Bài 56: Vấn Đề Lương Thực, Thực Phẩm Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long | Địa Lý 12 Nâng Cao | Địa Lý Các Vùng Kinh Tế - Địa lý Nâng cao - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Địa lý 12 Nâng cao - Bài 56


1. Vai trò sản xuất lương thực, thực phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất và cũng là vùng sản xuất thực phẩm hàng đầu của nước ta. Việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở đây có ý nghĩa không chỉ trong vùng, mà còn trong phạm vi cả nước và quốc tế.

Trong xu thế hội nhập, nước ta đã tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Sản lượng gạo xuất khẩu gần đây dao động trong khoảng 3 – 4 triệu tấn/năm (đạt gần 5,3 triệu tấn, năm 2005). Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vượt quá 3 tỉ USD/năm. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm ưu thế đối với hai mặt hàng chủ lực này.

2. Khả năng và thực trạng sản xuất lương thực

a) Khả năng

Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của nước ta.

– Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên hơn 4 triệu ha, trong đó đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp khoảng 3 triệu ha. Không một vùng nào ở nước ta có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn đến như vậy, cả về số liệu tuyệt đối lẫn tỉ lệ. Nó chiếm tới 3/4 diện tích tự nhiên của vùng và gần 1/3 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cả nước.

Được phù sa bồi đắp, lại không bị con người can thiệp quá sớm (như đắp đê) nên đất đai nhìn chung màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu.

Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khác như khí hậu, nguồn nước về cơ bản thích hợp với việc phát triển ngành trồng lúa.

– Trở ngại lớn nhất của vùng là sự nhiễm phèn, nhiễm mặn của đất, trong lúc nước ngọt lại không đủ vào mùa khô. Ngoài ra, tình trạng chậm phát triển của một số ngành kinh tế khác cũng ảnh hưởng tới việc sản xuất lương thực của vùng.

b) Thực trạng

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước.

– Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của vùng đạt gần 4 triệu ha, chiếm hơn 46% diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của cả nước.

Trong cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, lúa chiếm ưu thế tuyệt đối với hơn 99%. Diện tích gieo trồng lúa hằng năm dao động trong khoảng 3,7 – 3,9 triệu ha, chiếm tới gần 51% của cả nước.

Về cơ cấu mùa vụ, có hai vụ chính trong năm là vụ lúa hè thu và vụ lúa đông xuân. Riêng vụ lúa mùa có vai trò không đáng kể với xu hướng diện tích ngày càng giảm.

hinh-anh-bai-56-van-de-luong-thuc-thuc-pham-o-dong-bang-song-cuu-long-2955-0

Hình 56.1. Diện tích gieo trồng lúa cả năm của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng

Hãy nhận xét về diện tích gieo trồng lúa cả năm của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước và so với Đồng bằng sông Hồng.

Nhìn chung diện tích lúa phân bố tương đối đồng đều. Các tỉnh trồng nhiều lúa nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của cả nước nói chung là Kiên Giang (gần 60 vạn ha), An Giang (hơn 50 vạn ha), Đồng Tháp và Long An.

Năng suất lúa cả năm của Đồng bằng sông Cửu Long tương đương với năng suất trung bình của cả nước và đứng thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng.

Bảng 56. Năng suất lúa cả năm của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

(Đơn vị : tạ / ha)

Năm Cả nước Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long
1995 36,9 44,4 40,2
2000 42,4 55,2 42,3
2005 48,9 54,3 50,4

Hãy giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long có đất đai màu mỡ, nhưng năng suất lúa lại thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.

– Nhờ ưu thế về diện tích, Đồng bằng sông Cửu Long thật sự là vựa lúa lớn nhất của nước ta. Trong những năm gần đây, sản lượng lúa của vùng luôn vượt quá 1/2 sản lượng lúa của toàn quốc và đạt trung bình 17 – 19 triệu tấn/năm. Kết quả là bình quân lương thực có hạt hằng năm theo đầu người lên đến hơn 1000 kg, gấp hơn hai lần mức trung bình của cả nước.

hinh-anh-bai-56-van-de-luong-thuc-thuc-pham-o-dong-bang-song-cuu-long-2955-1

Hình 56.2. Cơ cấu sản lượng lúa cả năm của nước ta phân theo các vùng (%).

Quan sát hình 56.2, nhận xét về tỉ trọng của Đồng bằng sông Cửu Long trong cơ cấu sản lượng lúa cả năm của nước ta.

Các tỉnh trồng nhiều lúa nhất đồng thời cũng là các tỉnh có sản lượng lúa cao nhất. Đó là Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Long An.

– Mặc dù đã là vựa lúa lớn nhất của nước ta, nhưng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc sản xuất lương thực.

Hiện nay, hệ số sử dụng ruộng đất còn thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng một vụ ; ruộng gieo trồng hai vụ, ba vụ còn ít. Nếu giải quyết tốt vấn đề thuỷ lợi, diện tích gieo trồng sẽ tăng lên đáng kể.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn đất hoang hoá. Tuy nhiên, việc khai thác đất hoang đòi hỏi phải có đầu tư lớn.

Những định hướng lớn đối với vùng này trong những năm tới tập trung vào việc thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và đẩy mạnh công nghiệp chế biến.

3. Khả năng và thực trạng sản xuất thực phẩm

a) Khả năng

Dựa vào kiến thức đã học và vào Atlat Địa lí Việt Nam (hoặc bản đồ giáo khoa treo tường Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), hãy phân tích các thế mạnh của vùng đối với việc sản xuất thực phẩm.

– Đồng bằng sông Cửu Long có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700 km đường bờ biển. Ở vùng biển phía đông, trữ lượng cá lên tới trên dưới 90 – 100 vạn tấn với khả năng khai thác 42 vạn tấn vào thời gian từ tháng V đến tháng IX . Trữ lượng ở vùng biển phía tây là 43 vạn tấn, với khả năng khai thác 19 vạn tấn vào mùa vụ từ tháng XI đến tháng IV.

Ở vùng này còn có 25 cửa sông, luồng lạch cùng vùng bãi triều rộng khoảng 48 vạn ha, trong đó gần 30 vạn ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Ngoài ra còn 1500 km sông ngòi, kênh rạch có thể nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

– Đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi nhất định đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn và gia cầm (vịt).

b) Thực trạng

Sản lượng (triệu tấn) 41

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất nước ta, đặc biệt là thuỷ sản nước ngọt.

hinh-anh-bai-56-van-de-luong-thuc-thuc-pham-o-dong-bang-song-cuu-long-2955-2

Hình 56.3. Sản lượng thuỷ sản của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long

Sản lượng thuỷ sản của vùng trong những năm gần đây đạt 1,7 – 1,8 triệu tấn và luôn chiếm hơn 1/2 sản lượng của cả nước.

Quan sát hình 56.3, hãy nhận xét về sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá, tôm phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cá, tôm đông lạnh của vùng trở thành mặt hàng được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Các tỉnh có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất của vùng cũng như của cả nước năm 2005 là Kiên Giang (hơn 35 vạn tấn), Cà Mau (hơn 25 vạn tấn), An Giang (hơn 23 vạn tấn).

– Các sản phẩm của ngành chăn nuôi cũng góp phần làm phong phú thêm nguồn thực phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long. Đáng chú ý hơn cả là đàn lợn (3,7 – 3,8 triệu con, phân bố tương đối đều theo các tỉnh), đàn bò (hơn 50 vạn con, tập trung ở Trà Vinh, Bến Tre, An Giang), đàn vịt rất đông đúc cũng là một nguồn thực phẩm quan trọng của vùng.

– Do nhu cầu về cá, nhất là tôm tăng nhanh nên diện tích nuôi trồng ngày càng được mở rộng. Điều đó dẫn đến nguy cơ làm giảm diện tích rừng ngập mặn. Vì vậy, cùng với việc mở rộng diện tích mặt nước cần phải có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái.

Câu hỏi và bài tập

1. Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất của cả nước.

2. Phân tích mối quan hệ giữa vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên với vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

3. Vì sao ngành thuỷ sản lại được phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long ?

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 56: Vấn Đề Lương Thực, Thực Phẩm Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long | Địa Lý 12 Nâng Cao | Địa Lý Các Vùng Kinh Tế - Địa lý Nâng cao - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Địa Lý 12 Nâng Cao

  1. Địa Lý Tự Nhiên - Địa lý Nâng cao
  2. Địa Lý Dân Cư - Địa lý Nâng cao
  3. Địa Lý Kinh Tế - Địa lý Nâng cao
  4. Địa Lý Các Ngành Kinh Tế - Địa lý Nâng cao
  5. Địa Lý Các Vùng Kinh Tế - Địa lý Nâng cao

    Địa Lý Các Vùng Kinh Tế - Địa lý Nâng cao

  6. Địa Lý Địa Phương - Địa lý Nâng cao

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.