ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ 2 | Tiếng Việt 4 - Tập 2 | Tuần 27 - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ôn tập


ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ 2

PHẦN 1 - ÔN TẬP

trang 70

TIẾT 1 - 2

1. Chọn đọc một bài đã học trong chủ điểm Sống để yêu thương và trả lời câu hỏi.

Hải Thượng Lãn Ông: Việc làm nào của Hải Thượng Lãn Ông đúng với câu: Thầy thuốc như mẹ hiền?

Vệt phấn trên mặt bàn: Vì sao vệt phấn trên mặt bàn được xoá đi?

Ông bụt đã đến: Việc làm của nhân vật nào trong câu chuyện giống như ông Bụt trong thế giới cổ tích?

Con muốn làm một cái cây: Chi tiết nào trong câu chuyện giúp em hiểu hơn câu tục ngữ: Ăn quả nhớ người trồng cây?

Tờ báo tường của tôi: Nếu được gặp người bạn nhỏ gan dạ và tốt bụng trong câu chuyện, em sẽ nói gì với bạn?

hinh-anh-on-tap-va-danh-gia-giua-hoc-ki-2-7140-0

2. Nghe – viết: Cảm xúc Trường Sa (4 khổ thơ đầu)

Trang 71

3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:
Quê hương

Mùa xuân trở về. Nước biển ấm hẳn lên. Những con sóng không còn ầm ào nữa. Đại dương khe khẽ hát những lời ca êm đềm. Đàn cá hồi bỗng ngừng kiếm ăn, ngẩn ngơ nhớ tới quê hương… “Nơi chôn rau cắt rốn” của
chúng là thượng nguồn của dòng sông.


(Theo Đặng Chương Ngạn)


4. Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây:
a. Mùa đông, bà tôi thường lấy những mảnh giẻ rách, bao tải cũ lót chỗ cho mèo nằm. Khi đi chợ, bà tôi mua cá nhỏ kho riêng trong một cái niêu đất xinh xắn, gọi là nồi cá mèo. Mỗi khi ăn cơm, bà tôi để riêng một cái đĩa nhỏ, xới ít cơm nóng và trộn chút cá kho vào cơm làm thức ăn cho mèo.


(Lê Phương Liên)


b. Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập loè của các đoá đèn hoa.


(Theo Vích-to Huy-gô)


5. Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu.

TIẾT 3 - 4

1. Đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 80 chữ trong một bài thơ đã học dưới đây và trả lời câu hỏi.

Quả ngọt cuối mùa: Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ.

Tiếng ru: Tác giả bài thơ muốn nhắn nhủ em điều gì?

Sáng tháng Năm: Những câu thơ nào thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ khi được gặp Bác Hồ?

Cảm xúc Trường Sa: Bài thơ giúp em hiểu điều gì về cuộc sống của những người lính ở biển đảo?

hinh-anh-on-tap-va-danh-gia-giua-hoc-ki-2-7140-1

Trang 72

2. Đọc bài dưới đây và trả lời câu hỏi.

Trứng bọ ngựa nở

Cành chanh bên cửa sổ đung đưa, xanh mát sau cơn mưa. Mấy quả chanh non mới đậu nom đáng yêu lạ. Bỗng một sự việc xảy ra khiến tôi phải đặc biệt chú ý: trứng bọ ngựa nở. Tôi đến tận gốc chanh chăm chú theo dõi. Từng đợt, từng đợt, bảy tám con một lúc, những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình… rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng, treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió. Mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ ngoạy. Các chú càng cựa quậy thì sợi tơ càng dài ra, từ từ thả các chú xuống phía dưới. Chú bọ ngựa con đầu đàn “nhảy dù” trúng một quả chanh non. Chú đứng hiên ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, mình lắc lư theo kiểu võ sĩ, ngước nhìn từng loạt, từng loạt đàn em mình đang “đổ bộ” xuống hết sức chính xác và mau lẹ. Đàn bọ ngựa mới nở chạy tíu tít, lập tức dàn quân ra khắp cây chanh, mỗi con mỗi ngả bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập.


(Theo Vũ Tú Nam)


a. Đoạn mở đầu giới thiệu sự việc gì?
b. Các chú bọ ngựa non được miêu tả thế nào qua từng khoảnh khắc dưới đây?

Trong quá trình lách ra khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ; Khi vừa ra khỏi ổ trứng; Lúc “đổ bộ” xuống những quả chanh, cành chanh

hinh-anh-on-tap-va-danh-gia-giua-hoc-ki-2-7140-2

c. Em thích hình ảnh miêu tả nào trong bài? Vì sao?

Trang 72

3. Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây:
a. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

(Nguyễn Thái Vận)


b. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm. Từng cơn gió nhẹ làm cả biển vàng rung rinh như gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hoà nhịp với tiếng hát trên các thửa ruộng… Ngày mùa, cánh đồng lúa trông thật đẹp mắt.


(Theo Trúc Mai)


c. Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những đoá râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như được giội rửa. Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời. Mẹ gà mừng rỡ “tục, tục” dắt bầy con quây quanh vũng nước đọng trong vườn.


(Theo Vũ Tú Nam)


4. Viết đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành

hinh-anh-on-tap-va-danh-gia-giua-hoc-ki-2-7140-3

trang 74

Tiết 5

1. Dưới đây là khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài Mẹ vắng nhà ngày bão
của tác giả Đặng Hiển. Theo em, các bạn nhỏ hiểu được điều gì khi mẹ vắng
nhà và khi mẹ trở về?

Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.

hinh-anh-on-tap-va-danh-gia-giua-hoc-ki-2-7140-4

2. Hai dòng thơ “Mẹ về như nắng mới/ Sáng ấm cả gian nhà.” gợi ra những cảm nhận khác nhau. Em thích cách cảm nhận nào dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

Mẹ về cũng là khi cơn bão đã đi qua khiến bạn nhỏ thấy mẹ tựa như ánh nắng mặt trời, làm sáng ấm cả gian nhà.

Hình ảnh thơ thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi mẹ về. Có mẹ, ngôi nhà như sáng bừng lên sau bao ngày bão dông. Có mẹ, lòng con ấm áp hơn sau bao ngày mong nhớ.

Hai câu thơ thể hiện tình cảm yêu quý của con với mẹ và đề cao vai trò của người mẹ trong mỗi mái ấm gia đình.

hinh-anh-on-tap-va-danh-gia-giua-hoc-ki-2-7140-5

3. Viết 5 – 7 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em về một người thân trong gia đình.

PHẦN 2 - ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ 2

( Để tham khảo )

Trang 75

TIẾT 6 - 7

A. ĐỌC
1.  Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

CON RẮN VUÔNG

hinh-anh-on-tap-va-danh-gia-giua-hoc-ki-2-7140-6

Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:
– Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.
Vợ không tin nhưng tính trêu chồng một mẻ:
– Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như mình nói thế. Tôi nhất định không tin.

Trang 76

Chồng làm như thật:
– Thật quả có rắn như thế! Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.
Vợ lắc đầu:
– Cũng chẳng đến!
Chồng cương quyết:
– Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.
Vợ vẫn khăng khăng:
– Vẫn không dài đến mức ấy đâu!
Chồng rút lui một lần nữa:
– Lần này tôi nói thật nhé! Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém
một phân.
Vợ bò lăn ra cười:
– Con rắn mình thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dàicũng lại bốn mươi thước không kém một phân, thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

Từ ngữ
Thước: đơn vị đo độ dài cũ (khoảng nửa mét).
1. Em có suy nghĩ gì khi đọc tên câu chuyện?
2. Chi tiết nào trong câu chuyện gây cười?
3. Câu chuyện muốn phê phán tính xấu nào?

2. Đọc - hiểu.

NGƯỜI NÔNG DÂN VÀ CON CHIM ƯNG

Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng núi nọ, có một bác nông dân hiền lành,  tốt bụng, được mọi người yêu quý. Một ngày kia, trong lúc đi làm nương, bác trông thấy một con chim ưng bị thương nặng, nằm bẹp ở bìa rừng.
Bác đỡ nó lên và vỗ về nó:
– Tao không muốn các con mày phải chịu khổ đâu, hãy mau lành để trở về với trời xanh đi! 

Trang 77

Bác nông dân mang con chim ưng bị thương về nhà, tận tình chăm sóc, chữa chạy vết thương cho nó. Chẳng bao lâu, chim ưng khoẻ trở lại, bác nông dân thả cho chim trở về với bầu trời bao la. Một hôm, sau khi làm việc quần quật, bác nông dân tựa lưng vào một
bức tường để nghỉ cho lại sức, rồi thiếp đi lúc nào không hay. Bỗng một con chim ưng từ đâu bay tới, quắp chiếc mũ của bác bay đi. Bác nông dân giật mình tỉnh giấc, đuổi theo chim để lấy lại mũ. Bác phát hiện ra đó chính là chú chim ưng mà mình đã cứu ngày nào. Vừa đuổi theo chim, bác vừa hét to:
– Này chim ưng, ta đã cứu mày, sao mày lại trêu chọc ta? Bác chạy đuổi theo chim ưng một đoạn cách khá xa bức tường rào, nó mới chịu buông trả chiếc mũ cho bác. Bác nông dân cúi nhặt chiếc mũ của mình thì cũng là lúc bức tường lúc nãy bác vừa tựa lưng đổ ập xuống, đè nát tất cả các thứ ở bên dưới.


 (Theo Ngụ ngôn Ê-dốp)

hinh-anh-on-tap-va-danh-gia-giua-hoc-ki-2-7140-7

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
1. Con chim ưng bị thương nằm ở đâu?
2. Bác nông dân đã giúp chim ưng mau lành vết thương bằng cách nào?
3. Khi chim ưng khoẻ trở lại, bác nông dân đã làm gì? Việc làm đó cho thấy
bác là người thế nào?

Trang 78 

4. Cho biết mỗi ý dưới đây đúng (Đ) hay sai (S).
a. Sau khi được bác nông dân chữa lành vết thương, chim ưng trở về với bầu trời bao la.
b. Chim ưng không quay trở lại gặp người đã cứu mình.
c. Thỉnh thoảng chim ưng về thăm ngôi nhà của bác nông dân.
d. Một hôm, thấy bác nông dân tựa lưng vào bức tường rào để nghỉ, chim ưng liền quắp mũ của bác để bác đuổi theo mình.
e. Nhờ chạy đuổi theo chim để lấy lại chiếc mũ, bác nông dân đã thoát khỏi tai nạn khi bức tường đổ sập.

5. Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Tìm câu trả lời đúng.
A. Chim ưng rất thông minh.
B. Chim ưng là bạn của người.
C. Ở hiền thì gặp lành.
D. Bác nông dân rất yêu quý các loài vật.
6. Xác định các trạng ngữ của câu sau và cho biết các trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu.

Một ngày kia, trong lúc đi làm nương, bác trông thấy một con chim ưng bị thương nặng, nằm bẹp ở bìa rừng.

7. Dựa vào nội dung câu chuyện, đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân.
8. Viết tiếp để tạo thành câu có vị ngữ nêu đặc điểm của đối tượng được nói ở chủ ngữ.

Trong câu chuyện, người nông dân ?

B. VIẾT

Chọn 1 trong 3 đề dưới đây:

Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc hoặc
đã nghe trong một chủ điểm đã học.

Đề 2: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật bác nông dân
trong câu chuyện “Người nông dân và con chim ưng”

Đề 3: Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng
chống ngoại xâm (Thánh gióng, An Dương Vương,…).

Tin tức mới


Đánh giá

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ 2 | Tiếng Việt 4 - Tập 2 | Tuần 27 - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.