độc lực cao gây tỉ lệ chết cao, gây xuất huyết đường tiêu hoá, có triệu chứng hô hấp và thần kinh; chủng có độc lực vừa gây triệu chứng hô hấp, đôi khi có triệu chứng thần kinh, tỉ lệ chết thấp; chủng có độc lực yếu gây bệnh nhẹ ở đường hô hấp.
Khám phá
Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh Newcastle ở gia cầm. |
(Trang 68)
Thông tin bổ sung
Triệu chứng bệnh Newcastle Gia cầm bị bệnh thường có các triệu chứng như ủ rũ, it vận động, nhắm mắt, uống nhiều nước, mào tím tái, khó thở, ho, ngáp, lắc đầu, dịch nhớt chảy ra từ mũi và miệng, diều căng đầy hơi, phân lỏng và có màu trắng xanh. Gà bị bệnh sau từ 5 đến 6 ngày xuất hiện triệu chứng thần kinh như ngoẹo cổ (Hình 13.1), bước vòng tròn, liệt chân và cánh. Đối với gà đẻ, ngoài triệu chứng kể trên còn có thêm triệu chứng như giảm đẻ, trứng bị biến dạng, vỏ trứng xù xì. Hình 13.1. Gà có triệu chúng ngoẹo có khi bị bệnh Newcastle |
2. Biện pháp phòng, trị bệnh
a) Phòng bệnh
Khi dịch chưa xảy ra: ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như hạn chế người qua lại khu chăn nuôi, sát trùng dụng cụ, thiết bị chăn nuôi; thực hiện kiểm dịch, cách lí và tiêm vaccine đúng quy định.
Khi có dịch: tiêu huỷ gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh theo đúng quy định, tiêm vaccine và cách li số gia cầm còn lại, tẩy uế và tiêu độc chuồng trại, không mang gia cầm bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng dịch.
b) Trị bệnh
Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.
n không có thuốc điều trị Vì bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, người chăn nuôi có thể dùng thuốc trợ sức, trợ lực để tăng khả năng đề kháng khi gia cầm bị bệnh.
Khám phá
Đề xuất một số việc nên làm để phòng bệnh Newcastle trên gia cầm phù hợp với thực tiễn của địa phương em. |
II - BỆNH CÚM GIA CẦM
1. Đặc điểm và nguyên nhân
Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm và chim hoang dã, lây lan nhanh ở mọi lứa tuổi gia cầm. Đặc trưng của bệnh là sốt cao, có những biểu hiện bệnh lí ở hệ thống tiêu hoá, hô hấp, thần kinh và sinh sản.
Bệnh do virus cúm type A có vật chất di truyền là RNA, chủ yếu thuộc subtype H5N1 gây ra. Hệ gene của virus này có khả năng biến đổi rất nhanh, tạo ra chủng, nhánh mới là nguyên nhân phát sinh các ổ dịch mới.
Khám phá
Nêu đặc điểm và nguyên nhân của bệnh cúm gia cầm. |
(Trang 69)
Thông tin bổ sung
Gà bị bệnh cúm thường có các bệnh tích như xuất huyết tràn lan ở các bề mặt niêm mạc, mỡ bụng; xuất huyết tuy, lớp màng ngoài bao tim, cơ ngực, chân; xuất huyết dạ dày và dạ dày tuyến, ruột, manh tràng; phù thũng dưới da vùng đầu, cổ và ngực; miệng chứa nhiều dịch; khí quản xuất huyết chứa nhiều dịch nhầy, gà đẻ có xuất huyết ở buồng trứng; viêm ống dẫn trứng và vỡ trứng non (Hình 13.2). a) Mào tích tím sam b) Tụ máu dưới da chân c) Phủ keo nhày dưới da d) Xuất huyết và hoại tử tuyến tuỵ e) Xuất huyết mỡ vành tim g) Ruột, màng treo ruột. mỡ bụng xuất huyết Hình 13.2. Một số bệnh tích khi mắc bệnh cúm ở gà |
2. Biện pháp phòng, trị bệnh
a) Phòng bệnh
Khi dịch chưa xảy ra: ra: ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như tiêu độc, khử trùng và vệ sinh thức ăn, xe chuyên chở và dụng cụ chăn nuôi, hạn chế cho gia cầm tiếp xúc với chim hoang dã; tiêm vaccine theo đúng quy định.
Khi có dịch: cấm hoạt động buôn bán, giết mổ gia cầm; tiêu huỷ gia cầm ốm, chết theo đúng quy định; phun thuốc sát trùng, tiêu độc đúng quy định; giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch và phát hiện kịp thời những biểu hiện, triệu chứng bệnh cúm ở người đề can thiệp.
b) Trị bệnh
Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh cúm ở gia cầm. Do bệnh có khả năng lây truyền, gây bệnh và gây tử vong ở người nên khi nghi ngờ gia cầm mắc bệnh phải khai báo với cán bộ thú y địa phương để kịp thời xử lí.
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu thêm về một số loại vaccine phòng bệnh cúm gia cầm đang được sử dụng ở Việt Nam. |
(Trang 70)
III - BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG GIA CẦM
1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tụ huyết trùng gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm. Đặc trưng của bệnh thường ở thể nhiễm trùng máu làm gia cầm chết nhanh, tỉ lệ chết cao. Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida thuộc nhóm Gram âm gây ra.
Khám phá
Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng gia cầm. Liên hệ với thực tiễn ở địa phương em. |
Thông tin bổ sung
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng gia cầm Bệnh tụ huyết trùng gia cầm có các triệu chứng như con vật ủ rũ, vận động chậm, bỏ ăn, khát nước, khó thở, có tiếng khò khè ở khí quản, chảy nhiều nước mũi, nước dãi, liệt chân hoặc liệt cảnh, ngoẹo cổ, mào tích tím tái (ở gà), phân thường có màu trắng loãng hoặc xanh trắng, đôi khi có máu tươi, kết mạc mắt viêm. Gia cầm chết sau khi nhiễm bệnh vài giờ đến vài ngày. |
2. Biện pháp phòng, trị bệnh
a) Phòng bệnh
Chuồng trại phải khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ, không đề con vật quá nóng hoặc quá lạnh; thực hiện chặt chẽ quy trình vệ sinh thú y trong chăn nuôi; cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, an toàn; tiêm vaccine đúng quy định.
b) Trị bệnh
Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, kịp thời báo cho thú địa phương. KET NOTTR
Cần phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh và thuốc trợ lực, kèm theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Điều trị dự phòng cho toàn đàn. Kháng sinh có thể dùng gồm Streptomycin, Tetracyclin, Neotesol theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khám phá
Theo em, để phòng bệnh tụ huyết trùng gia cầm, biện pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao? |
Luyện tập
1. Nêu đặc điểm và nguyên nhân của một số bệnh phổ biến ở gia cầm (bệnh Newcastle, bệnh cúm và bệnh tụ huyết trùng).
2. So sánh biện pháp phòng, trị ba loại bệnh phổ biến ở gia cầm (bệnh Newcastle, bệnh cúm và bệnh tụ huyết trùng). Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương.
Vận dụng
Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia cầm ở địa phương.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn