BÀI 15: NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA BỐ TÔI | Tiếng Việt 4 - Tập 2 | Tuần 26 - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 15 - Tiếng Việt 4 - Lớp 2


BÀI 15: NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA BỐ TÔI

Trang 63

ĐỌC

hinh-anh-bai-15-nguoi-thay-dau-tien-cua-bo-toi-7092-0

Em hiểu thế nào về câu “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”?

hinh-anh-bai-15-nguoi-thay-dau-tien-cua-bo-toi-7092-1

hinh-anh-bai-15-nguoi-thay-dau-tien-cua-bo-toi-7092-2

NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA BỐ TÔI

Hôm qua, bố rủ tôi đi tàu đến thăm người thầy đầu tiên của bố, thầy
Cơ-rô-xét-ti, năm nay đã tám mươi tuổi.
Xuống tàu, chúng tôi hỏi thăm đường đến nhà thầy, một ngôi nhà nhỏ
cuối làng. Bố nhẹ nhàng gõ cửa. Ra mở cửa là một cụ già râu tóc đã bạc.
– Con chào thầy ạ! – Bố vừa nói vừa bỏ mũ ra.
– Chào anh. Xin lỗi, anh là…
– Con là An-béc-tô, học trò cũ của thầy. Con đến thăm thầy ạ.
– Thật hân hạnh quá! Nhưng… anh học với tôi hồi nào nhỉ? 

Trang 64

Bố nói tên lớp và ngày bố vào trường. Cụ cúi đầu suy nghĩ rồi bỗng
ngẩng lên:
– An-béc-tô Bốt-ti-ni?
– Đúng ạ! – Bố đưa cả hai tay về phía cụ.
Cụ bước tới ôm hôn bố và nói:
 – Xin mời vào nhà.
Chúng tôi vào nhà và ngồi xuống ghế yên lặng. Cụ nhìn bố tôi một lần
nữa rồi nói to:
– An-béc-tô, tôi nhớ chứ! Lớp Một anh ngồi bên trái cạnh cửa sổ. Hồi đó,
anh rất hiếu động. Đến lớp Hai, anh bị ốm phải nghỉ một tuần, phải không
nào? Anh còn nhớ đến người thầy giáo già của mình, thật quý hoá…
Cụ trò chuyện cùng bố tôi như chưa hề xa cách. Bỗng cụ đứng dậy:
– Tôi dành cho anh một bất ngờ đây.
Nói rồi cụ lục tìm trên giá sách, rút ra một tờ giấy đã ngả vàng đưa cho bố. Bố nhận ra bài chính tả của mình, nét chữ to cồ cộ. Bố vừa đọc vừa mỉm cười. Rồi bố cúi xuống hôn vào trang giấy, mắt rưng rưng.
– Thưa thầy kính yêu, con xin cảm ơn thầy! – Bố đưa tay lên gạt nước mắt rồi ôm lấy người thầy của mình.

(Theo A-mi-xi)

hinh-anh-bai-15-nguoi-thay-dau-tien-cua-bo-toi-7092-3

hinh-anh-bai-15-nguoi-thay-dau-tien-cua-bo-toi-7092-4

1. Hành động bỏ mũ khi chào thầy giáo cũ của bố bạn nhỏ nói lên điều gì?
2. Những cử chỉ, lời nói, việc làm nào của thầy giáo già làm cho bố bạn nhỏ
xúc động?
3. Vì sao bố bạn nhỏ rưng rưng nước mắt khi nhận lại bài chính tả cũ
của mình?
4. Theo em, bạn nhỏ có cảm nghĩ gì khi được tới thăm người thầy đầu tiên
của bố?
5. Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

Trang 65

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN, MỤC ĐÍCH

1. Tìm trạng ngữ của mỗi câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung thông tin
gì cho câu.
a. Nhờ chuyến đi cùng bố, cậu bé hiểu được lí do bố cậu yêu quý và kính
trọng thầy giáo cũ của mình.
b. Vì đã cống hiến đời mình cho Tổ quốc, các liệt sĩ được nhân dân đời đời
ghi ơn.
c. Để ghi nhớ công ơn của các thương binh, liệt sĩ, trường em đã tổ chức
hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
2. Đặt câu hỏi cho mỗi trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 1.
M: Nhờ đâu cậu bé hiểu được lí do bố cậu yêu quý và kính trọng thầy giáo
cũ của mình?

Ghi nhớ
– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân bổ sung thông tin về nguyên nhân của sự
việc nêu trong câu; trả lời câu hỏi Vì sao?, Nhờ đâu?,…
– Trạng ngữ chỉ mục đích bổ sung thông tin về mục đích của hoạt động
nêu trong câu; trả lời câu hỏi Để làm gì?, Nhằm mục đích gì?,…

3. Tìm trạng ngữ của mỗi câu dưới đây và xếp vào nhóm thích hợp.
a. Nhờ nguồn nước trong lành, cánh đồng trở nên xanh mướt.
b. Để viết được bài văn hay, chúng ta cần đọc nhiều sách, truyện.
c. Nhằm giúp học sinh có trải nghiệm thực tế, nhà trường đã tổ chức nhiều
hoạt động dã ngoại.
d. Vì có vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng, Tây Bắc đã trở thành điểm đến của
khách du lịch trong và ngoài nước.

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân; Trạng ngữ chỉ mục đích

hinh-anh-bai-15-nguoi-thay-dau-tien-cua-bo-toi-7092-5

4. Chọn vì, để hoặc nhờ thay cho ô vuông trong mỗi câu sau:
a. ? mở rộng kiến thức, chúng ta cần đọc nhiều sách.
b. ? bác lao công, trường lớp lúc nào cũng sạch sẽ.
c. ? mưa bão, nhiều cây cối bị gãy, đổ.

trang 66

5. Quan sát tranh, đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, một câu có trạng
ngữ chỉ mục đích của hoạt động.

hinh-anh-bai-15-nguoi-thay-dau-tien-cua-bo-toi-7092-6

VIẾT

VIẾT BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC

Đề bài:Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước
nhớ nguồn và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về sự việc đó.

1. Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 14, viết bài văn theo yêu
cầu của đề bài.
2. Đọc soát và chỉnh sửa.
a. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi.

Bố cục Nội dung Diễn đạt
Bài văn có đủ
3 phần không?
– Sự việc được kể có thể hiện truyền
thống Uống nước nhớ nguồn không?
– Các hoạt động, việc làm,… có được
sắp xếp đúng trình tự không?
Từ ngữ dùng có
phù hợp không?
– Viết câu có đúng
không?

b. Sửa lỗi trong bài văn (nếu có).

hinh-anh-bai-15-nguoi-thay-dau-tien-cua-bo-toi-7092-7Đọc bài làm của em trong hoạt động Viết cho người thân nghe.

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 15: NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA BỐ TÔI | Tiếng Việt 4 - Tập 2 | Tuần 26 - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.