Nội Dung Chính
ĐỌC
Đọc một số câu thơ về tình cảm gia đình.
QUẢ NGỌT CUỐI MÙA
Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa
Quả ngon dành tận cuối mùa
Chờ con, phán cháu bà chưa trảy vào.
Giêng, Hai rét cửa như dao,
Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông
Nom Đoài rồi lại ngắm Đông
Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn
Quả vàng nằm giữa cành xuân
Mải mê góp mặt, chuyên cần toả hương.
Bà ơi, thương mấy là thương
Vắng con xa cháu tóc sương da mồi
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
Từ ngữ
- Trảy (trẩy): hái, ngắt (quả).
- (Tháng) Giêng: tháng đầu tiên của một năm theo âm lịch.
- Đoài: phía tây.
1. Tìm những chi tiết thể hiện tình yêu thương của bà dành cho con cháu.
2. Tìm nghĩa của mỗi cụm từ sau:
rét cứa như dao | nom Đoài ngắm Đông | tóc sương da mồi |
trông bên tây, ngó bên đông, quan sát kĩ khắp nơi | tóc đã bạc, da đã xuất hiện những chấm đồi mồi (nói về sự già đi của con người) | rất rét, rét như cứa vào da thịt |
3. Người cháu thương bà vì điều gì?
4. Hai câu thơ "Bà như quả ngọt chín rồi/ Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng" ý nói gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Bà được ví như quả ngọt mà cuộc đời dành cho con cháu.
B. Tình cảm của bà giống như trái chín, càng thêm thời gian thì càng thêm ngọt ngào.
C. Tuổi của bà càng cao thì tình yêu thương của bà càng lớn.
5. Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ?
* Học thuộc lòng bài thơ.
1. Tìm các từ có nghĩa giống với từ trông trong những câu thơ sau:
Giêng, Hai rét cửa như dao,
Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông
Nom Đoài rồi lại ngắm Đông
Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn.
2. Tìm thêm từ có nghĩa giống với từ trồng và đặt một câu với từ vừa tìm được
VIẾT
TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.
1. Chuẩn bị.
- Chọn một nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ) đã mang lại cho em nhiều cảm xúc (ví dụ: Ma-ri-a trong Nhà phát minh 6 tuổi, người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến, người bà trong Quả ngọt cuối mùa, chú gà con trong Bầu trời trong quả trứng,...).
- Điều gì ở nhân vật gây ấn tượng với em (ngoại hình, tính cách, suy nghĩ, hành động,...)?
- Tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật đó như thế nào?
2. Tìm ý.
G:
Mở đầu:
- Giới thiệu nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ em đã đọc, đã nghe).
- Nêu ý kiến khái quát về nhân vật.
Triển khai:
- Nêu những điều em ấn tượng về nhân vật (ví dụ: sự kiên nhẫn, sáng tạo của Ma-ri-a; lòng vị tha, cao thượng, nhân hậu của người nhạc sĩ, đức hi sinh và tình yêu thương con cháu của người bà: vẻ ngây thơ, háo hức trước cuộc sống mới của chủ gà con,...).
- Nêu cảm xúc của em về nhân vật: thích thú, yêu quý, trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục....
- Thể hiện tình cảm đối với nhân vật bằng một số cách: đọc bài thơ, câu chuyện nhiều lần, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình với người thân về nhân vật,...
Kết thúc:
Đánh giá về nhân vật và khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em.
3. Góp ý và chỉnh sửa.
- Bố cục đoạn văn đầy đủ, rõ ràng.
- Thông tin về nhân vật được chọn lọc kĩ, thể hiện đúng đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm.
- Tình cảm, cảm xúc của em được nêu cụ thể.
ĐỌC MỞ RỘNG
1. Đọc câu chuyện về tình yêu thương giữa con người với con người hoặc giữa con người với loài vật.
G: Có thể tìm đọc một câu chuyện trong những tập truyện dưới đây:
- Truyện kể về lòng yêu thương (Nhiều tác giả)
- Những câu chuyện về lòng yêu thương (Nhiều tác giả)
- Trong yêu thương, tất cả sẽ lớn lên (Nhiều tác giả)
2. Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH
Tên câu chuyện: 🌸 | Tác giả: 🌸 | Ngày đọc: 🌸 |
Nội dung chính: 🌸 | ||
Điều làm em xúc động ở câu chuyện: 🌸 | ||
Mức độ yêu thích: ☆☆☆☆☆ |
3. Trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện và những điều làm em xúc động ở câu chuyện.
Kể lại cho người thân nghe một câu chuyện trong hoạt động Đọc mở rộng mà em thấy ấn tượng.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn