BÀI 12: CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG | Tiếng Việt 4 - Tập 2 | Tuần 24 - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tiếng Việt lớp 4- Tập hai- Kết nối tri thức


BÀI 12: CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG

 ( Trang 51 )

ĐỌC 

Em biết những vị tướng nào trong lịch sử nước ta? Chia sẻ thông tin về một vị tướng em ngưỡng mộ.


CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG

hinh-anh-bai-12-chang-trai-lang-phu-ung-6849-0


Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời nhà Trần. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, ở làng Phù Ủng. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường.

Một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đan sọt. Không ngờ, Trần Hưng Đạo đưa quân đi tập trận ngang qua. Quân lính đi trước dẹp đường, chiêng, trống, loa, kèn huyên náo, vậy mà chàng trai vẫn mải mê đan sọt không hề hay biết. Một người lính đi dẹp đường tức giận lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, máu chảy, nhưng chàng vẫn ngồi yên. Đến lúc ngựa của Trần Hưng Đạo đi qua, chàng trai như mới sực tỉnh, vội đứng dậy vái chào. Trần Hưng Đạo hỏi:
- Nhà ngươi bị giáo đâm như thể mà không thấy đau sao?
Phạm Ngũ Lão kính cẩn thưa:"Thưa đức ông, thần mải nghĩ mấy câu trong binh thư nên không biết có quân của đức ông qua đây, xin ngài xá tội."

( Trang 52 )

Trần Hưng Đạo hỏi mấy câu về binh thư thì thấy Phạm Ngũ Lão ứng đáp rất trôi chảy. Trần Hưng Đạo cảm mến, biết là hiền tài, sai người lấy thuốc đắp vết thương cho ông rồi mời ông về kinh đô.


Được khổ luyện ở kinh đô, tài năng của Phạm Ngũ Lão dần được bộc lộ.
Ông trở thành một vị tướng kiệt xuất, lập được nhiều chiến công. Đặc biệt, ông chỉ huy binh sĩ hai lần đánh tan giặc Nguyên. Uy danh của ông khiến kẻ thù vô cùng khiếp sợ và khâm phục. Chúng gọi ông là "viên hổ tướng họ Phạm". Khi đó, ông mới ngoài 30 tuổi.


Về sau, ông còn được giao chỉ huy nhiều trận đánh. Trận đánh nào ông cũng giành chiến thắng nên được gọi là "vị tướng bách chiến bách thẳng".

(Phan Sơn tổng hợp)


Từ ngữ
- Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320): người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
- Trần Hưng Đạo (1231 - 1300): tên thật là Trần Quốc Tuần, tước hiệu Hưng Đạo Đại Vương, nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất thời Trần.
- Binh thư: sách viết về quân sự thời cổ.
- Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức.

Câu hỏi
1. Câu văn nào nói về tài năng của Phạm Ngũ Lão khi còn nhỏ?
2. Chuyện gì xảy ra với Phạm Ngũ Lão khi Trần Hưng Đạo và quân lính đi qua?
3. Dựa vào nội dung câu chuyện, tìm thẻ chữ nêu kết quả phù hợp với thẻ chữ nêu nguyên nhân.

Nguyên nhân

Kết quả

Vì Phạm Ngũ Lão có tài, có đức nên ông có cơ hội bộc lộ tài năng của mình
Vì được khổ luyện ở kinh đô nên ông được gọi là "vị tướng bách chiến bách thắng".
Vì ông hai lần đánh tan giặc Nguyên nên ông được mời về kinh đô
Vì trận đánh nào ông cũng giành chiến thắng nên kẻ thù vô cùng khiếp sợ uy danh của ông.

4. Phạm Ngữ Lão có những đóng góp gì cho đất nước

( trang 53 )

Tìm hiểu

1."Tài" trong những từ nào dưới đây mang nghĩa "có khả năng hơn người bình thường"?

tài nghệ tài sản tài trợ tài hoa tài năng

2.Tìm nghĩa của từng thành ngữ dưới đây.

Thành ngữ Nghĩa
Văn võ song toàn Bố trí lực lượng, trận địa để chuẩn bị chiến đấu.
Bách chiến bách thắng (Trận đánh) thiệt hại nhiều.
Bài binh bố trận Toàn năng, vừa có tài văn chương vừa giỏi võ nghệ.
Hao binh tổn tướng Đánh trận nào thắng trận đó, không có đối thủ.

VIẾT

VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em yêu thích một câu chuyện về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn.

1.Chuẩn bị.

-Chọn câu chuyện kể về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn mà em yêu thích (ví dụ: Tờ báo tường của tôi, Trên khóm tre đầu ngõ,...).
-Tìm ý.

G:

Mở đầu  Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên tác giả) và nêu ý kiến chung về câu chuyện đó
Triển khai Nêu lí do yêu thích câu chuyện (ví dụ: bài học sâu sắc về lòng biết ơn, nhân vật hấp dẫn, chi tiết cảm động,...) kèm theo dẫn chứng cụ thể.
Kết thúc Khẳng định lại ý kiến của em đối với câu chuyện.

( trang 54)

2. Viết.
Lưu ý: Khi có nhiều lí do, em cần lựa chọn những lí do nổi bật và sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
3. Đọc soát và sửa lỗi (nếu có).

Đoạn văn có đủ 3 phần Lí do được trình bày rõ ràng Không có lỗi về từ, câu, chính tả.

ĐỌC MỞ RỘNG

  1. Đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn.

G:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông.
Đường đi cách bến cách sông,
Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò.
(Ca dao)

hinh-anh-bai-12-chang-trai-lang-phu-ung-6849-1

2. Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Ngày đọc:🌸
Tên bài thơ hoặc chủ đề bài ca dao:🌸
Điều em ấn tượng:🌸
Mức độ yêu thích: ⭐⭐⭐⭐⭐

3. Đọc lại cho bạn nghe đoạn thơ, bài thơ, bài ca dao và trao đổi với bạn cảm nghĩ của em.
hinh-anh-bai-12-chang-trai-lang-phu-ung-6849-2Kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng cho người thân nghe.

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 12: CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG | Tiếng Việt 4 - Tập 2 | Tuần 24 - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.