Bài 52: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI. THIÊN THỂ | Khoa Học Tự Nhiên 6 | CHƯƠNG IX - NĂNG LƯỢNG - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 52: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI. THIÊN THỂ


Trang 179

MỤC TIÊU

  • Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
  • Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

hinh-anh-bai-52-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-troi-thien-the-7966-0

Mặt Trời mọc trên Biển Đông

Có người nói ban ngày Mặt Trời chuyển động trên bầu trời từ Đông sang Tây. Em nghĩ gì về điều này?

I. Chuyển động "nhìn thấy" và chuyển động "thực"

Khi tự quay quanh mình, ta nhìn thấy các vật xung quanh quay theo chiều ngược lại. Chuyển động quay của các vật quanh ta chỉ là chuyển động "nhìn thấy", không phải là chuyển động thực. Chuyển động quay của ta mới là chuyển động thực.

Tìm thêm ví dụ về chuyển động nhìn thấy và chuyển động thực.

II. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

1. Mặt Trời mọc và lặn

Quan sát bầu trời, chúng ta thấy buổi sáng Mặt Trời mọc ở hướng Đông, sau đó chuyển động ngang qua bầu trời để đến buổi chiều lặn ở hướng Tây (Hình 52.1).

hinh-anh-bai-52-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-troi-thien-the-7966-1

Tây; Đông

Hình 52.1 Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Làm thế nào để giải thích hiện tượng này?

Trước Công nguyên người ta giải thích hiện tượng này là do Trái Đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ, Mặt Trời và các hành tinh quay quanh Trái Đất.

Trang 180

Theo em, có thể giải thích hiện tượng từ Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây bằng cách khác được không? Hãy sử dụng nội dung đã học ở mục I để giải thích hiện tượng này.

2. Giải thích chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

Sau một thời gian dài, tới thế kỉ XVI, người ta mới dùng hiện tượng tự quay của Trái Đất quanh trục của nó để giải thích chuyển động của Mặt Trời trên bầu trời.

Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông, nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời từ Trái Đất không phải là chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó mới là chuyển động thực.

Trái Đất quay một vòng xung quanh trục của nó hết 24 giờ (một ngày – đêm).

Hình 52.2 có mô tả đúng sự quay của Trái Đất quanh trục của nó không?

hinh-anh-bai-52-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-troi-thien-the-7966-2

Bắc; Tây; Đông; Nam

Hình 52.2 Sự quay của Trái Đất quanh trục của nó

1. Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp? Hãy dùng quả địa cầu là mô hình của Trái Đất được chiếu sáng bởi ánh sáng Mặt Trời để minh hoạ câu trả lời của em. SONG

2. Hình 52.3 là ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh nhân tạo. Mỗi ảnh chỉ ghi được các vùng lãnh thổ của một nửa phần Trái Đất. Tại sao? Hai ảnh này được chụp cách nhau ít nhất là bao nhiêu giờ?

hinh-anh-bai-52-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-troi-thien-the-7966-3

Hình 52.3 Ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh nhân tạo

Trang 181

III. Phân biệt các thiên thể

- Thiên thể là tên gọi chung các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. Người ta phân biệt:

- Sao là thiên thể tự phát sáng, ví dụ Mặt Trời.

- Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng. Ví dụ Trái Đất là hành tinh quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng.

- Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng. Ví dụ, Mặt Trăng là vệ tinh quay quanh Trái Đất và được Mặt Trời chiếu sáng.

- Sao chổi là trường hợp đặc biệt. Tuy cũng là tiều hành tinh, nhưng khác các tiều hành tinh khác ở chỗ được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khi đóng băng và bụi vũ trụ; không có dạng hình cầu mà có hình dáng giống cái chổi (Hình 52.4).

- Chòm sao là tập hợp các sao mà đường tưởng tượng nối chúng với nhau có dạng hình học xác định (Hinh 52.5).

hinh-anh-bai-52-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-troi-thien-the-7966-4

Hình 52.4 Sao chổi

hinh-anh-bai-52-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-troi-thien-the-7966-5

Hình 52.5 Chòm sao Gầu Lớn (còn gọi là chòm sao Cái Gáo hay chòm sao Bắc Đẩu)

Spút-nhích là vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô (cũ) phóng lên bầu trời vào năm 1957, bay được 1440 vòng quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 96 phút 17 giây.

Spút-nhích có phải là à một một thiên thiên thể thể không? không? ?Tại sao? 

Em đã học

  • Ban ngày chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông.
  • Sao là thiên thể tự phát sáng, hành tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao, vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh hành tinh.

Em có thể:

Với một chiếc ghế quay mượn ở văn phòng nhà trường, hãy thiết kế một hoạt động đóng vai nhằm chứng minh chuyển động người ta nhìn thấy được của Mặt Trời, của các sao không phải chuyển động thực, chuyển động quay của Trái Đất mới là chuyển động thực.

Trang 182

Vận dụng: Tự chế tạo một đồng hồ mặt trời đơn giản.

Vì Trái Đất quay quanh trục của nó nên độ dài của bóng các vật trên mặt đất do ánh nắng mặt trời tạo ra thay đổi theo thời gian. Người xưa đã biết ứng dụng hiện tượng này để chế tạo ra đồng hồ mặt trời dùng để xác định thời gian vào ban ngày.

Có thể làm mặt đồng hồ bằng một tấm bia cứng hình tròn, đường kính khoảng 15 cm. Chia mặt đồng hồ thành 24 vạch ứng với 24 giờ (mỗi giờ ứng với một góc 15°). Dùng một dây kim loại nhỏ (nan hoa xe đạp, dây thép) xuyên qua tâm của mặt đồng hồ sao cho một đầu dây nhô lên khỏi mặt đồng hồ khoảng 5 cm, đầu còn lại phải có độ dài sao cho góc giữa dây và mặt đất bằng vĩ độ nơi em sống (Ví dụ, Hà Nội là 21°, Thành phố Hồ Chí Minh là 11°,...).

Đặt mặt đồng hồ hướng về phía Bắc. Dùng đồng hồ đề chỉnh hướng của mặt đồng hồ mặt trời sao cho bóng kim chỉ đúng thời gian (Hình 52.6).

hinh-anh-bai-52-chuyen-dong-nhin-thay-cua-mat-troi-thien-the-7966-6

Cố định ở vị trí này

Hình 52.6 Cấu tạo của đồng hồ mặt trời

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 52: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI. THIÊN THỂ | Khoa Học Tự Nhiên 6 | CHƯƠNG IX - NĂNG LƯỢNG - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự Nhiên 6

  1. CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
  2. CHƯƠNG II: CHẤT QUANH TA
  3. Chương III: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng
  4. Chương IV: HỒN HỢP - TÁCH CHẤT RA KHỎI HỒN HỢP
  5. Chương V - TẾ BÀO
  6. Chương VI - TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
  7. Chương VII: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
  8. CHƯƠNG VIII - LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
  9. CHƯƠNG IX - NĂNG LƯỢNG

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.