Bài 26: Khoảng Cách | Toán tập 2 | Chương VII: Quan Hệ Vuông Góc Trong Không Gian - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Kết nối tri thức Toán tập 2 lớp 11 Chương VII: Quan Hệ Vuông Góc Trong Không Gian Bài 26: Khoảng Cách


Trang 54

THUẬT NGỮ
• Khoảng cách
• Chiều cao của hình chóp, hình lăng trụ
• Đường vuông góc chung


KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
• Xác định khoảng cách giữa các đối tượng điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian.
• Xác định đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau trong các trường hợp đơn giản.
• Vận dụng kiến thức về khoảng cách vào một số tỉnh huống thực tế.


Khoảng cách là khái niệm được dùng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong bài học này ta tìm hiểu về khoảng cách giữa điểm, đường thẳng, mặt phẳng.

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-0

Hình 7.73. Các đầu phun nước chữa cháy Sprinkler cần được lắp đặt theo tiêu chuẩn kĩ thuật, trong đó có tiêu chuẩn về khoảng cách tới từng loại trần, tường, nhà.

1. KHOẢNG CÁCH TỪ MỘT ĐIỂM ĐẾN MỘT ĐƯỜNG THẲNG, ĐẾN MỘT MẶT PHẲNG

HĐ1

a) Cho điểm M và đường thẳng a. Gọi H là hình chiếu của M trên a. Với mỗi điểm K thuộc a, giải thích vì sao MKMH (H.7.74).

b) Cho điểm M và mặt phẳng (P). Gọi H là hình chiếu của M trên (P). Với mỗi điểm K thuộc (P), giải thích vì sao MKMH (H.7.75).

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-1

Hình 7.74

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-2

Hình 7.75

Khoảng cách từ một điểm M đến một đường thẳng a, kí hiệu d(M, a), là khoảng cách giữa M và hình chiếu H của M trên a.
• Khoảng cách từ một điểm M đến một mặt phẳng (P), kí hiệu d(M, (P)), là khoảng cách giữa M và hình chiếu H của M trên (P).


Chú ý. d(M, a) = 0 khi và chỉ khi M = a, d(M, (P)) = 0 khi và chỉ khi M = (P).

Trang 55

Nhận xét. Khoảng cách từ M đến đường thẳng a (mặt phẳng (P)) là khoảng cách nhỏ nhất giữa M và một điểm thuộc a (thuộc (P)).

Chú ý. Khoảng cách từ đỉnh đến mặt phẳng chứa mặt đáy của một hình chóp được gọi là chiều cao của hình chóp đó.

Ví dụ 1. Cho hình chóp đều S.ABC. Biết độ dài cạnh đáy, cạnh bên tương ứng bằng a, b (a < hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-3). Tính chiều cao của hình chóp.

Giải. (H.7.76)

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-4

Hình 7.76

Hình chiếu của S trên mặt phẳng (ABC) là tâm O của tam giác đều ABC. Trong tam giác đều ABC, ta có hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-5

. Trong tam giác vuông SOA, ta có hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-6.

Vậy chiều cao của hình chóp là hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-7.

Luyện tập 1. Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C'ABC là tam giác vuông cÂn tại A, AB = a, AA' = h (H.7.77).

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-8

Hình 7.77

a) Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng (BCC'B').

b) Tam giác ABC là tam giác gì? Tính khoảng cách từ A đến BC'.

2. KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG, GIỮA HAI MẶT PHẲNG SONG SONG

HĐ2. Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Lấy hai điểm M, N bắt kì thuộc a và gọi A, B tương ứng là các hình chiếu của chúng
trên (P) (H.7.78).

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-9

Hình 7.78

Giải thích vì sao ABNM là một hình chữ nhật và M, N có cùng khoảng cách đến (P).

Khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (P) song song với a, kí hiệu d(a, (P), là khoảng cách từ một điểm bất kì trên a đến (P).

 

Trang 56

HĐ3. a) Cho hai đường thẳng mn song song với nhau. Khi một điểm M thay đổi trên m thì khoảng cách từ nó đến đường thẳng n có thay đổi hay không?

b) Cho hai mặt phẳng song song (P) và (Q) và một điểm M thay đổi trên (P) (H.7.79). Hỏi khoảng cách từ M đến (Q) thay đổi thế nào khi M thay đổi.

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-10

Hình 7.79

• Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song (P) và (Q), kí hiệu d((P), (Q)), là khoảng cách từ một điểm bắt kĩ thuộc mặt phẳng này đến mặt phẳng kia.
• Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song mn, kí hiệu d(m, n), là khoảng cách từ một điểm thuộc đường thẳng này đến đường thẳng kia.


hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-11 Nếu đường thẳng a thuộc mặt phẳng (P) và mặt phẳng (Q) song song với (P) thì giữa d(a, (Q)) và d((P), (Q)) có mối quan hệ gì?

Chú ý. Khoảng cách giữa hai đáy của một hình lăng trụ được gọi là chiều cao của hình lăng trụ đó.

Ví dụ 2. Cho một hình hộp đứng ABCD.A'B'C'D', đây là các hình thoi có cạnh bằng a, hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-12 = 120°, AA' = h. Tính các khoảng cách giữa A'C' và (ABCD), AA' và (BDD'B').

Giải. (H.7.80)

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-13

Hình 7.80

Đường thẳng A'C' thuộc mặt phẳng (A'B'C'D') nên nó song song với mặt phẳng (ABCD). Do ABCD.A'B'C'D' là hình hộp đứng nên AA ⊥ (ABCD).

Vậy d(A'C', (ABCD)) = d(A', (ABCD)) = A'A = h

Do AA' song song với BB nên AA' song song với (BDD'B'). Gọi O là tâm của hình thoi ABCD. Do AOBD B và AOBB' nên AO ⊥ (BDD'B'). Vậy khoảng cách giữa AA' và (BDD'B') bằng độ dài đoạn thẳng AO. Tam giác BAD cân tại A và có hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-14 = 120° nên hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-15

= 30°.

Do đó, trong tam giác vuông AOB, ta có hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-16.

Vậy khoảng cách giữa AA' và (BDD'B') bằng hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-17.

Luyện tập 2. Cho hình chóp S.ABCSA ⊥ (ABC), SA = h. Gọi M, N, P tương ứng là trung điểm của SA, SB, SC.

a) Tính d((MNP), (ABC)) và d(NP, (ABC)).

b) Giả sử tam giác ABC vuông tại BAB = a. Tính d(A, (SBC)).

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-18

Hình 7.81

Trang 57

Vận dụng. Ở một con dốc lên cầu, người ta đặt một khung khống chế chiều cao, hai cột của khung có phương thẳng đứng và có chiều dài bằng 2,28 m. Đường thẳng nối hai chân cột vuông góc với hai đường mép dốc. Thanh ngang được đặt trên đỉnh hai cột. Biết dốc nghiêng 15° so phương nằm ngang. Tính khoảng cách giữa thanh ngang của khung và mặt đường (theo đơn vị mét và làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai). Hỏi cầu này có
cho phép xe cao 2,21 m đi qua hay không?

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-19

Hình 7.82. Tại đầu một số cầu vượt ta có thể bắt gặp khung khống chế chiều cao.

3. KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI ĐƯỜNG THẲNG CHÉO NHAU

HĐ4. Cho hai đường thẳng chéo nhau ab. Gọi (Q) là mặt phẳng chứa đường thẳng b và song song với a. Hình chiếu a' của a trên (Q) cắt b tại N. Gọi M là hình chiếu của N trên a (H.7.83).

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-20

Hình 7.83

a) Mặt phẳng chứa aa' có vuông góc với (Q) hay không?

b) Đường thẳng MN có vuông góc với cả hai đường thẳng ab hay không?

c) Nếu mối quan hệ của khoảng cách giữa a, (Q) và độ dài đoạn thẳng MN.

Đường thẳng A cắt hai đường thẳng chéo nhau a, b và vuông góc với cả hai đường thẳng đó được gọi là đường vuông góc chung của ab.

Nếu đường vuông góc chung A cắt a, b tương ứng tại M, N thì độ dài đoạn thằng MN được gọi là khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a, b.

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-21

Hình 7.84

Trang 58

Nhận xét

• Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa một trong hai đường thẳng đó đến mặt phẳng song song với nó và chứa đường thẳng còn lại (H.7.85).

• Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song, tương ứng chứa hai đường thẳng đó (H.7.86).

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-22

Hình 7.85

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-23

Hình 7.86

Ví dụ 3. Cho hình chóp S.ABCSA ⊥ (ABC), AB = a, hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-24 = 60°. Xác định đường vuông góc chung và tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SABC.

Giải. (H.7.87)

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-25

Hình 7.87

Gọi H là hình chiếu của A trên BC. Tam giác ABH vuông tại HAAB = a, hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-26 = 60° nên BH = hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-27.

Do SA vuông góc với mặt phẳng (ABC) nên AH là đường vuông góc chung của SABC (H thuộc tia BCBH = 4). Khoảng cách giữa hai đường thẳng SABCd(SA, BC) = AH = hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-28.

Khám phá. Cho đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng (P) và cắt (P) tại O. Cho đường thẳng b thuộc mặt phẳng (P). Hãy tìm mối quan hệ giữa khoảng cách giữa a, b và khoảng cách từ O đến b (H.7.88).

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-29

Hình 7.88

Luyện tập 3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA ⊥ (ABCD), SA = hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-30

.

a) Tính khoảng cách từ A đến SC.

b) Chứng minh rằng BD ⊥ (SAC).

c) Xác định đường vuông góc chung và tính khoảng cách giữa BDSC.

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-31

Hình 7.89

Thảo luận. Khoảng cách giữa hai hình được nêu trong bài học (điểm, đường thẳng, mặt phẳng) là khoảng cách nhỏ nhất giữa một điểm thuộc hình này và một điểm thuộc hình kia. Hãy thảo luận để làm rõ nhận xét này.

Trang 59

BÀI TẬP

7.22. Cho hình chóp S.ABCD có đây là một hình vuông cạnh a, mặt bên SAD là một tam giác đều và (SAD) ⊥ (ABCD).

a) Tính chiều cao của hình chóp.

b) Tính khoảng cách giữa BC và (SAD).

c) Xác định đường vuông góc chung và tính khoảng cách giữa ABSD.

7.23. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' AA' = a, AB = b, BC = c.

a) Tính khoảng cách giữa CC' và (BB'D'D).

b) Xác định đường vuông góc chung và tính khoảng cách giữa ACB'D'.

7.24. Cho tứ diện ABCD có các cạnh đều bằng a. Gọi M, N tương ứng là trung điểm của các cạnh AB, CD. Chứng minh rằng:

a) MN là đường vuông góc chung của ABCD.

b) Các cặp cạnh đối diện trong tứ diện ABCD đều vuông góc với nhau.

7.25. Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh a.

a) Chứng minh rằng hai mặt phẳng (DAC) và (BC'A') song song với nhau và DB' vuông góc với hai mặt phẳng đó.

b) Xác định các giao điểm E, F của DB' với (D'AC), (BC'A'). Tính d((D', AC), (BC'A')).

7.26. Giá đỡ ba chân ở Hình 7.90 đang được mở sao cho ba gốc chân cách đều nhau một khoảng cách bằng 110 cm. Tinh chiều cao của giá đỡ, biết các chân của giá đỡ dài 129 cm.

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-32

Hình 7.90

7.27. Một bề nước có đáy thuộc mặt phẳng nằm ngang. Trong trường hợp này, độ sâu của bề là khoảng cách giữa mặt nước và đáy bể. Giải thích vì sao để đo độ chiều dài của đoạn dây dọi nằm trong bề nước.

Em có biết?

Vì sao vùng phía bắc chi tuyến Bắc và vùng phía nam chi tuyến Nam tia sáng mặt trời không bao giờ vuông góc với mặt đất (tức là, không xảy ra hiện tượng đứng bóng thực sự tại đó)? (Theo nationalgeographic.com)

Tia sáng mặt trời chỉ vuông góc với mặt đất (tức là có hướng đi qua tâm Trái Đất) tại vị trí hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-33 trên mặt đất thuộc đoạn thẳng nối tâm O của Trái Đất và tâm I của Mặt Trời (H.7.91b).

Đường thẳng OI thuộc mặt phẳng chứa quỹ đạo của Trái Đất và trục quay SN (Bắc – Nam) của Trái Đất luôn tạo với mặt phẳng đó một góc khoảng 66,5°. Từ đó ta có thể rút ra hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-34 ≥ 66,5°

Mỗi vị trí P thuộc vùng phía bắc chi tuyển Bắc đều có vĩ độ bắc φ > 23,5°, tức là hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-35

= 90° - φ < 66,5°. Để ý rằng ON vuông góc với mặt phẳng xích đạo, nên OP tạo với mặt phẳng xích đạo và đường thẳng ON hai góc phụ nhau.

Trang 60

Mặt khác, nếu xảy ra hiện tượng đứng bóng thực sự ở vị trí P thì điểm P thuộc đoạn thẳng OI và do đó hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-36 = hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-37 ≥ 66,5°. Điều này dẫn tới mâu thuẫn. Do đó, không thể xảy ra hiện tượng đứng bóng thực sự tại P.

Trong mô hình toán học được đề cập ở trên, chúng ta thấy, tại mỗi thời điểm, chỉ có thể xảy ra hiện tượng đứng bóng thực sự tại một vị trí (đó là tại vị trí hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-38 trên mặt đất và thuộc đoạn thẳng OI), do đó, nhìn chung ngay cả ở các vị trí thuộc vùng giữa hai đường chi tuyến Bắc, Nam (có vĩ độ nhỏ hơn 66,5°), trong một năm cũng rất hiếm khi xảy ra hiện tượng đứng bóng thực sự.

Tuy vậy, hiện tượng đứng bóng tại một vị trí trên mặt đất được hiểu theo nghĩ rộng hơn; đó là hiện tượng tia sáng mặt trời chiếu trực diện tới Trái Đất tại vị trí đó. Nó xảy ra khi đường kinh tuyến đi qua vị trí đó và tâm I của Mặt Trời cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ NS. Như vậy, tại mỗi vị trí trên mặt đất, mỗi ngày đều xảy ra hiện tượng đứng bóng. Các vị trí thuộc cũng một kinh tuyến thì xảy ra hiện tượng đứng bóng tại cùng một thời điểm, gọi là giữa trưa (trong khoảng 12 giờ trưa cộng, trừ 16 phút).

Góc giữa đường thẳng chứa tia sáng mặt trời và mặt phẳng nằm ngang tại một vị trí lúc giữa trưa được gọi là góc Mặt Trời (như đã phân tích ở trên, nhìn chung, góc này nhọn). Góc Mặt Trời có ảnh hưởng tới sự hấp thụ nhiệt từ Mặt Trời của Trái Đất, tạo nên các mùa trong năm trên Trái Đất, chẳng hạn vào mùa hè, góc Mặt Trời lớn nên nhiệt độ cao.

hinh-anh-bai-26-khoang-cach-12766-39

Hình 7.91

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 26: Khoảng Cách | Toán tập 2 | Chương VII: Quan Hệ Vuông Góc Trong Không Gian - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Âm Nhạc

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

GDTC_Bóng Rổ

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

Lịch sử

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Sinh Học

Địa Lý

Tin Học

Toán tập 1

Toán tập 2

Vật lý

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.