Nội Dung Chính
(Trang 118)
Thuật ngữ | Trang | |
B | Bệnh tích: là những biến đổi về cấu tạo cơ thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường (đại thẻ) hoặc qua kính hiển vi (vi thể) ở một mô hay một cơ quan do ảnh hưởng của bệnh. Một bệnh tích tương ứng với một hay nhiều triệu chứng hoặc với một sự rối loạn chức năng của cơ thể. | 67 |
C | Cấy truyền phôi: là quá trình đưa phôi tạo ra từ cả thể cái này (cái cho phôi) vào cá thể cái khác (cái nhận phôi), phôi phát triển bình thường trên cơ sở trạng thái sinh lí sinh dục của cái nhận phôi phủ hợp với trạng thái sinh li sinh dục của cái cho phôi hoặc phù hợp với tuổi phôi (gọi sự phù hợp này là đồng pha). | 8 |
cDNA (Complementary DNA): Phân tử DNA bổ sung được tổng hợp từ RNA nhờ quá trình phiên mã ngược. | 74 | |
D | Độc lực vi sinh vật: là khả năng gây bệnh mạnh hay yếu của một loài vi sinh vật. Để đánh giá độc lực của một chủng vi khuẩn, người ta dùng liều gây chết 50 (LD 50). LD 50 là liều lượng vi sinh vật hoặc độc tố của chúng làm chết 50% quần thể động vật thí nghiệm trong một khoảng thời gian nhất định. | 63 |
K | Khoáng chất: là một loại chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động sống của cơ thể vật nuôi, giúp vật nuôi tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Mỗi cơ thể vật nuôi chỉ cần một lượng nhỏ khoáng chất nhưng nếu không được cung cấp đầy đủ sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới vật nuôi như chậm lớn, suy giảm hệ yêu thiếu máu C SỐNG miễn dịch, chân yếu, thiếu máu.... | 42 |
Kiềm hoá thức ăn vật nuôi: là quá trình xử lí các loại thức ăn vật nuôi chứa nhiều chất xơ (rơm, rạ....) bằng các chất có tính kiểm (như NaOH, Ca(OH)2), nhờ đó giúp vật nuôi tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. | 51 | |
P | Phối trộn thức ăn: là phương pháp kết hợp nhiều loại thức ăn có sẵn với nhau tạo thành thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi. Đây là phương pháp giúp người chăn nuôi tạo được nguồn thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng loại vật nuôi, giảm giá thành chăn nuôi. | 43 |
Phôi dâu (tiếng Latin là morus, nghĩa là quả dâu tằm): là một giai đoạn của phôi chứa 16 – 32 tế bào (gọi là nguyên bào phôi) trong một cái vỏ nằm trong màng trong suốt. | 34 | |
Phôi nang: là một cấu trúc được hình thành trong sự phát triển sớm của động vật có vú, chứa khối tế bào bên trong, sau đó tạo thành phôi thai. | 34 |
(Trang 119)
T | Thể á cấp tính: là thể bệnh kéo dài hơn thể cấp tính nhưng lại không chuyển sang thể mạn tính. | 65 |
Thể cấp tính: là thể bệnh mà diễn biến của bệnh thường tiến triển kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, động vật bị bệnh có những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích điển hình của bệnh nên dễ chẩn đoán. | 64 | |
Thể mạn tính: là thể bệnh tiến triển chậm, kéo dài hàng tháng, có khi hàng năm. Triệu chứng bệnh không rõ rệt hoặc không biểu hiện, tỉ lệ chết thấp. Ở thể này bệnh thường khó chẩn đoán, phải dùng đến các kĩ thuật xét nghiệm mới xác định được bệnh. | 65 | |
Thể quá cấp tính (thể ác tính): là thể bệnh mà diễn biến của bệnh xảy ra rất nhanh, con vật bị bệnh có thể chết sau khi mắc bệnh vài giờ, không có triệu chứng và bệnh tích điển hình của bệnh. | 71 | |
Thụ tinh nhân tạo (phối giống nhân tạo): là một phương pháp hỗ trợ sinh sản, thông qua một số biện pháp kĩ thuật, con người lấy tinh dịch từ con đực để pha loãng, bảo quản và bơm vào đường sinh dục (tử cung) của con cái. | 8 | |
Thức ăn hỗn hợp: là loại thức ăn được tạo ra bằng cách phối hợp từ nhiều loại, nhiều thành phần khác nhau theo một công thức nhất định nhằm tạo ra thức ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng (protein, lipid, carbohydrate, khoáng chất,...) phù hợp với từng loại vật nuôi cũng như từng thời kì sinh trưởng khác nhau của vật nuôi. | 38 | |
Triệu chứng bệnh: là những biểu hiện khác thường của vật nuôi trong suốt quá trình từ khi bị nhiễm bệnh cho đến khi khỏi bệnh. | 62 |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn