Nội Dung Chính
(Trang 71)
Sau khi học xong bài này, em sẽ: Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò. |
Có những bệnh phổ biến nào ở trâu, bò? Nguyên nhân nào gây ra các loại bệnh đó? Người ta thường áp dụng những biện nào đề phòng, trị bệnh cho trâu, bò?
I - BỆNH LỞ MỒM, LONG MÓNG
1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh lở mồm, long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, mạnh, rộng ở các loài động vật guốc chẵn như trâu, bò, dê, cừu, lợn.... Bệnh do virus lở mồm, long móng có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra.
Khám phá
Nêu đặc điểm và nguyên nhân của bệnh lở mồm, long mông. Liên hệ thực tế ở địa phương em. |
Thông tin bổ sung
Triệu chứng bệnh lở mồm, long móng Trâu, bò bị bệnh thường có các triệu chứng như sốt đột ngột trong khoảng 2 – 3 ngày; viêm mụn nước rồi lở loét ở miệng, vú, vùng móng chân; nước bọt chảy nhiều như bọt bia. Niêm mạc miệng, môi, lợi, chân răng đỏ ửng, khô, nóng. Mụn nước bắt đầu mọc ở bên trong má, mép, chân răng, môi, lợi và bề mặt lưỡi. Kích thước mụn bằng hạt gạo, hạt ngô hoặc to hơn. Mụn nước phồng lên, có màng bọc mỏng, bên trong chứa nước trong, sau đục dần. Sau 1 đến 2 ngày, mụn nước bị vỡ, lớp niêm mạc tróc ra để lộ mặt dưới đỏ, chạm nhẹ vào dễ chảy máu. Mụn nước thường không có mù. Lưỡi trâu, bò thường bị bong tróc biểu mô 2/3 phía trước. Móng bị nứt (Hình 14.1). a) Chây nước mũi, nước bọt b) Móng bị nút Hình 14.1. Một số triệu chứng của bệnh lở mồm, long móng ở trâu, bò |
(Trang 72)
2. Biện pháp phòng, trị bệnh
Kiểm dịch ở biên giới, ngăn ngừa không đề bệnh ở các nước khác lây lan vào nội địa. Cấm mua bán, xuất nhập trâu, bò trong vùng có dịch. Việc mua bán trâu, bò trong những vùng gần vùng có dịch phải thông qua chính quyền địa phương. Khai báo đầy đủ, kịp thời khi có dịch hay nghi có dịch.
Thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn. Đối với trâu, bò, lợn chết vì bệnh phải chôn sâu giữa hai lớp vôi rồi lấp đất kĩ, nơi chôn phải xa khu dân cư, xa nguồn nước sinh hoạt, khu vực chăn nuôi, bãi chăn thả động vật.
Việc giết mổ gia súc trong vùng dịch phải tiến hành tại lò mổ hoặc điểm giết mổ do chi cục Thú y cấp tỉnh quy định, quá trình giết mỗ phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y.
Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan thú y và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bệnh chưa có thuốc đặc trị. Khi vật nuôi bị bệnh, tiến hành tiêu huỷ theo quy định an toàn sinh học.
Khám phá
Theo em, đề phòng bệnh lở mồm, long móng ở trâu, bò hiệu quả thì biện pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao? |
II - BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU, BÒ
1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trâu, bò. Bệnh do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra. Bệnh gây tụ huyết từng màng và xuất huyết ở một số vùng như niêm mạc mắt, miệng, mũi, da. niêm mạc mắt, miệng, mũi, da.
Thông tin bổ sung
Triệu chứng bệnh Bệnh thường xảy ra ở thể quá cấp tính và thể cấp tính. Khi bị bệnh, con vật đờ đẫn, sốt cao khoảng 41-42 °C, khó thở, có khi ho khan, chảy nước mắt, nước dãi và nước mũi nhiều, sưng phù ở vùng hầu lan xuống cổ và yếm. Có triệu chứng thần kinh như hung dữ, điên cuồng.... Có hiện tượng bụng chướng to. Con vật thường kiệt sức, suy hô hấp và chết trong vòng vài giờ đến vài ngày từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. |
2. Biện pháp phòng, trị bệnh
a) Phòng bệnh
Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn có sẵn trong cơ thể, bùng phát khi thời tiết thay đổi nên định kì cần bổ sung các sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cho trâu, bò.
(Trang 73)
Luôn giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kỉ. Thực hiện biện pháp chăn nuôi "cùng vào – cùng ra".
Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định.
Giống như các bệnh đường hô hấp khác, biện pháp dùng kháng sinh đề phòng bệnh có hiệu quả hơn đề điều trị. Một số loại kháng sinh được sử dụng gồm Tetracycline, Sulfamethazine, Tiamulin.
b) Trị bệnh
Khi phát hiện gia súc bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương. Cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời bằng các loại kháng sinh: Kanamycin, Neomycin, Gentamycin, Norfloxacin, Marbofloxacin. Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Kết hợp với việc dùng kháng sinh, cần tiêm cho vật nuôi các thuốc trợ tim, trợ sức như long não, cafein, anagil và vitamin (vitamin B1, vitamin C). Trong những trường hợp cần thiết có thể truyền dịch.
Khám phá
Giải thích vì sao việc cho trâu, bò ăn, uống đầy đủ, khoa học, chăm sóc, sử dụng và khai thác hợp lí có tác dụng phòng bệnh tụ huyết trùng. |
Luyện tập
1. Nêu đặc điểm và nguyên nhân của một số bệnh phổ biến ở trâu, bò (bệnh lở mồm, long móng; bệnh tụ huyết trùng).
2. So sánh biện pháp phòng trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò (bệnh lở mồm, long móng: bệnh tụ huyết trùng). Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương.
Vận dụng
Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi trâu, bò ở địa phương em.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn