Nội Dung Chính
trang 117
BÀI 26: NGÔI NHÀ CỦA YÊU THƯƠNG
ĐỌC
nhà để ở?
NGÔI NHÀ CỦA YÊU THƯƠNG
Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 1987
Bạn thân mến!
Tôi tên là Lương Thanh Bình, Bình nghĩa là hoà bình ấy mà. Tôi học lớp 4.
Hôm trước, bố tôi mang về một tờ báo và bảo: “Con đọc đi. Con đã quý ngôi
nhà còn chật chội và đơn sơ của mình, con sẽ càng quý nó hơn nếu biết
rằng hiện nay trên Trái Đất còn biết bao bạn không có nhà ở.”.
Tôi đã đọc.
Bạn ơi, thế bạn ăn cơm ở đâu? Trời mưa, bạn làm thế nào để khỏi ướt?
Những đêm rét như đêm qua bạn nằm ở đâu mà ngủ?… Tôi xem ti vi, thấy
trên thế giới có biết bao nhà đẹp và to ơi là to, mà bạn thì không có một
gian để ở. Tôi còn thấy bao nhiêu nhà, cả phố, cả làng nữa bị đốt cháy, bị
bom đạn làm đổ nát. Tôi nghe nói làm một quả bom tốn nhiều tiền lắm.
Để rồi đi phá nhà của trẻ con…
Bạn ơi, nếu tôi và bạn mà là người lớn, chúng mình sẽ vứt tất cả đạn,
bom, súng,… xuống biển. À không, vứt hẳn ra ngoài Trái Đất cơ. Biển để
nuôi cá, nước phải sạch. Chúng mình sẽ cùng xây dựng những ngôi nhà
rất to, triệu triệu gian, để cho tất cả các bạn trên thế giới sống chung. Thật
tuyệt, phải không?
Bạn ơi, những chú chim xinh đẹp, hót hay, bầy hươu nai hiền lành,
ngoan ngoãn cần thiên nhiên bao la và bầu trời tự do, khoáng đãng thì
lại bị nhốt trong lồng, trong chuồng. Còn bạn, bạn cần có nhà thì phải
lang thang. Nếu là người lớn, chúng mình cũng sẽ vứt bỏ hết tất cả các
lồng chim, chuồng thú, thêm tiền vào xây nhà cho các bạn. Nếu con người
không bắn chim, săn thú thì chúng sẽ sống gần gũi bên ta, hót cho ta nghe
và múa cho ta xem.
Nếu là người lớn, nhất định chúng mình sẽ cùng nhau làm được.
Bạn nhớ viết thư cho tôi nhé!
Lương Thanh Bình
(Những bức thư giải Nhất Việt Nam)
Trang 118
1. Bức thư này được gửi cho ai? Tình huống nào khiến bạn nhỏ viết thư cho
người đó?
2. Nêu nội dung chính của bức thư.
3. Những câu hỏi dưới đây của người viết thư thể hiện điều gì?
Bạn ơi, thế bạn ăn cơm ở đâu? Trời mưa, bạn làm thế nào để khỏi ướt? Những
đêm rét như đêm qua, bạn nằm ở đâu mà ngủ?
4. Người viết thư muốn làm những gì cho bạn nhỏ không nhà?
5. Nêu cảm nghĩ của em về những mong ước của người viết thư.
1. Tìm các tính từ trong câu dưới đây và nêu tác dụng của chúng.
Bạn ơi, những chú chim xinh đẹp, hót hay, bầy hươu nai hiền lành, ngoan
ngoãn cần thiên nhiên bao la và bầu trời tự do, khoáng đãng thì lại bị nhốt
trong lồng, trong chuồng.
2. Tìm một số tính từ có thể thay thế cho từ bao la trong câu văn trên.
VIẾT
TRẢ BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG
1. Nghe thầy cô nhận xét chung.
2. Đọc lại đoạn văn của em và nhận xét của thầy cô, xác định lỗi cần sửa.
Cách xưng hô và lời kể có phù hợp với vai nhân vật đã lựa chọn không?
Nội dung tưởng tượng có kết nối với câu chuyện không?
Có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả không?
Trang 119
3. Đọc hoặc nghe bài làm của bạn, nêu những điều em muốn học tập.
4. Sửa lỗi trong bài (nếu có) hoặc viết lại một số câu văn cho hay hơn.
NÓI VÀ NGHE
CHUNG TAY BẢO VỆ ĐỘNG VẬT
Yêu cầu: Trình bày ý kiến của em về hoạt động bảo vệ động vật.
1. Chuẩn bị.
– Sưu tầm tư liệu về những việc làm bảo vệ động vật.
– Lựa chọn các phương tiện hỗ trợ: sách báo, máy tính, video, tranh ảnh,...
2. Nói.
a. Giải thích lí do cần phải bảo vệ động vật.
b. Nêu những việc làm bảo vệ động vật.
G:
– Trồng nhiều cây xanh để tạo môi trường sống cho
động vật.
– Nói không với việc chụp ảnh cùng động vật hoang dã.
– Tích cực tuyên truyền về nguy cơ tuyệt chủng của các
loài thú quý hiếm.
c. Nêu việc em có thể làm để bảo vệ động vật.
Lưu ý: Để ý kiến của em có sức thuyết phục, em nên nêu rõ hiệu quả của
từng việc làm góp phần bảo vệ động vật.
3. Trao đổi, góp ý.
Ghi lại điều em thích trong bài nói của bạn hoặc điều em muốn bổ sung
1. Trao đổi với người thân về hoạt động bảo vệ động vật.
2. Tìm đọc sách báo viết về những công trình kiến trúc nổi tiếng trên
thế giới.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn