Bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị | Công Nghệ | Chương IV: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Công nghệ 11 - Chương IV: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi - Bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị


(Trang 63)

Sau khi học xong bài này, em sẽ:

Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn.

hinh-anh-bai-12-mot-so-benh-pho-bien-o-lon-va-bien-phap-phong-tri-12199-0

Mở đầu

Có những bệnh phổ biến nào trên lợn? Nguyên nhân nào gây ra các loại bệnh đó? Có những biện pháp nào để phòng, trị bệnh hiệu quả?

I - BỆNH DỊCH TÀ LỢN CỔ ĐIỂN

1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh dịch tả lợn cổ điển (classical swine fever) được xếp vào loại bệnh nguy hiểm bởi cơ chế lây lan nhanh chóng và bằng nhiều con đường khác nhau. Bệnh có khả năng lây qua đường tiêu hoá, qua đường hô hấp, qua các vùng da có vết thương trầy xước.

Nguyên nhân gây bệnh là virus dịch tả lợn cổ điển có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridae. Virus có thể ra ngoài qua phân, nước tiểu, nước bọt, vì thế khả năng lây lan rất cao.

Khám phá

Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển.

Thông tin bổ sung

Dịch tà lợn cổ điển có 3 thể bệnh: quá cấp tỉnh, cấp tỉnh và mạn tính. Triệu chứng điển hình của bệnh là sốt cao, tiêu chảy, da có nhiều điềm xuất huyết.

2. Biện pháp phòng, trị bệnh

Hiện nay, bệnh dịch tà lợn cổ điển chưa có thuốc đặc trị, vì vậy biện pháp chủ yếu là phòng bệnh. Đề phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển hiệu quả, cần giữ cho chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì. Tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo.

Khám phá

Đề xuất một số việc nên làm để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điền phù hợp với thực tiễn của địa phương em.

II - BỆNH TÀI XAΝΗ

1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tai xanh hay còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, là bệnh do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra, loại virus này chỉ gây bệnh cho lợn.

(Trang 64)

Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khoẻ và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.

Khám phá

Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tai xanh ở lợn.

Thông tin bổ sung

Triệu chứng bệnh tai xanh

Triệu chứng bệnh thể hiện rất khác nhau tuỳ thuộc độc lực của chùng virus, sức đề kháng của cơ thể, tinh mẫn cảm của vật chủ, sự nhiễm trùng kế phát và các yếu tố quản lí đàn.

hinh-anh-bai-12-mot-so-benh-pho-bien-o-lon-va-bien-phap-phong-tri-12199-1

Hình 12.1. Một số triệu chứng của bệnh tai xanh

Sau khi nhiễm bệnh, lợn thường kém ăn hoặc bỏ ăn, họ, khó thở, sốt cao từ 39 °C đến 40 °C, có khoảng 2% số lợn bệnh có dấu hiệu tai chuyển màu xanh tím nên bệnh được gọi là bệnh "tai xanh" (Hình 12.1).

Ở những lợn có hướng sản xuất khác nhau sẽ có triệu chứng đặc trưng khác nhau. Lợn con cai sữa và lợn thịt bị tiêu chảy, ho, hắt hơi, chảy nước mắt và thở khó (rối loạn hô hấp), tỉ lệ chết cao. Lợn nái thường sẩy thai, đẻ non, thai chết ngay trong bụng mẹ. Nếu đang nuôi con thì sốt cao, kém ăn, mắt sữa, viêm vú, chậm động dục trở lại (rồi loạn sinh sản). Lợn con theo mẹ sốt cao, bỏ bú, tiêu chảy, tỉ lệ chết lên tới 60%.

2. Biện pháp phòng, trị bệnh

a) Phòng bệnh

Luôn giữ chuồng trại khô thoáng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kì, thực hiện tốt biện pháp chăn nuôi "cùng vào – cùng ra". Thực hiện tiêm phòng vaccine đầy đủ theo lịch khuyến cáo.

(Trang 65)

b) Trị bệnh

Khi phát hiện vật nuôi bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.

Không được tắm cho lợn bị bệnh, sử dụng Sorbitol để giải độc gan, thận cho lợn; có thể sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm và một số loại thuốc kháng sinh phổ kháng khuẩn rộng để điều trị.

Khám phá

Vì sao khi tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn cần phải tiêm nhắc lại?

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... đề tìm hiểu về một số loại vaccine phòng bệnh lợn tai xanh.

Thông tin bổ sung

Lịch tiêm vaccine phòng bệnh tai xanh

Lợn thịt tiêm mũi 1 vào lúc khoảng 2 – 6 tuần tuổi, tiêm nhắc lại sau 4 tháng. Lợn hậu bị tiêm lúc 18 tuần tuổi, tiêm nhắc lại sau từ 3 đến 4 tháng. Lợn nái tiêm vào thời điểm khoảng 3 – 4 tuần trước khi phối giống. Lợn đực giống tiêm lúc 18 tuần tuổi và sau đó tiêm nhắc lại 6 tháng/lần.

III - BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG LỢN

1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tụ huyết trùng lợn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra. Vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn. Khi môi trường bất lợi như thời tiết thay đổi, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong chuồng nuôi cao, vận chuyển, chuyển chuồng, nuôi chật chội,.... cơ thể giảm sức đề kháng thì vi khuẩn có cơ hội tăng sinh, tăng độc lực và gây bệnh. Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia súc khoẻ qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn, nước uống.

Khám phá

Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng lợn.

Thông tin bổ sung

Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng lợn

Thể cấp tính

Con vật có biểu hiện sốt rất cao (có thể trên 42 °C), khó thở, thở thể bụng, kiệt sức. Tỉ lệ chết cao (từ 5% đến 40%). Ở lợn chết và sắp chết, vùng bụng có màu đỏ tim do độc tố của vi khuẩn (Hình 12.2).

(Trang 66)

Thể á cấp tính

Thể này thường do các chủng gây viêm màng phổi gây ra, phổ biến ở lợn trưởng thành hoặc lợn nuôi vỗ béo ở giai đoạn cuối. Lợn có biểu hiện ho, thờ thể bụng (triệu chứng ho là cơ sở để chẩn đoán lợn mắc bệnh nặng).

Thế mạn tính

Bệnh thường xảy ra ở lợn từ 10 đến 16 tuần tuổi. Lợn ho, thở mạnh, sốt nhẹ hoặc sốt không điển hình.

hinh-anh-bai-12-mot-so-benh-pho-bien-o-lon-va-bien-phap-phong-tri-12199-2

Hình 12.2. Đàn lợn bị bệnh tụ huyết trùng

2. Biện pháp phòng, trị bệnh

a) Phòng bệnh

Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn có sẵn trong cơ thể lợn, bùng phát khi thời tiết thay đổi nên định kì cần bổ sung các sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cho lợn.

Luôn giữ chuồng trại khô thoáng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kì. Thực hiện biện pháp chăn nuôi "cùng vào – cùng ra".

Tiêm phòng vaccine đầy đủ, có thể tiêm cho lợn từ 4 tuần tuổi trở lên, nhắc lại 6 tháng/lần.

Giống như các bệnh đường hô hấp khác, biện pháp dùng kháng sinh đề phòng bệnh có hiệu quả hơn đề điều trị. Một số loại kháng sinh được sử dụng gồm Tetracycline, Sulfamethazine, Sulfathiazole, Penicillin, Tylosin, Sulfamethazine, Tiamulin.

b) Trị bệnh

Khi phát hiện lợn bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa

Có thể sử dụng kháng sinh đề điều trị. Nhiều loại kháng sinh thường được kết hợp với nhau để điều trị, ví dụ: Penicillin và Streptomycin, Tylosin và Gentamycin. Bên cạnh đó, cần kết hợp các thuốc điều trị triệu chứng (hạ sốt, long đờm, an thần,...), thuốc trợ sức, trợ lực và các sản phẩm bổ trợ.

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu thêm một số bệnh ở lợn và biện pháp phòng, trị bệnh.

Luyện tập

1. Mô tả đặc điểm, nguyên nhân của bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh và bệnh tự huyết trùng lợn.

2. So sánh biện pháp phòng, trị ba loại bệnh phổ biến ở lợn (bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh tai xanh và bệnh tụ huyết trùng).

Vận dụng

Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi lợn ở địa phương em.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị | Công Nghệ | Chương IV: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Công Nghệ

  1. Chương I: Giới thiệu chung về chăn nuôi
  2. Chương II: Công nghệ giống vật nuôi
  3. Chương III: Công nghệ thức ăn chăn nuôi
  4. Chương IV: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
  5. Chương V: Công nghệ chăn nuôi
  6. Chương VI: Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.