Bài 44: Vấn Đề Phát Triển Du Lịch | Địa Lý 12 Nâng Cao | Địa Lý Các Ngành Kinh Tế - Địa lý Nâng cao - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Địa lý 12 Nâng cao - Bài 44


1. Tài nguyên du lịch

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta tương đối phong phú và đa dạng.

Về mặt địa hình, Việt Nam có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Địa hình cácxtơ với hơn 200 hang động đẹp có khả năng khai thác du lịch. Nhiều thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới, được công nhận năm 1994), động Phong Nha (trong quần thể di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, công nhận năm 2003), khu vực Ninh Bình "Hạ Long cạn"... Dọc chiều dài 3260 km đường bờ biển có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó nhiều bãi dài tới 15 – 18 km.

Tài nguyên khí hậu của nước ta tương đối thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa và nhất là theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu. Trở ngại chủ yếu đối với hoạt động du lịch là các thiên tai (bão, lũ lụt...) và sự phân mùa của khí hậu.

Tài nguyên nước cũng có hàng loạt thế mạnh để phát triển du lịch. Nhiều vùng sông nước như hệ thống sông Cửu Long, các hồ tự nhiên (Ba Bể...) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước ta còn có vài trăm nguồn nước khoảng thiên nhiên có sức thu hút cao đối với du khách.

Tài nguyên sinh vật có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch. Nước ta hiện có hơn 30 vườn quốc gia, trong đó Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên, được thành lập năm 1962.

Hãy kể tên các thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh em.

hinh-anh-bai-44-van-de-phat-trien-du-lich-2943-0

Hình 44.1. Du lịch

b) Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta rất phong phú, gắn liền với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Các di tích văn hoá – lịch sử là loại tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị hàng đầu. Trên phạm vi toàn quốc, hiện có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó hơn 2600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới như quần thể kiến trúc Cố đô Huế (năm 1993), Phố cổ Hội An (năm 1999) và Di tích Mỹ Sơn (năm 1999). Ngoài ra, còn có 2 di sản phi vật thể của thế giới là Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên.

Các lễ hội diễn ra hầu như trên khắp đất nước và luôn gắn liền với các di tích văn hoá – lịch sử. Phần lớn các lễ hội diễn ra vào những tháng đầu năm âm lịch sau tết Nguyên Đán với thời gian dài, ngắn khác nhau. Trong số này, có ý nghĩa quốc gia là lễ hội Đền Hùng, còn kéo dài nhất là lễ hội chùa Hương, tới ba tháng. Các lễ hội thường gắn với sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối đáp của người Mường, ném còn của người Thái, lễ đâm trâu và hát trường ca thần thoại ở Tây Nguyên...

Nước ta còn giàu tiềm năng về văn hoá dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao. Đây cũng là một loại tài nguyên nhân văn có khả năng khai thác để phục vụ mục đích du lịch.

Hãy nêu các di tích văn hoá, lịch sử tiêu biểu của địa phương.

2. Tình hình phát triển du lịch và sự phân hoá theo lãnh thổ

a) Tình hình phát triển

Ngành du lịch nước ta đã có quá trình hoạt động từ những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.

Dựa vào hình 44.2, hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch của nước ta.

hinh-anh-bai-44-van-de-phat-trien-du-lich-2943-1

Hình 44.2. Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta

b) Sự phân hoá theo lãnh thổ

Về phương diện du lịch, nước ta được chia thành ba vùng : vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Các khu vực phát triển hơn cả tập trung ở 2 tam giác tăng trưởng du lịch là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh Nha Trang – Đà Lạt và ở dải ven biển.

Các trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta là Hà Nội (ở phía Bắc), Thành phố Hồ Chí Minh (ở phía Nam), Huế – Đà Nẵng (ở miền Trung).

Hãy giải thích vì sao Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế – Đà Nẵng lại là những trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước.

Ngoài ra, nước ta còn một số trung tâm du lịch quan trọng khác như Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ,...

3. Phát triển du lịch bền vững

Ở nước ta, phát triển du lịch bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của ngành du lịch. Sự bền vững phải được thể hiện ở cả ba góc độ : bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên – môi trường.

Để phát triển du lịch bền vững, cần phải có hàng loạt giải pháp đồng bộ. Trong số này nổi lên một số giải pháp chủ yếu như tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, tôn tạo và bảo vệ tài nguyên – môi trường gắn với lợi ích của cộng đồng, tổ chức thực hiện theo quy hoạch, giáo dục và đào tao vê du lich...

Câu hỏi và bài tập

1. Tại sao tài nguyên du lịch lại là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch ?

2. Hãy phân tích những thế mạnh và hạn chế về tài nguyên du lịch của nước ta (liên hệ với địa phương).

3. Căn cứ vào hình 44.1 và Atlat Địa lí Việt Nam, với tư cách như là một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu tuyến du lịch xuyên Việt (tài nguyên du lịch, các trung tâm du lịch trên tuyến này).

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 44: Vấn Đề Phát Triển Du Lịch | Địa Lý 12 Nâng Cao | Địa Lý Các Ngành Kinh Tế - Địa lý Nâng cao - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Địa Lý 12 Nâng Cao

  1. Địa Lý Tự Nhiên - Địa lý Nâng cao
  2. Địa Lý Dân Cư - Địa lý Nâng cao
  3. Địa Lý Kinh Tế - Địa lý Nâng cao
  4. Địa Lý Các Ngành Kinh Tế - Địa lý Nâng cao
  5. Địa Lý Các Vùng Kinh Tế - Địa lý Nâng cao

    Địa Lý Các Vùng Kinh Tế - Địa lý Nâng cao

  6. Địa Lý Địa Phương - Địa lý Nâng cao

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.