Bài 13: Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ | Giải bài tập Toán 11 Tập 1 | Chương 3: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu ghép nhóm - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Hóa 11 - Bài 13


Mở đầu trang 74 Hoá học 11: Tại sao số lượng các chất hữu cơ lớn hơn rất nhiều các chất vô cơ?

Lời giải:

Ứng với một công thức phân tử hợp chất hữu cơ có thể có các đồng phân cấu tạo về mạch carbon, nhóm chức, vị trí nhóm chức.

Ví dụ: Ứng với công thức phân tử C5H12 có 3 đồng phân, ứng với công thức phân tử C10H22 có 75 đồng phân.

Hiện tượng này đã làm cho số lượng các hợp chất hữu cơ tăng lên rất nhiều so với các hợp chất vô cơ.

I. Thuyết cấu tạo hóa học

Câu hỏi 1 trang 75 Hoá học 11: Viết công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử sau:

a) C3H8O;

b) C4H8.

Lời giải:

a) Công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ có công thức C3H8O:

CH3 – CH2 – CH2 – OH;

CH3 – CH(OH) – CH3;

CH3 – O – CH2 – CH3.

b) Công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H8:

CH2 = CH – CH2 – CH3;

CH3 – CH = CH – CH3;

hinh-anh-bai-13-cau-tao-hoa-hoc-hop-chat-huu-co-3695-0

Câu hỏi 2 trang 75 Hoá học 11: Hãy cho biết có loại mạch carbon nào trong công thức cấu tạo của các chất sau đây

hinh-anh-bai-13-cau-tao-hoa-hoc-hop-chat-huu-co-3695-1

Lời giải:

a) Mạch hở không phân nhánh;

b) Mạch hở phân nhánh;

c) Mạch vòng, có nhánh.

II. Công thức cấu tạo

Câu hỏi 3 trang 77 Hoá học 11: Viết công thức cấu tạo dạng thu gọn có thể có của các hợp chất hữu cơ ứng với công thức phân tử C4H10O.

Lời giải:

Công thức cấu tạo dạng thu gọn có thể có của C4H10O:

CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – OH;

CH3 – CH2 – CH(OH) – CH3;

CH3 – CH(CH3) – CH2OH;

CH3 – C(OH)(CH3) – CH3;

CH3 – O – CH2 – CH2 – CH3;

CH3 – O – CH(CH3)2;

CH3 – CH2 – O – CH2 – CH3.

III. Đồng phân

Câu hỏi 4 trang 78 Hoá học 11: Viết các công thức cấu tạo của hợp chất có công thức phân tử C5H12.

Lời giải:

Các công thức cấu tạo của hợp chất có công thức phân tử C5H12:

CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3;

CH3 – CH2 – CH(CH3) – CH3;

hinh-anh-bai-13-cau-tao-hoa-hoc-hop-chat-huu-co-3695-2

Câu hỏi 5 trang 78 Hoá học 11: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?

A. C2H5OH và CH3 – O – C2H5.

B. CH3 – O – CH3 và CH3CHO.

C. CH3 – CH2 – CH2 – OH và CH3 – CH(OH) – CH3.

D. CH3 – CH2 – CH2 – CH3 và CH3 – CH2 – CH = CH2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

CH3 – CH2 – CH2 – OH và CH3 – CH(OH) – CH3 là đồng phân của nhau, do có cùng công thức phân tử C3H8O nhưng có công thức cấu tạo khác nhau.

IV. Đồng đẳng

Hoạt động trang 78 Hoá học 11: Tìm hiểu về đồng đẳng

Trong quá trình chế biến dầu mỏ, người ta thu được nhiều khí như C2H4, C3H6, C4H8, …

hinh-anh-bai-13-cau-tao-hoa-hoc-hop-chat-huu-co-3695-3

Trả lời câu hỏi:

1. So sánh thành phần phân tử và đặc điểm cấu tạo của ba hợp chất trên.

2. Theo em, tại sao các hợp chất trên đều có cùng tính chất hoá học đặc trưng là làm mất màu dung dịch bromine?

Lời giải:

1. Ba hợp chất trên đều là hydrocarbon (phân tử chỉ chứa C và H); về cấu tạo cả ba hợp chất đều có chứa liên kết đôi.

2. Các hợp chất trên đều có cùng tính chất hoá học đặc trưng là làm mất màu dung dịch bromine do có cấu tạo tương tự nhau, đều chứa 1 liên kết đôi.

Câu hỏi 6 trang 79 Hoá học 11: Viết công thức phân tử của các chất có từ 3 đến 5 nguyên tử carbon trong phân tử thuộc dãy đồng đẳng của acetylene (C2H2).

Lời giải:

CH ≡ C – CH3;

CH ≡ C – CH2 – CH3;

CH3 – C ≡ C – CH3;

CH ≡ C – CH2 – CH2 – CH3;

hinh-anh-bai-13-cau-tao-hoa-hoc-hop-chat-huu-co-3695-4

CH3 – C ≡ C – CH2 – CH3.

Câu hỏi 7 trang 79 Hoá học 11: Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất là đồng đẳng của nhau?

A. CH3 – CH2 – OH và CH3 – CH2 – CH2 – OH.

B. CH3 – O – CH3 và CH3 – CH2 – OH.

C. CH4, C2H6 và C4H8.

D. CH4 và C3H6.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

CH3 – CH2 – OH và CH3 – CH2 – CH2 – OH có cấu tạo tương tự nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau 1 nhóm – CH2 nên là đồng đẳng của nhau.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 13: Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ | Giải bài tập Toán 11 Tập 1 | Chương 3: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu ghép nhóm - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

  1. Chương 1: Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác
  2. Chương 2: Dãy số. Cấp số cộng và cấp số nhân
  3. Chương 3: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu ghép nhóm
  4. Chương 4: Quan hệ song song trong không gian
  5. Chương 5: Giới hạn. Hàm số liên tục
  6. Hoạt Động Thực Hành Trải Nghiệm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.