Bài 5: Dãy số | Giải bài tập Toán 11 Tập 1 | Chương 2: Dãy số. Cấp số cộng và cấp số nhân - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Toán 11 - Bài 5


Mở đầu trang 42 Toán 11 Tập 1: Năm 2020, số dân của một thành phố trực thuộc tỉnh là khoảng 500 nghìn người. Người ta ước tính rằng số dân của thành phố đó sẽ tăng trưởng với tốc độ khoảng 2% mỗi năm. Khi đó số dân Pn (nghìn người) của thành phố đó sau n năm, kể từ năm 2020, được tính bằng công thức Pn = 500(1 + 0,02)n. Hỏi nếu tăng trưởng theo quy luật như vậy thì vào năm 2030, số dân của thành phố đó là khoảng bao nhiêu nghìn người?

Lời giải:

Sau bài học này ta sẽ giải quyết được bài toán trên như sau:

Ta có: n = 2030 – 2020 = 10.

Vậy số dân của thành phố đó vào năm 2030 sẽ là

P10 = 500 . (1 + 0,02)10 ≈ 609 (nghìn người).

1. Định nghĩa dãy số

HĐ1 trang 42 Toán 11 Tập 1: Viết năm số chính phương đầu theo thứ tự tăng dần. Từ đó, dự đoán công thức tính số chính phương thứ n.

Lời giải:

Năm số chính phương đầu theo thứ tự tăng dần là: 0; 1; 4; 9; 16.

Số chính phương thứ nhất là u1 = 02 = 0

Số chính phương thứ hai là u2 = 12 = 1

Số chính phương thứ ba là u3 = 22 = 4

Số chính phương thứ tư là u4 = 32 = 9

Số chính phương thứ năm là u5 = 42 = 16

Tiếp tục như trên, ta dự đoán được công thức tính số chính phương thứ n là un = (n – 1)2 với n ∈ ℕ*.

HĐ2 trang 43 Toán 11 Tập 1:

a) Liệt kê tất cả các số chính phương nhỏ hơn 50 và sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn.

b) Viết công thức số hạng un của các số tìm được ở câu a) và nêu rõ điều kiện của n.

Lời giải:

a) Các số chính phương nhỏ hơn 50 được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là 0; 1; 4; 9; 16; 25; 36; 49.

b) Ta có: un = (n – 1)2 với n ∈ ℕ* và n ≤ 8.

Luyện tập 1 trang 43 Toán 11 Tập 1:

a) Xét dãy số gồm tất cả các số tự nhiên chia cho 5 dư 1 theo thứ tự tăng dần. Xác định số hạng tổng quát của dãy số.

b) Viết dãy số hữu hạn gồm năm số hạng đầu của dãy số trong câu a. Xác định số hạng đầu và số hạng cuối của dãy số hữu hạn này.

Lời giải:

a) Xét số tự nhiên a khác 0, ta có a chia cho 5 dư 1, khi đó tồn tại số tự nhiên q khác 0 để a = 5q + 1.

Xét dãy số gồm tất cả các số tự nhiên chia cho 5 dư 1 theo thứ tự tăng dần. Khi đó, số hạng tổng quát của dãy số là un = 5n + 1 (n ∈ ℕ*).

b) Dãy gồm năm số hạng đầu của dãy số trong câu a là: 6; 11; 16; 21; 26.

Số hạng đầu của dãy là u1 = 6, số hạng cuối của dãy là u5 = 26.

2. Các cách cho một dãy số

HĐ3 trang 43 Toán 11 Tập 1: Xét dãy số (un) gồm tất cả các số nguyên dương chia hết cho 5: 5, 10, 15, 20, 25, 30, ...

a) Viết công thức số hạng tổng quát un của dãy số.

b) Xác định số hạng đầu và viết công thức tính số hạng thứ n theo số hạng thứ n – 1 của dãy số. Công thức thu được gọi là hệ thức truy hồi.

Lời giải:

a) Số hạng tổng quát của dãy số là un = 5n (n ∈ ℕ*).

b) Số hạng đầu của dãy số là u1 = 5.

Công thức tính số hạng thứ n theo số hạng thứ n – 1 là un = un – 1 + 5 (n ∈ ℕ*, n > 1).

Luyện tập 2 trang 44 Toán 11 Tập 1:

a) Viết năm số hạng đầu của dãy số (un ) với số hạng tổng quát un = n!.

b) Viết năm số hạng đầu của dãy số Fibonacci (Fn) cho bởi hệ thức truy hồi

F1 = 1, F2 = 1
Fn = Fn-1 + Fn-2 (n ≥ 3)

Lời giải:

a) Năm số hạng đầu của dãy số (un) với số hạng tổng quát un = n! là

u1 = 1! = 1;

u2  = 2! = 2;

u3 = 3! = 6;

u4 = 4! = 24;

u5 = 5! = 120.

b) Năm số hạng đầu của dãy số Fibonacci (Fn) là

F1 = 1;

F2 = 1;

F3 = F2 + F1 = 1 + 1 = 2;

F4 = F3 + F2 = 2 + 1 = 3;

F5 = F4 + F3 = 3 + 2 = 5.

3. Dãy số tăng, dãy số giảm, và dãy số bị chặn

HĐ4 trang 45 Toán 11 Tập 1:

a) Xét dãy số (un) với un = 3n – 1. Tính un + 1 và so sánh với un.

b) Xét dãy số (vn) với  hinh-anh-bai-5-day-so-3521-0

. Tính vn+1 và so sánh với vn.

Lời giải:

a) Ta có: un+1 = 3(n + 1) – 1 = 3n + 3 – 1 = 3n + 2

Xét hiệu un+1 – un ta có: un+1 – un = (3n + 2) – (3n – 1) = 3 > 0, tức là un+1 > un ∀ n ∈ ℕ*.

Vậy un+1 > un ∀ n ∈ ℕ*.

b) Ta có: hinh-anh-bai-5-day-so-3521-1

Xét hiệu vn+1 – vn ta có:

hinh-anh-bai-5-day-so-3521-2

Tức là vn+1 < vn , ∀ n ∈ ℕ*.

Vậy vn+1 < vn ∀ n ∈ ℕ*.

Luyện tập 3 trang 45 Toán 11 Tập 1: Xét tính tăng, giảm của dãy số (un), với hinh-anh-bai-5-day-so-3521-3

Lời giải:

Ta có: hinh-anh-bai-5-day-so-3521-4

hinh-anh-bai-5-day-so-3521-5

Tức là un+1 < un, ∀ n ∈ ℕ*.

Vậy (un) là dãy số giảm.

HĐ5 trang 45 Toán 11 Tập 1: Cho dãy số (un) với hinh-anh-bai-5-day-so-3521-6

a) So sánh un và 1.

b) So sánh un và 2.

Lời giải:

a) Ta có: hinh-anh-bai-5-day-so-3521-7

b) Ta có: hinh-anh-bai-5-day-so-3521-8

Do đó, hinh-anh-bai-5-day-so-3521-9

Luyện tập 4 trang 46 Toán 11 Tập 1: Xét tính bị chặn của dãy số (un), với un = 2n – 1.

Lời giải:

Ta có: un = 2n – 1 ≥ 1, ∀ n ∈ ℕ*.

Do đó, dãy số (un) bị chặn dưới.

Dãy số (un) không bị chặn trên vì không có số M nào thỏa mãn:

un = 2n – 1 ≤ M với mọi n ∈ ℕ*.

Vậy dãy số (un) bị chặn dưới và không bị chặn trên nên không bị chặn.

Vận dụng trang 46 Toán 11 Tập 1: Anh Thanh vừa được tuyển dụng vào một công ty công nghệ, được cam kết lương năm đầu sẽ là 200 triệu đồng và lương mỗi năm tiếp theo sẽ được tăng thêm 25 triệu đồng. Gọi sn (triệu đồng) là lương vào năm thứ n mà anh Thanh làm việc cho công ty đó. Khi đó ta có:

s1 = 200, sn = sn-1  ­+ 25 với n ≥ 2.

a) Tính lương của anh Thanh vào năm thứ 5 làm việc cho công ty.

b) Chứng minh (sn) là dãy số tăng. Giải thích ý nghĩa thực tế của kết quả này.

Lời giải:

a) Ta có: s2 = s1 + 25 = 200 + 25 = 225

s3 = s2 + 25 = 225 + 25 = 250

s4 = s3 + 25 = 250 + 25 = 275

s5 = s4 + 25 = 275 + 25 = 300

Vậy lương của anh Thanh vào năm thứ 5 làm việc cho công ty là 300 triệu đồng.

b) Ta có: sn = sn-1 + 25 ⇔ sn – sn-1 = 25 > 0 với mọi n ≥ 2, n ∈ ℕ*.

Tức là sn > sn-1 với mọi n ≥ 2, n ∈ ℕ*.

Vậy (sn) là dãy số tăng. Điều này có nghĩa là mức lương hàng năm của anh Thanh tăng dần theo thời gian làm việc.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 5: Dãy số | Giải bài tập Toán 11 Tập 1 | Chương 2: Dãy số. Cấp số cộng và cấp số nhân - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

  1. Chương 1: Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác
  2. Chương 2: Dãy số. Cấp số cộng và cấp số nhân
  3. Chương 3: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu ghép nhóm
  4. Chương 4: Quan hệ song song trong không gian
  5. Chương 5: Giới hạn. Hàm số liên tục
  6. Hoạt Động Thực Hành Trải Nghiệm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.