Bài 29: Công Thức Cộng Xác Suất | Toán tập 2 | Chương VIII: Các Quy Tắc Tính Xác Suất - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Kết nối tri thức Toán tập 2 lớp 11 Chương VIII: Các Quy Tắc Tính Xác Suất Bài 29: Công Thức Cộng Xác Suất


Trang 72

THUẬT NGỮ
• Công thức cộng xác suất cho hai biến cố xung khắc
• Công thức cộng xác suất


KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
• Tính xác suất của biến cố hợp của hai biến cố xung khắc bằng cách sử dụng công thức cộng xác suất.
• Tính xác suất của biển cổ hợp của hai biến cố bất kì bằng cách sử dụng công thức cộng xác suất và phương pháp tổ hợp.



Tại tỉnh X, thống kê cho thấy trong số những người trên 50 tuổi có 8,2% mắc bệnh tim: 12,5% mắc bệnh huyết áp và 5,7% mắc cả bệnh tim và bệnh huyết áp. Từ đó, ta có thể tính được tỉ lệ dân cư trên 50 tuổi của tỉnh X không mắc cả bệnh tim và bệnh huyết áp hay không?

1. CÔNG THỨC CỘNG XÁC SUẤT CHO HAI BIẾN CỔ XUNG KHẮC

a) Biến cố xung khắc

HĐ1. Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xét hai biến cố sau: A: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số chia hết cho 3"; B: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số chia hết cho 4".

Hai biến cố A B có đồng thời xảy ra hay không? Vì sao?

Biến cố A và biến cố B được gọi là xung khắc nếu AB không đồng thời xảy ra.
Hai biến cố A và B xung khắc khi và chỉ khi AB = ∅.


hinh-anh-bai-29-cong-thuc-cong-xac-suat-12789-0

Biến cố A và biến cố đổi hinh-anh-bai-29-cong-thuc-cong-xac-suat-12789-1 có xung khắc hay không ? Tại sao?

hinh-anh-bai-29-cong-thuc-cong-xac-suat-12789-2

Hình 8.3

Ví dụ . Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xét các biến cố sau: A: “Tổng số chậm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn hoặc bằng 7" B: "Tổng số chậm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn hoặc bằng 4" C: "Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số nguyên tố".

Trong các cặp biến cố AB, A C, BC, cặp biến cố nào xung khắc? Tại sao?

Trang 73

Giải

Cặp biến cố AB là xung khắc vì AB không đồng thời xảy ra.

Cặp biến cố A C không xung khắc vì nếu tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7 thì cả AC xảy ra.

Cặp biến cố B và C không xung khắc vì nếu tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 3 thì cả B và C xảy ra.

Luyện tập 1. Một tổ học sinh có 8 bạn, trong đó có 6 bạn thích môn Bóng đá, 4 bạn thích môn Cầu lông và 2 bạn thích cả hai môn Bóng đá và Cầu lông. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong tổ. Xét các biến cố sau:

E: “Học sinh được chọn thích môn Bóng đá"

F: "Học sinh được chọn thích môn Cầu lông". Hai biến cố E và F có xung khắc không?

b) Công thức cộng xác suất cho hai biến cố xung khắc

HĐ2. Trở lại tình huống trong HĐ1. Hãy tính P(A), P(B) và P(AB).

Với hai biến cố xung khắc, ta có công thức tinh xác suất của biến cố hợp như sau:

Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì P(AB) = P(A) + P(B).

Ví dụ 2. Một hộp đựng 9 tấm thẻ cùng loại được ghi số từ 1 đến 9. Rút ngẫu nhiên đồng thời hai tấm thẻ từ trong hộp. Xét các biển có được ghi số từ 1 đến 9.

A: “Cả hai tấm thẻ đều ghi số chẵn",

B: Chỉ có một tấm thẻ ghi số chẵn",

C. "Tích hai số ghi trên hai tấm thẻ là một số chẵn".

a) Chứng minh rằng C = AB.

b) Tính P(C).

Giải

a) Biến cố C xảy ra khi và chỉ khi trong hai tấm thẻ có ít nhất một tấm thẻ ghi số chẵn. Nếu cả hai tấm thẻ ghi số chẵn thì biến cố A xảy ra. Nếu chỉ có một tấm thẻ ghi số chẵn thì biến cố B xảy ra. Vậy C là biến cố hợp của AB.

b) Hai biến cố A B là xung khắc. Do đó P(C) = P(AB) = P(A) + P(B).

Ta cần tính P(A) và P(B).

Không gian mẫu Ω là tập hợp tất cả các tập con có hai phần tử của tập {1; 2; ...; 9}.

Do đó n(Ω) = hinh-anh-bai-29-cong-thuc-cong-xac-suat-12789-3 = 36.

Trang 74

• Tính P(A): Biến cố A là tập hợp tất cả các tập con có hai phần tử của tập {2, 4, 6, 8}.

Do đó n(A) = hinh-anh-bai-29-cong-thuc-cong-xac-suat-12789-4 = 6. Suy ra hinh-anh-bai-29-cong-thuc-cong-xac-suat-12789-5

.

• Tính P(B): Mỗi phần tử của B được hình thành từ hai công đoạn:

Công đoạn 1: Chọn một số chẵn từ tập {2; 4; 6; 8}. Có 4 cách chọn.

Công đoạn 2: Chọn một số lẻ từ tập {1; 3; 5; 7; 9}. Có 5 cách chọn.

Theo quy tắc nhân, tập B có 4 · 5 = 20 (phần tử).

Do đó n(B) = 20. Suy ra hinh-anh-bai-29-cong-thuc-cong-xac-suat-12789-6.

Vậy hinh-anh-bai-29-cong-thuc-cong-xac-suat-12789-7.

Luyện tập 2. Một hộp đựng 5 quả cầu màu xanh và 3 quả cầu màu đỏ, có cùng kích thước và khối lượng. Chọn ngẫu nhiên hai quả cầu trong hộp. Tính xác suất để chọn được hai quả cầu có cùng màu.

2. CÔNG THỨC CỘNG XÁC SUẤT

HĐ3. Ở một trường trung học phổ thông X, có 19% học sinh học khá môn Ngữ văn, 32% học sinh học khá môn Toán, 7% học sinh học khá cả hai môn Ngữ văn và Toán. Chọn ngẫu nhiên một học sinh của trường X. Xét hai biến cố sau:

A: "Học sinh đó học khá môn Ngữ văn";

B: "Học sinh đó học khá môn Toán".

a) Hoàn thành các mệnh đề sau bằng cách tìm cụm từ thích hợp thay cho dấu "?".

P(A) là tỉ lệ ...(?)....

P(B) là ...(?)...

P(AB) là ...(?)....

P(AB) là ...(?)....

b) Tại sao để tính P(AB) ta không áp dụng được công thức P(AB) = P(A) + P(B)?

Cho hai biến cố AB. Khi đó, ta có:
P(AB) = P(A) + P(B) - P(AB).
Công thức này được gọi là công thức cộng xác suất.


hinh-anh-bai-29-cong-thuc-cong-xac-suat-12789-8 Tại sao công thức cộng xác suất cho hai biến cố xung khắc là hệ quả của công thức cộng xác suất?

Ví dụ 3. Trở lại tình huống trong HĐ3. Hãy tính tỉ lệ học sinh học khá môn Ngữ văn hoặc học khá môn Toán của trường X.

Giải

Theo đề bài, ta có:

P(A) = 19% = 0, 19; P(B) = 32% = 0,32 và P(AB) = 7% = 0,07. Theo công thức cộng xác suất, ta có:

P(AB) = P(A) + P(B) - P(AB) = 0,19 + 0,32 - 0,07 = 0,44.

Trang 75

Do đó, xác suất để chọn ngẫu nhiên một học sinh của trường X học khá môn Ngữ văn hoặc học khá môn Toán là 0,44.

Vậy tỉ lệ học sinh học khá môn Ngữ văn hoặc học khá môn Toán của trường X là 44%.

Luyện tập 3. Phỏng vấn 30 học sinh lớp 11A về môn thể thao yêu thích thu được kết quả có 19 bạn thích môn Bóng đá, 17 bạn thích môn Bóng bàn và 15 bạn thích cả hai môn đó. Chọn ngẫu nhiên một học sinh của lớp 11A. Tính xác suất để chọn được học sinh thích ít nhất một trong hai môn Bóng đá hoặc Bóng bàn.

Vận dụng. Giải quyết bài toán trong tình huống mở đầu.

Gợi ý. Chọn ngẫu nhiên một người dân trên 50 tuổi của tỉnh X. Gọi A là biến cố “Người đó mắc bệnh tim". B là biển cố "Người đó mắc bệnh huyết áp"; E là biến cố "Người đó không mắc cả bệnh tim và bệnh huyết áp". Khi đó hinh-anh-bai-29-cong-thuc-cong-xac-suat-12789-9 là biến cố “Người đó mắc bệnh tim hoặc mắc bệnh huyết áp". Ta có hinh-anh-bai-29-cong-thuc-cong-xac-suat-12789-10

= AB. Áp dụng công thức cộng xác suất và công thức xác suất của biến cố đổi để tính P(E).

BÀI TẬP

8.6. Một hộp đựng 8 viên bi màu xanh và 6 viên bi màu đỏ, có cùng kích thước và khối lượng. Bạn Sơn lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp (lấy xong không trả lại vào hộp). Tiếp đó đến lượt bạn Tùng lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp đó. Tính xác suất để bạn Tùng lấy được viên bị màu xanh.

8.7. Lớp 11A của một trường có 40 học sinh, trong đó có 14 bạn thích nhạc cổ điển, 13 bạn thích nhạc trẻ và 5 bạn thích cả nhạc cổ điển và nhạc trẻ. Chọn ngẫu nhiên một bạn trong lớp. Tính xác suất đề:

a) Bạn đó thích nhạc cổ điển hoặc nhạc trẻ;

b) Bạn đó không thích cả nhạc cổ điển và nhạc trẻ.

8.8. Một khu phố có 50 hộ gia đình nuôi chó hoặc nuôi mèo, trong đó có 18 hộ nuôi chó, 16 hộ nuôi mèo và 7 hộ nuôi cả chó và mèo. Chọn ngẫu nhiên một hộ trong khu phố trên. Tính xác suất để:

a) Hộ đó nuôi chó hoặc nuôi mèo;

b) Hộ đó không nuôi cả chó và mèo.

8.9. Một nhà xuất bản phát hành hai cuốn sách A và B. Thống kê cho thấy có 50% người mua sách A; 70% người mua sách Bộ 30% người mua cả sách A và sách B. Chọn ngẫu nhiên một người mua. Tính xác suất để:

a) Người mua đó mua ít nhất một trong hai sách A hoặc B,

b) Người mua đó không mua cả sách A và sách B.

8.10. Tại các trường trung học phổ thông của một tỉnh, thống kê cho thấy có 63% giáo viên môn Toán tham khảo bộ sách giáo khoa A, 56% giáo viên môn Toán tham khảo bộ sách giáo khoa B và 28,5% giáo viên môn Toán tham khảo cả hai bộ sách giáo khoa AB. Tính tỉ lệ giáo viên môn Toán các trường trung học phổ thông của tỉnh đó không tham khảo cả hai bộ sách giáo khoa A B.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 29: Công Thức Cộng Xác Suất | Toán tập 2 | Chương VIII: Các Quy Tắc Tính Xác Suất - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Âm Nhạc

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

GDTC_Bóng Rổ

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

Lịch sử

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Sinh Học

Địa Lý

Tin Học

Toán tập 1

Toán tập 2

Vật lý

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.