(Trang 92)
Sau khi học xong bài này, em sẽ: Phân tích được quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. |
Mở đầu
VietGAP chăn nuôi là gì? Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại lợi ích gì? Quy trình chăn nuôi như thế nào?
I - KHÁI NIỆM
VietGAP là viết tắt của cụm từ "Vietnamese Good Agricultural Practices", có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam.
Chăn nuôi theo chuẩn VietGAP hay còn gọi là VietGAP chăn nuôi (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices - VietGAHP) được hiểu là quy trình thực hành chăn nuôi tốt tại Việt Nam. Đó là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Khám phá
Em hãy cho biết lợi ích của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. |
II - QUY TRÌNH CHĂN NUÔI THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
1. Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Vị trí xây dựng trang trại chăn nuôi phải cách xa khu dân cư và đường giao thông tối thiểu 100 m (Hinh 18.1). Có đủ nguồn nước sạch phục vụ chăn nuôi và xử li môi trường.
Trang trại phải có các khu chức năng riêng biệt như khu chuồng nuôi, kho thức ăn, thuốc thú y, vật tư chăn nuôi; công trình cấp nước và khu xử lí chất thải. Tại cổng ra vào và các khu chuồng nuôi phải bố trí hố hoặc phòng khử trùng. Xung quanh khu vực chăn nuôi phải có tường rào ngăn cách với bên ngoài. Chuồng nuôi phải có sơ đồ thiết kế, phải phù hợp với từng lứa tuổi vật nuôi và mục đích sản xuất, đảm bảo thông thoáng, dễ dàng vệ sinh.
Hình 18.1. Trang trại chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP tại Bình Định
(Trang 93)
Khám phá
Vì sao vị trí xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi VietGAP cần phải xa khu dân cư và đường giao thông? |
2. Chuẩn bị con giống
Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được tiêm vaccine đầy đủ theo quy định. Áp dụng phương thức quản lí "cùng vào – cùng ra" theo thứ tự ưu tiên: cả khu, từng dãy, từng chuồng, từng ô.
3. Nuôi dưỡng và chăm sóc
Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn. Không sử dụng thức ăn có các hoá chất, chất kháng sinh nằm trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Nguồn nước cho chăn nuôi phải đảm bảo an toàn, định kì kiểm tra lượng vi khuẩn E. coli và Coliform. Có lịch và thực hiện kiểm tra thường xuyên hệ thống lọc, cấp nước.
Tất cả mọi người khi vào trang trại phải mặc quần áo, giày dép bảo hộ phù hợp; thực hiện đầy đủ các biện pháp khử trùng, vệ sinh phòng dịch.
Có lịch và thực hiện định ki phun thuốc khử trùng. phát quang bụi rậm xung quanh khu chuồng nuôi; định kì vệ sinh hệ thống cống rãnh.
Trước và sau mỗi đợt nuôi hoặc mỗi lứa nuôi, phải rửa sạch và khử trùng chuồng nuôi, thiết bị trong chuồng. Để trống chuồng it nhất 7 ngày mới nuôi lứa mới.
Khám phá
Vì sao phải khử trùng chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi trước và sau mỗi lứa nuôi? |
Thông tin bổ sung
Coliform là nhóm vi khuẩn luôn có trong đường tiêu hoá của động vật và được tìm thấy trong chất thải của chúng. Nếu số lượng Coliform có nhiều trong nước thì khả năng gây bệnh rất cao. Do đó, chỉ số Coliform được sử dụng đề đánh giá độ tinh khiết của nước. |
4. Quản lí dịch bệnh
Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Thường xuyên theo dõi sức khoẻ vật nuôi (Hình 18.2), có quy trình phòng bệnh phù hợp cho từng đối tượng và thực hiện phòng, trị bệnh đúng quy trình.
Có hồ sơ theo dõi toàn bộ diễn biến về dịch bệnh, nguyên nhân phát sinh, các loại thuốc phòng và điều trị cho vật nuôi.
Hình 18.2. Kiểm tra sức khoẻ đàn vật nuôi
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu về các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. |
(Trang 94)
5. Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường
Chất thải rắn phải được thu gom hằng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lí, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lí bằng đường thoát riêng và được xử li bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lí sinh học phù hợp trước khi thải ra môi trường.
Hình 18.3. Mô hình xử lí chất thải tại trang trại bò sữa
Đun nấu
Trang trại bỏ sữa
Đồng có
khí sinh học
Khí metan
Bò
Phân bón + nước
Bản và tưới cây
Khám phá
Quan sát Hình 18.3 và mô tả mô hình xử lí chất thải trong chăn nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn VietGAP. |
6. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc
Trang trại chăn nuôi phải có sổ ghi chép, theo dõi và lưu trữ các thông tin trong quá trình chăn nuôi (như các thông tin chung của trang trại, thức ăn, con giống, phòng trị bệnh, sản phẩm chăn nuôi ăn. Tất cả các sổ ghi chép được theo dõi thường thường xuyên và lưu trữ tại trang trại ít nhất 12 tháng.
Khám phá
Em hãy cho biết mục đích của việc kiểm tra nội bộ trong chăn nưới theo tiêu chuẩn VietGAP. |
7. Kiểm tra nội bộ
Chủ trang trại phải tổ chức tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần với nội dung cơ bản là rà soát lại từng hoạt động của trại xem đã phù hợp với các nội dung của Quy trình chăn nuôi VietGAP hay chưa.
Luyện tập
Phân tích ý nghĩa của các bước trong quy trình chăn nuôi VietGAP.
Vận dụng
Tìm hiểu quy trình chăn nuôi ở địa phương, em hãy cho biết, nội dung nào đã thực hiện đúng quy trình VietGAP, nội dung nào chưa đạt theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó đề xuất một số biện pháp để xây dựng mô hình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP cho một loại vật nuôi phổ biến ở địa phương em.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn