Nội Dung Chính
MỤC TIÊU
- Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên.
- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.
- Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
Em hãy nêu tên các phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào các đồ dùng hằng ngày ở hình bên. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào?
I. Khái niệm Khoa học tự nhiên
Các vật quanh ta đều chuyển động và biến đổi không ngừng: Trái Đất quay quanh Mặt Trời, hạt thóc này mầm phát triển thành cây lùa, con người được sinh ra lớn lên... Các chuyển động và biến đổi trong tự nhiên gọi là hiện tượng tự nhiên. Hiện tượng tự nhiên rất phong phú và đa dạng, nhưng có một tinh chất chung là xảy ra theo các quy luật xác định.
Khoa học tự nhiên (KHTN) là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.
II. Vật sống và vật không sống
Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường. lớn lên và sinh sản,... Vật không sống không có các khả năng trên.
Hãy cho biết trong các vật sau đây, vật nào là vật sống. vật nào là vật không sống? 2. Trái Đất
1. Con người
3. Cái bản
4. Cây lúa
5. Con voi
6. Cây cầu
III. Các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên
Hình 1.1 dưới đây mô tả một số hiện tượng. Các em hãy đọc và thực hiện yêu cầu ghi dưới mỗi hình.
a) Khi đưa hai đầu của hai thanh nam châm đến gần nhau thị trường hợp nào chúng hút nhau, trường hợp nào chùng đầy nhau? Lâm thị nghiệm kiểm tra.
b) Khi bị đun nóng thì đương có bị biến đổi thành chất khác không? Làm thì nghiệm để kiểm tra.
c) Những chiếc đũa vào cốc nước thì ta thấy đùa như bị gãy ở mặt nước. Làm thì nghiệm kibm tra han trời s
d) Đem bình thuỷ tinh chụp kín cây thì cây có tiếp tục phát triển bình thường được không?
Hình 1.1 Một số hiện tượng của khoa học tự nhiên
KHTN bao gồm rất nhiều lĩnh vực: Sinh học nghiên cứu về vật sống: Hoa học nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chúng: Vật lí học nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng: Khoa học Trái Đất nghiên cứu về cấu tạo của Trái Đất và bầu khi quyền bao quanh nó, Thiên văn học nghiên cứu các thiên thể....
Bảng 1.1 Bảng phân loại các hiện tượng tự nhiên
Hiện tượng | Lĩnh vực khoa học tự nhiên | ||
Sinh học | Hóa học | Vật lí học | |
a | ? | ? | ? |
b | ? | ? | ? |
c | ? | ? | ? |
d | ? | ? | ? |
Em hãy chép Bảng 1.1 vào vở rồi sắp xếp các hiện tượng ở Hình 1.1 vào ba lĩnh vực chính của KHTN bằng cách đánh dấu "X" vào bảng.
IV. Khoa học tự nhiên với công nghệ và đời sống
Các thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiên phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người. Khoa học và công nghệ càng tiến bộ thì đời sống con người càng được cải thiện.
Dựa vào Hình 1.2, hãy so sánh các phương tiện mà con người sử dụng trong một số lĩnh vực của đời sống khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển và hiện nay. Tim thêm vị dụ minh hoạ
Thông tin liên lạc
Khi khoa học và công nghệ côn chưa phát triển
Hiện nay
Sản xuất
Khi khoa học và công nghệ côn chưa phát triển
Hiện nay
Giao thông vận tải
Khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển
Hiện nay
Hình 1.2: Một số phương tiện mà con người sử dụng trước và sau khi khoa học công nghệ được phát triển
Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đùng phương pháp, đúng mục đích, thì các ứng dụng của KHTN cũng có thể gây hại tới môi trường tự nhiên và con người (Hình 1.3).
Hình 1.3 Lợi ích và tác hại của các ứng dụng khoa học tự nhiên
Chỉ ra những lợi ích và tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên trong Hình 1.3 đồi với con người và môi trường sống.
Hãy cùng các bạn trong nhóm học tập phân công mỗi người tìm đọc tiểu sử của một trong năm nhà khoa học nổi tiếng dưới đây, rồi viết tóm tắt về quốc tịch, ngày sinh, phát minh quan trọng và điều mà em thích nhất về nhà khoa học đó: 1. Niu-tơn (Newton); 2. Đác-uyn (Darwin); 3. Pa-xto (Pasteur); 4. Ma-ri Quy-ri (Marie Curie); 5. Anh-xtanh (Einstein). Nếu có thể, hãy cùng nhau làm một tờ báo tường để giới thiệu các kết quả tìm hiểu của minh kèm theo tranh ảnh về các thành tựu của KΗΤΝ.
Em có biết?
Nhớ những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ mà trong thời gian qua, con người đã có những bước tiến lớn trên con đường chinh phục vũ trụ. Sau đây là một số mốc thời gian về chinh phục vũ trụ của con người
1. Năm 1957, nước Nga (Liên Xô cũ) phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất Spút nhích (Sputnik), mở đầu cho thời kì chinh phục vũ trụ của con người.
2. Näm 1961, Ga-ga-rin (Gagarin), người Nga, phi công vũ trụ đầu tiên của loài người bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ Võ-xtốc (Vostok) 1 (Phương Đông 1).
3. Năm 1969, Am-xtrong (Armstrong), người Mĩ, là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.
4. Năm 1980, Phạm Tuân là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ trên tàu Xôi-uýt (Soyuz) 37 (Liên Hợp 37) trong 8 ngày.
5. Từ năm 1971 tới nay, con người không ngừng đưa lên vũ trụ các trạm không gian, tạo điều kiện cho các nhà khoa học có thể sống và làm việc lâu ngày trong vũ trụ.
Hình 1.4 Contem được phát hành nhân chuyền bay của phi công vũ trụ Go-rơ-bát có sanyorbatko) v (Gorbatko) và Phạm Tuân.
Em đã học
• Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tinh chất, các quy luật của chúng.
• Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là Sinh học, Hoá học, Vật lí học, khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
• Các thành tựu của khoa học được áp dụng vào công nghệ, đề chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho đời sống con người.
Em có thế:
Mỗi em có thể sưu tầm một tài liệu, tranh, ảnh về sự phát triển nhờ khoa học, công nghệ của các lĩnh vực mà em quan tâm như: giao thông vận tải, du hành vũ trụ, thông tin liên lạc, giải trí....
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn