Bài tập cuối chương 1 | Giải bài tập Toán 11 Tập 1 | Chương 1: Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập toán 11 - Bài tập cuối chương 1

Nội Dung Chính

  1. Trắc nghiệm
  2. Tự luận

Trắc nghiệm

Bài 1.23 trang 40 Toán 11 Tập 1: Biểu diễn các góc lượng giác  trên đường tròn lượng giác. Các góc nào có điểm biểu diễn trùng nhau?

A. β và γ.

B. α, β, γ.

C. β, γ, δ.

D. α và β.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 1.24 trang 40 Toán 11 Tập 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là sai?

A. sin(π – α) = sin α.

B. cos(π – α) = cos α.

C. sin(π + α) = – sin α.

D. cos(π + α) = – cos α.

Lời giải:

Vì π – α và α là hai góc bù nhau nên sin(π – α) = sin α; cos(π – α) = – cos α. Do đó đáp án A đúng và đáp án B sai.

Ta có góc π + α và α là hai góc hơn kém nhau 1 π nên sin(π + α) = – sin α, cos(π + α) = – cos α. Do đó đáp án C và D đều đúng.

Bài 1.25 trang 40 Toán 11 Tập 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là sai?

A. cos(a – b) = cos a cos b – sin a sin b.

B. sin(a – b) = sin a cos b – cos a sin b.

C. cos(a + b) = cos a cos b – sin a sin b.

D. sin(a + b) = sin a cos b + cos a sin b.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ta có các công thức cộng:

cos(a – b) = cos a cos b + sin a sin b

sin(a – b) = sin a cos b – cos a sin b

cos(a + b) = cos a cos b – sin a sin b

sin(a + b) = sin a cos b + cos a sin b

Vậy đáp án A sai.

Bài 1.26 trang 40 Toán 11 Tập 1: Rút gọn biểu thức M = cos(a + b) cos(a – b) – sin(a + b) sin(a – b), ta được:

A. M = sin 4a.

B. M = 1 – 2 cos2 a.

C. M = 1 – 2 sin2 a.

D. M = cos 4a.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có: M = cos(a + b) cos(a – b) – sin(a + b) sin(a – b)

= cos[(a + b) + (a – b)]            (áp dụng công thức cộng)

= cos 2a = 2cos2 a – 1 = 1 – 2 sin2 a    (áp dụng công thức nhân đôi)

Bài 1.27 trang 40 Toán 11 Tập 1: Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Hàm số y = cos x có tập xác định là ℝ.

B. Hàm số y = cos x có tập giá trị là [– 1; 1].

C. Hàm số y = cos x là hàm số lẻ.

D. Hàm số y = cos x tuần hoàn với chu kì 2π.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hàm số y = cos x:

- Có tập xác định là ℝ và tập giá trị là [– 1; 1];

- Là hàm số chẵn và tuần hoàn với chu kì 2π.

Bài 1.28 trang 40 Toán 11 Tập 1: Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm tuần hoàn?

A. y = tan x + x.

B. y = x2 + 1.

C. y = cot x.

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-0

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hàm số y = cot x tuần hoàn với chu kì π.

Bài 1.29 trang 40 Toán 11 Tập 1: Đồ thị của các hàm số y = sin x và y = cos x cắt nhau tại bao nhiêu điểm có hoành độ thuộc đoạn hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-1 ?

A. 5.

B. 6.

C. 4.

D. 7.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Hoành độ giao điểm của hai đồ thị hàm số y = sin x và y = cos x là nghiệm của phương trình sin x = cos x ⇔ tan x = 1 (do hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-2

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-3

Ta có: hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-4

Mà k ∈ ℤ nên k ∈ {– 2; – 1; 0; 1; 2}.

Vậy đồ thị của các hàm số y = sin x và y = cos x cắt nhau tại 5 điểm có hoành độ thuộc đoạn hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-5

Bài 1.30 trang 40 Toán 11 Tập 1: Tập xác định của hàm số hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-6

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-7

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Biểu thức  hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-8 có nghĩa khi sin x – 1 ≠ 0 ⇔ sin x ≠ 1 hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-9

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-10

Tự luận

Bài 1.31 trang 41 Toán 11 Tập 1: Cho góc α thỏa mãn hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-11 Tính giá trị của các biểu thức sau:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-12

Lời giải:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-13 nên sin α > 0. Mặt khác từ sin2 α + cos2 α = 1 suy ra

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-14

Bài 1.32 trang 41 Toán 11 Tập 1: Chứng minh các đẳng thức sau:

a) (sin α + cos α)2 = 1 + sin 2α;

b) cos4 α – sin4 α = cos 2α.

Lời giải:

a) Áp dụng hệ thức lượng giác cơ bản: sin2 α + cos2 α = 1

và công thức nhân đôi: sin 2α = 2sin α cos α.

Ta có: VT = (sin α + cos α)2 = sin2 α + cos2 α + 2sin α cos α = 1 + sin 2α = VP (đpcm).

b) Áp dụng hệ thức lượng giác cơ bản: sin2 α + cos2 α = 1

và công thức nhân đôi: cos 2α = cos2 α – sin2 α.

Ta có: VT = cos4 α – sin4 α = (cos2 α)2 – (sin2 α)2

= (cos2 α + sin2 α)(cos2 α – sin2 α) = 1 . cos 2α = cos 2α = VP (đpcm).

Bài 1.33 trang 41 Toán 11 Tập 1: Tìm tập giá trị của các hàm số sau:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-15

b) y = sin x + cos x.

Lời giải:

a) Ta có: hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-16

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-17

⇔ – 3 ≤ y ≤ 1 với mọi x ∈ ℝ

Vậy tập giá trị của hàm số hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-18

b) Ta có: hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-19

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-20

Khi đó ta có hàm số hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-21

Lại có: hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-22

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-23

Vậy tập giá trị của hàm số y = sin x + cos x là  hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-24

Bài 1.34 trang 41 Toán 11 Tập 1: Giải các phương trình sau:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-25

Lời giải:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-26

Vậy phương trình đã cho có các nghiệm là hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-27  và hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-28

b) 2sin2 x – 1 + cos 3x = 0

⇔ – (1 – 2sin2 x) + cos 3x = 0

⇔ – cos 2x + cos 3x = 0

⇔ cos 3x = cos 2x

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-29

Vậy phương trình đã cho có các nghiệm là  hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-30

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-31

Vậy phương trình đã cho có các nghiệm là hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-32

Bài 1.35 trang 41 Toán 11 Tập 1: Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Mỗi lần tim đập, huyết áp của chúng ta tăng rồi giảm giữa các nhịp. Huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu được gọi tương ứng là huyết áp tâm thu và tâm trương. Chỉ số huyết áp của chúng ta được viết là huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp 120/80 là bình thường. Giả sử huyết áp của một người nào đó được mô hình hóa bởi hàm số

p(t) = 115 + 25sin(160πt),

trong đó p(t) là huyết áp tính theo đơn vị mmHg (milimét thủy ngân) và thời gian t tính theo phút.

a) Tìm chu kì của hàm số p(t).

b) Tìm số nhịp tim mỗi phút.

c) Tìm chỉ số huyết áp. So sánh huyết áp của người này với huyết áp bình thường.

Lời giải:

a) Chu kì của hàm số p(t) là hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-33

b) Thời gian giữa hai lần tim đập là hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-34

Số nhịp tim mỗi phút là 1: 1/80 = 80 nhịp.

c) Ta có: – 1 ≤ sin(160πt) ≤ 1 với mọi t ∈ ℝ

⇔ – 25 ≤ 25sin(160πt) ≤ 25 với mọi t ∈ ℝ

⇔ 115 + (– 25) ≤ 115 + 25sin(160πt) ≤ 115 + 25  với mọi t ∈ ℝ

⇔ 90 ≤ p(t) ≤ 140 với mọi t ∈ ℝ

Do đó, chỉ số huyết áp của người này là 140/90 và chỉ số huyết áp của người này cao hơn mức bình thường.

Bài 1.36 trang 41 Toán 11 Tập 1: Khi một tia sáng truyền từ không khí vào mặt nước thì một phần tia sáng bị phản xạ trên bề mặt, phần còn lại bị khúc xạ như trong Hình 1.26. Góc tới i liên hệ với góc khúc xạ r bởi Định luật khúc xạ ánh sáng

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-35

Ở đây, n1 và n2 tương ứng là chiết suất của môi trường 1 (không khí) và môi trường 2 (nước). Cho biết góc tới i = 50°, hãy tính góc khúc xạ, biết rằng chiết suất của không khí bằng 1 còn chiết suất của nước là 1,33.

Lời giải:

Theo bài ra ta có: i = 50°, n1 = 1, n2 = 1,33, thay vào hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-36 ta được:

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-37 (điều kiện sin r ≠ 0)

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-38

⇔ sin r ≈ 0,57597 (thỏa mãn điều kiện)

⇔ sin r ≈ sin(35°10’)

hinh-anh-bai-tap-cuoi-chuong-1-3520-39

Mà 0° < r < 90° nên r ≈ 35°10’.

Vậy góc khúc xạ r ≈ 35°10’.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài tập cuối chương 1 | Giải bài tập Toán 11 Tập 1 | Chương 1: Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

  1. Chương 1: Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác
  2. Chương 2: Dãy số. Cấp số cộng và cấp số nhân
  3. Chương 3: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu ghép nhóm
  4. Chương 4: Quan hệ song song trong không gian
  5. Chương 5: Giới hạn. Hàm số liên tục
  6. Hoạt Động Thực Hành Trải Nghiệm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.