Bài 2: Vệt Phấn Trên Mặt Bàn | Tiếng Việt 4 - Tập 2 | Tuần 19 - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tiếng Việt 4 - Tập 2 - Bài 2

Nội Dung Chính

  1. ĐỌC
  2. VIẾT
  3. NÓI VÀ NGHE

ĐỌC

Kể về một việc tốt em đã làm cho bạn. Chia sẻ về cảm xúc của em khi đó.

hinh-anh-bai-2-vet-phan-tren-mat-ban-6395-0

VỆT PHẤN TRÊN MẶT BÀN

Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một bạn gái có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Mình tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với "người hàng xóm" mới thật vui vẻ.

Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm cậu bực mình. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót những dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cập làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết tay trái. Hai, ba lần, Minh phải kêu lên:

- Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè!

Tới lần thứ tư, Minh lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn:

- Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé!

Thi Ca nhìn đường phấn, gương mặt thoáng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần.

Hôm ấy, trống vào lớp lâu rồi mà không thấy Thi Ca xuất hiện. Thì ra bạn ấy phải vào bệnh viện. Có giáo nói:

- Hi vọng lần này bác sĩ sẽ chữa lành cánh tay mặt để bạn không phải viết bằng tay trái nữa!

Lời của cô giáo làm Mình chợt nhớ ra Thi Ca hay giấu bàn tay mặt trong hộc bàn. Mình nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phần trắng. Càng nhớ càng ân hận. Mím môi, Minh đè mạnh chiếc khăn xoá vệt phần trên mặt bàn.

"Mau về nhé, Thi Ca!" – Minh nói với vệt phần chỉ còn là một đường mờ nhạt trên mặt gỗ lốm đốm vân nâu.

(Theo Nguyễn Thị Kim Hoà)

Từ ngữ

Tay mặt: tay phải.

1. Minh có suy nghĩ gì khi cô giáo xếp Thi Ca ngói cạnh mình?

2. Điều gì làm cho Minh bực mình khi ngồi chung bàn với Thi Ca?

3. Khi đang viết thì bị Thi Ca đụng vào tay, Minh đã làm những gì?

4. Khi biết tin Thi Ca phải đi bệnh viện chữa tay, Mình có những thay đổi gì trong suy nghĩ và việc làm?

5. Tóm tắt câu chuyện bằng 7 - 8 câu.

 

1. Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là tính từ chỉ đặc điểm của sự vật, từ nào là tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động?

Lời cô giáo làm Minh chợt nhớ ra Thi Ca hay giấu bàn tay mặt trong hộc bàn. Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn khi Minh vạch đường phấn trắng. Càng nhớ càng ân hận. Mím môi, Mình đè mạnh chiếc khăn xoá vệt phần trên bàn.

2. Đặt câu về một nhân vật trong bài đọc, trong đó có dùng tính từ.

VIẾT

TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT NGƯỜI GẦN GŨI, THÂN THIẾT

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết.

1. Chuẩn bị.

- Em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với ai?

- Điều gì ở người đó làm em xúc động?

- Em có tình cảm, cảm xúc gì? Em đã thể hiện tình cảm, cảm xúc đó như thế nào?

hinh-anh-bai-2-vet-phan-tren-mat-ban-6395-1

2. Tìm ý.

G:

Mở đầu Giới thiệu người gần gũi, thân thiết mà em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Triển khai

- Nêu những điều ở người đó làm em xúc động. Ví dụ:

+ Cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, việc làm,....

+ Những kỉ niệm giữa em và người đó.

+ Tình cảm của người đó dành cho em.

- Nêu rõ tình cảm, cảm xúc của em:

+ Dùng từ ngữ trực tiếp thể hiện tình cảm, cảm xúc (yêu quý, khâm phục, trân trọng, ngưỡng mộ, nhớ mong....)

+ Nêu suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc (tìm cách giúp đỡ, luôn nghĩ đến, cố gắng học theo, kế về người đó cho bạn bè nghe,...).

Kết thúc Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em.

 3. Góp ý và chỉnh sửa.

- Đọc và góp ý cho đoạn văn của bạn.

G:

    + Đoạn văn có đủ 3 phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) không?

   + Các chi tiết về người gần gũi, thân thiết có thực sự nổi bật không? Nên bổ sung hay lược bỏ chi tiết nào?

   + Các từ ngữ có thể hiện được tình cảm, cảm xúc không? Nên chỉnh sửa, bố sung những từ ngữ nào?

- Sửa đoạn văn của em theo góp ý.

NÓI VÀ NGHE

GIÚP BẠN

Yêu cầu: Thảo luận để tìm cách giúp một bạn có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị: Thu thập thông tin về bạn có hoàn cảnh khó khăn: tên, lớp học, hoàn cảnh cụ thể....

Thảo luận:

- Phát biểu ý kiến về cách thức giúp bạn: tặng quà (tiến, sách vớ, quần áo,...), thăm hỏi, động viên....
- Thống nhất ý kiến.
- Ghi chép kết quả thảo luận.

Trao đổi, góp ý

- Nêu ý kiến trao đổi ngắn gọn, rõ ràng.
- Sử dụng điệu bộ, cử chỉ phù hợp khi phát biểu.
- Chăm chú lắng nghe ý kiến của người khác

1. Em sẽ nói những gì để vận động người thân cùng tham gia giúp đô một bạn có hoàn cảnh khó khăn ở lớp hoặc trường em?

2. Tìm đọc câu chuyện về tình yêu thương giữa con người với con người hoặc giữa con người với loài vật.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Vệt Phấn Trên Mặt Bàn | Tiếng Việt 4 - Tập 2 | Tuần 19 - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.