Nội Dung Chính
Tệp
D:/Nhập%20liệu/khoa-hoc-tu-nhien-6_QHUJIGRD1M_c918bd18e0...
nhien-6_...
Bài 28
THỰC HÀNH: LÀM SỮA CHUA VÀ QUAN SÁT VI KHUẨN
MỤC TIÊU
Thực hành quan sát vi khuẩn bằng kính hiển vi và vẽ lại hình
quan sát được.
Biết cách làm sữa chua.
Chuẩn bị
1. Thiết bị, dụng cụ
Kinh hiển vi có vật kính 10x và 40x
Nước cất
Bộ lam kính và lamen
Cốc thuỷ tinh
Ông nhỏ giọt
Ấm đun nước
Nhiệt kế
Thùng xốp có nấp
Lọ thuỷ tinh nhỏ có nắp
Giấy thấm, cốc 1,2 lít, thìa trộn
2. Nguyên liệu, mẫu vật
Hai hộp sữa chua không đường đề ở nhiệt độ phòng (khoảng 25°C trước khi thực hiện 1-2 giờ).
Một hộp sữa đặc có đường (380 gam)
Lưu ý
Nước lọc hoặc sữa tươi tiệt trùng (1 lit)
Không sử dụng mẫu vật sữa chua có đường.
(11) Tiến hành
1. Quan sát tế bào vi khuẩn trong sữa chua
a) Chuẩn bị lam kính chứa mẫu vật
trời sáng
tạo
Sử dụng một hộp sữa chua làm nguyên liệu để quan sát vi khuẩn.
Bước 1: Lấy một
thia sữa chua không đường pha loâng với 10 mL
nước cất.
Bước 2: Dùng ống
nhỏ giọt hút một lượng nhỏ dịch đã pha loãng, nhỏ một giọt lên lam kinh.
Bước 3: Đây lamen lên mẫu vật.
Bước 4: Dùng giấy thấm nhẹ quanh viền lamen để loại bỏ nước thừa.
b) Quan sát bằng kính hiển vi
Bước 1: Đặt lam kính đã chuẩn bị lên bàn kính của kính hiển vi và nhìn từ ngoài (chưa qua thị kinh) để điều chỉnh cho vùng có mẫu vật trên lam kinh vào giữa vùng sáng.
Bước 2: Quan sát toàn bộ lam kinh ở vật kính 10x để bước đầu xác định vị trí có nhiều vi khuẩn.
Bước 3: Chỉnh vùng có nhiều vi khuẩn vào giữa trường kinh và chuyên sang quan sát ở vật kính 40x đề quan sát rõ hơn hình dạng của vi khuẩn.
Tệp
D:/Nhập%20liệu/khoa-hoc-tu-nhien-6_QHUJIGRD1M_c918bd18e0...
hien-6_...
b) Quan sát bằng kính hiển vi
Bước 1: Đặt lam kinh đã chuẩn bị lên bàn kinh của kinh hiển vi và nhìn từ ngoài (chưa qua thị kinh) để điều chỉnh cho vùng có mẫu vật trên lam kinh vào giữa vùng sáng.
Bước 2: Quan sát toàn bộ lam kính ở vật kinh 10x để bước đầu xác định vị trí có nhiều vi khuẩn.
Bước 3: Chỉnh vùng có nhiều vi khuẩn vào giữa trường kính và chuyển sang quan sát ở vật kinh 40x đề quan sát rõ hơn hình dạng của vi khuẩn.
2. Làm sữa chua
Bước 1: Đun sôi 1 lít nước sau đó để nguội đến khoảng 50°C (sử dụng nhiệt kế để đo, xem cách dùng nhiệt kế ở bài 8 – chương 1).
Bước 1
Bước 2: Đồ hộp sữa đặc vào cốc đựng rồi thêm nước ấm vào để đạt 1 lít, trộn đều để sữa đặc tan hết. Sau đó đồ thêm hộp sữa chua vào hỗn hợp đã pha và tiếp tục trộn đều.
Bước 2
Bước 3: Rót toàn bộ hỗn hợp thu được vào các lọ thuỷ tinh sạch đã chuẩn bị, đặt vào thùng xốp và đậy nắp lại để giữ ẩm từ 10 – 12 giờ.
Bước 3
Sau thời gian ủ ấm, lấy sản phẩm ra và bảo quản trong tủ lạnh.
Lưu ý
Có thể thay thế nước lọc bằng sữa tươi. Khi sử dụng sữa tươi, chỉ đun sữa ấm đến khoảng 50°C, không đun sôi.
3. Quan sát các mẫu vi khuẩn khác hoặc tiêu bản nhuộm (nếu có)
Dùng các mẫu tiêu bản nhuộm một số loại vi khuẩn, quan sát bằng kinh hiển vi ở vật kính 10x và 40x.
Thu hoạch
1. Vẽ vào và hình ảnh vi khuẩn có trong sữa chua đã quan sát được bằng kính hiển vi ở các độ phóng đại khác nhau (vẽ thêm nếu quan sát mẫu vi khuẩn khác).
2. Nhận xét về hình dạng và cách sắp xếp của các vi khuẩn quan sát được.
3. Vì sao trong khi làm sữa chua, không dùng nước sôi để pha hộp sữa chua dùng làm giống? Sau thời gian ủ ẩm hỗn hợp làm sữa chua, nếu để sản phẩm ở ngoài (không cho vào tủ lạnh) thì điều gì sẽ xảy ra?
Em có biết?
Phương pháp nhuộm Gram được phát minh bởi nhà khoa học Hen Krit-chún Gioa-chim G-ram (Hans Christian Joachim Gram). Dựa vào màu sắc của vi khuẩn sau khi nhuộm Gram, người ta có thể phân biệt được hai nhóm vi khuẩn: nhóm Gram âm (màu đỏ hồng), nhóm Gram dương (màu tím). Phần lớn những vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm Gram âm. Biết được vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm nào sẽ giúp chúng ta sử dụng loại thuốc kháng sinh phù hợp để điều trị bệnh đạt hiệu quả.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn