Nội Dung Chính
trang 89
BÀI 19: ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG
ĐỌC
Thời gian; Địa điểm; Các hoạt động trong lễ hội
ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG
Trang 89 + 90
Nườm nượp người, xe đi
Mùa xuân về trẩy hội.
Rừng mơ thay áo mới
Xúng xính hoa đón mời.
Nơi núi cũ xa vời
Bỗng thành nơi gặp gỡ.
Một câu chào cởi mở
Hoá ra người cùng quê.
Động Chùa Tiên, Chùa Hương
Đá còn vang tiếng nhạc.
Động chùa núi Hinh Bồng
Gió còn ngân khúc hát
Ôi phải đâu lễ Phật
Người mới đi Chùa Hương.
Người đi thăm đất nước
Người về trong yêu thương.
(Theo Chu Huy)
Bước mỗi bước say mê
Như giữa trang cổ tích.
Đất nước mình thanh lịch
Nên núi rừng cũng thơ.
Dù không ai đợi chờ
Cũng thấy lòng bổi hổi.
Lẫn trong làn sương khói
Một mùi thơm cứ vương.
Trang 90
Từ ngữ
– Chùa Hương: thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
– Nườm nượp: đông, kéo dài như vô tận.
– Xúng xính: vẻ hớn hở trong bộ quần áo mới, dài và rộng.
– Bổi hổi: xao xuyến trong lòng.
1. Cảnh vật thiên nhiên ở Chùa Hương thay đổi như thế nào khi mùa xuân về?
2. Những hình ảnh nào cho thấy người đi hội rất đông vui và thân thiện?
3. Niềm tự hào về quê hương, đất nước được thể hiện qua những câu thơ nào?
4. Theo em, ở khổ thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì?
* Học thuộc lòng 4 khổ thơ đầu.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU NGOẶC KÉP
1. Tên cuốn truyện, bài thơ, bài hát hay tạp chí, tờ báo có trong những câu
dưới đây được đánh dấu bằng dấu câu nào?
a. Đến với “Dế Mèn phiêu lưu kí”, các bạn nhỏ được lạc vào thế giới của
những loài vật gần gũi, thân thương.
b. Nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn
trên lưng mẹ” thành bài hát “Lời ru trên nương”.
c. Từ thuở ấu thơ, tôi đã có tạp chí “Văn tuổi thơ”, báo “Nhi đồng” làm bạn
đồng hành.
Ôi phải đâu lễ Phật
Người mới đi Chùa Hương.
Người đi thăm đất nước
Người về trong yêu thương.
(Theo Chu Huy)
2. Tìm công dụng của dấu ngoặc kép trong những câu dưới đây:
a. Nhiều câu thơ trong trẻo, hồn nhiên như lời đồng dao: “Hạt gạo làng
ta/ Có vị phù sa/ Của sông Kinh Thầy…”.
(Theo Nguyễn Trọng)
b. Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau
xem ở trên đời này, cái gì quý nhất. Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo.”.
Đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Theo tớ, quý nhất phải là vàng…”.
Trang 91
Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý
hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”.
(Theo Trịnh Mạnh)
c. Cuốn sách “Đất rừng phương Nam” giúp tôi hiểu thêm vẻ đẹp của con
người và vùng đất Nam Bộ.
(Theo Vũ Phương Thu)
Đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu; Đánh dấu lời đối thoại; Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp
Ghi nhớ
Ngoài công dụng đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại,
dấu ngoặc kép có thể được dùng để đánh dấu tên tác phẩm (cuốn truyện,
bài thơ, bài hát,…), tên tài liệu (tạp chí, báo,…).
3. Chép lại đoạn văn sau vào vở, chú ý dùng dấu ngoặc kép đánh dấu tên tác
phẩm, tài liệu.
Đi học là bài thơ do Hoàng Minh Chính sáng tác, được Nhà xuất bản
Kim Đồng đưa vào tuyển tập thơ thiếu nhi Mặt trời xanh (năm 1971). Năm
1976, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc cho bài thơ đó bằng một giai điệu
mang âm hưởng dân ca Tày, Nùng. Từ đó trở đi, bài hát Đi học gần như đã
trở thành “ca khúc của ngày tựu trường”.
(Theo Phạm Quý Hải)
4. Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm mà em
yêu thích.
VIẾT
QUAN SÁT CÂY CỐI
1. Chuẩn bị.
– Lựa chọn cây để quan sát (cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa,…).
– Quan sát trực tiếp cây ở trường hoặc quan sát cây qua tranh ảnh, video,…
– Sử dụng các giác quan (mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi,…) để quan sát cây
(quan sát bao quát toàn bộ cây, quan sát chi tiết từng bộ phận; quan sát
sự vật, hoạt động có liên quan đến cây).
G:
1. Em nhìn thấy hình dáng của cây, các bộ phận của cây, màu sắc,…; 2. Em nghe thấy tiếng lá reo trong gió, tiếng chim trong vòm lá,…; 3. Em ngửi thấy mùi của hoa, mùi của quả chín,…;4. Em nếm được vị của quả,…;5. Chạm tay vào, em thấy thân cây ram ráp, lá cây mềm mượt,…
2. Quan sát và ghi chép kết quả quan sát.
G:
Đặc điểm bao quát; Đặc điểm của từng bộ phận; Sự vật có liên quan
Hình dáng ; Tán lá ; Thân ; Cành ; Lá
cao lớn,…; rộng,…; thẳng,… ; mập,…; xanh rì,…
3. Trao đổi, góp ý.
– Các bộ phận của cây được quan sát.
– Các giác quan dùng để quan sát.
– Đặc điểm tiêu biểu, khác biệt của cây.
Đọc cho người thân nghe bài “Đi hội Chùa Hương” và nói về điều em
thích nhất trong bài thơ.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn