Bài 11: OXYGEN - KHÔNG KHÍ | Khoa Học Tự Nhiên 6 | CHƯƠNG II: CHẤT QUANH TA - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 11: OXYGEN - KHÔNG KHÍ


Trang 36

MỤC TIÊU

  • Nêu được một số tính chất của oxygen và tầm quan trọng của oxygen với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.
  • Tiến hành được thi nghiệm xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.
  • Nêu được thành phần, vai trò của không khi đối với tự nhiên và sự ô nhiễm không khí. Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
Em đã biết không khi xung quanh ta cần thiết cho sự sống và sự cháy. Em có thể giải thích tại sao con người phải sử dụng bình dưỡng khi khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi du hành tôi Mặt Trăng không?

I. Oxygen trên Trái Đất

Dù sống trên mặt đất, trong nước hay trong lòng đất, các loài động vật, thực vật đều cần oxygen (oxi) cho quá trình hô hấp. Cá sống được trong nước vì trong nước có một lượng oxygen hoà tan, dù rất nhỏ.

hinh-anh-bai-11-oxygen-khong-khi-7800-0

a) Oxygen có trong không khi

b) Oxygen có trong nước

c) Oxygen có trong đất xốp

Hình 11.1 Oxygen có ở khắp nơi trên Trái Đất

Nêu dẫn chứng cho thấy oxygen có trong không khí, trong nước, trong đất.

 II. Tính chất vật lí và tầm quan trọng của oxygen

1. Tính chất vật lí của oxygen

Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, it tan trong nước và nặng hơn không khí.

Oxygen hoá lỏng ở –183 °C, hoá rắn ở –218 °C. Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt.

1. Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào?

2. Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là –89 °C. Khi đó oxygen ở thể khi, lòng hay rắn?

3. Em biết rằng oxygen có ở mọi nơi trên Trái Đất.

a) Em có nhìn thấy khí oxygen không? Vì sao?

b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước. Em hãy giải thích vì sao.

Trang 37

2. Tầm quan trọng của oxygen

Thông thường, ở đâu có oxygen thì ở đó có sự sống. Oxygen không chỉ cần thiết cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật trên Trái Đất, mà còn không thể thiếu cho quâ trình đốt cháy nhiên liệu để thắp sáng, cung cấp nhiệt,... Nếu không có oxygen thi sự cháy không thể xảy ra.

hinh-anh-bai-11-oxygen-khong-khi-7800-1

a) Cung cấp oxygen đổ hỗ trợ bệnh nhân hô hấp

hinh-anh-bai-11-oxygen-khong-khi-7800-2

b) Oxygen cần thiết cho sự cháy

Hình 11.2 Vai trò của oxygen

1. Kể các ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất mà em biết.

2. Nêu một số ví dụ cho thấy vai trò của oxygen đối với sự sống và sự cháy.

III. Thành phần của không khí

Không khí xung quanh ta ngoài oxygen còn có nhiều chất khi khác. Trong điều kiện thông thường, thành phần không khi (gần đúng theo thể tích) như sau:

hinh-anh-bai-11-oxygen-khong-khi-7800-3

Hình 11.3 Thành phần phần trâm thể tích của không khí

78% nitrogen (nitơ)

1% carbon dioxide (cacbon dioxit), hơi nước và các khí khác

21% oxygen(oxi)

1. Khi oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

2. Khi nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí?

Trang 38

Tìm hiểu một số thành phần của không khí

1. Chứng minh trong không khí có hơi nước

Chuẩn bị: nước pha màu, nước đá, 2 ống nghiệm có nút.

Tiến hành: Cho nước pha màu vào 2 ống nghiệm A và B. Cho vài viên nước đá vào ống nghiệm A và đậy nút cả hai ống nghiệm lại.

hinh-anh-bai-11-oxygen-khong-khi-7800-4

Nút đậy

Ống nghiệm

Nước đã

Nước pha màu.

Hình 11.4 Thí nghiệm chứng mình trong không khí có hơi nước

Em hãy cho biết hiện tượng nào chứng minh trong không khí có chứa hơi nước.

2. Xác định thành phần thể tích oxygen trong không khí

Chuẩn bị: 1 chậu chứa nước vôi trong (hoặc dung dịch kiểm loãng), 1 cây nén gắn vào đế nhựa và 1 cốc thuỷ tinh hình trụ có vạch chia.

Tiến hành:

Bước 1: Đặt cây nến gắn trên để nhựa vào chậu chứa nước vôi trong và châm lửa cho nền cháy.

Bước 2: Úp cốc thuỷ tinh lên nến. Oxygen trong không khí có trong cốc giúp duy trì sự cháy và sẽ hết dần. Chất lỏng dần dâng lên chiếm chỗ oxygen đã cháy.

Bước 3: Sau khi nến tắt, quan sát vị trí cuối cùng của chất lỏng dâng lên trong cốc.

Nến cháy trong oxygen sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Hơi nước sẽ ngưng tụ lại còn khi carbon dioxide sẽ bị nước vôi trong hấp thụ hết.

hinh-anh-bai-11-oxygen-khong-khi-7800-5

Hình 11.5 Thí nghiệm xác định thành phần thổ tích oxygen trong không khí

Hãy trả lời câu hỏi:

a) Khi nào em biết oxygen trong cốc đã hết?

b) Chiều cao cột nước dâng lên bằng bao nhiêu phần chiều cao của cốc? Từ đó suy ra oxygen chiểm khoảng bao nhiêu phần trong không khí?

IV. Vai trò của không khí

• Sự luân chuyển không khi giúp điều hoà khí hậu, khiến bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, không khi còn có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ, do khi cọ xát với không khí, các thiên thạch bốc cháy hoặc bay hơi gần hết.

• Oxygen trong không khi cần cho sự hô hấp của động vật, thực vật, đốt cháy nhiên liệu.

• Khi mưa dông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hoá thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên).

• Carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.

Trang 39

hinh-anh-bai-11-oxygen-khong-khi-7800-6

Cacbon dioxide

Oxygen

Nước

Nitrogen

Hình 11.6 Không khí cần cho sự phát triển của cây xanh

Nêu vai trò của không khí đối với sự sống.

V. Sự ô nhiễm không khí

1. Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí

Khi thành phần không khí bị thay đổi như lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng, xuất hiện các khí độc hại, khói, bụi, ta nói không khí bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm không khi có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người. Núi lửa phun là nguyên nhân từ tự nhiên. Cháy rừng là nguyên nhân có thể từ tự nhiên, có thể từ hoạt động của con người. Rác thải, khi thải.... là những nguyên nhân xuất phát từ hoạt động của con người.

hinh-anh-bai-11-oxygen-khong-khi-7800-7

a) Rác thải

b) Cháy rừng

c) Khi thải từ ô tô

d) Khi thải từ nhà máy

Hình 11.7 Một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Trang 40

hinh-anh-bai-11-oxygen-khong-khi-7800-8

Hơi nước

Khi thải

Mưa acid

Hình 11.8 Khí thải độc hại là nguyên nhân gây ra mưa acid

Ô nhiễm không khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người. Ví dụ, khi lượng khi carbon dioxide tăng lên sẽ làm Trái Đất ẩm lên, băng ở hai địa cực tan ra làm nước biển dâng.... Bụi, khôi và các khi độc gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người đặc biệt là bệnh về đường hô hấp, gây ra mura acid làm phá huỷ các công trình xây dựng, giảm chất lượng đất, giảm khả năng quang hợp của cây....

2. Bảo vệ môi trường không khí

Để giữ bầu khi quyền trong lành, mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân cần hành động mạnh mẽ để bảo vệ môi trường sống. Các quốc gia nỗ lực cùng nhau thực hiện các giải pháp như:

• Tìm nguồn năng lượng sạch.

• Hướng dẫn người dân sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm.

• Đề ra những quy định nghiêm ngặt về xử lí khí thải, chất thải độc hại....

• Bảo vệ và trồng cây xanh.

Từng hành động nhỏ của mỗi con người trong cộng đồng cũng góp phần làm giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường.

hinh-anh-bai-11-oxygen-khong-khi-7800-9

Bảo vệ và trồng cây xanh

Cây giúp giữ không khí trong lành(1)

Đi phương tiện công cộng

Giảm khí thải từ phương tiện giao thông cá nhân

GIỮ GÌN KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH

Không xả rác bừa bãi

Hạn chế mùi hôi thối trong không khí

Phát triển năng lượng sạch (2)

Mặt Trời; Gió; Nước

(1) Xem thêm về vai trò của thực vật đối với môi trường ở Bài 34, Chương VII.

(2) Xem thêm thông tin về năng lượng tái tạo ở Bài 50, Chương IX.

Trang 41

1. Quan sát Hình 11.7 và nêu ra các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

2. Ô nhiễm không khi có tác hại gì đối với đời sống?

3. Em có thể làm gì đề góp phần giảm ô nhiễm không khí?

4. Một bạn nói: "Carbon dioxide không phải là khí độc nhưng có nhiều trong không khí thi không khi cũng bị ô nhiễm, có hại cho sức khoẻ". Ý kiến của bạn đó có đúng không?

Em đã học

• Trên Trái Đất, oxygen có trong không khi, trong đất, trong nước,...

• Khi oxygen không máu, không mùi, ít tan trong nước.

• Oxygen cần cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật, đốt nhiên liệu,....

• Không khí bảo vệ sự sống trên Trái Đất khỏi các tác động từ vũ trụ.

• Không khi chứa 78% nitrogen, 21% oxygen về thể tích, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và các khí khác,

• Không khí có thể bị ô nhiễm bởi khỏi, bụi, khí thải độc hại. Ô nhiễm không khí gây tác hại nghiêm trọng đối với môi trường và đời sống con người. Cần giữ cho bầu không khí trong lành.

Em có thể

• Nêu được ý nghĩa của việc trồng rứng và bảo vệ rừng (nguồn cung cấp oxygen cho Trái Đất).

• Lập kế hoạch các công việc mà em có thể làm đề bảo vệ môi trường không khí.

Em có biết?

Không khi có hàm lượng oxygen khoảng 21% về thể tích, là môi trường sống quen thuộc của con người. Ở nơi không có oxygen hoặc có hàm lượng oxygen thấp hơn, ta cần phải sử dụng thiết bị dưỡng khi. Oxygen được vận chuyển dưới dạng oxygen lỏng.

Ví dụ:

Bình dưỡng khi loại Trimix được dùng trong lặn kĩ thuật thông thường (độ sâu không quá 65 mét). Bình chứa 21% oxygen, 78% nitrogen và 1% helium (heli) về thể tích.

hinh-anh-bai-11-oxygen-khong-khi-7800-10

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 11: OXYGEN - KHÔNG KHÍ | Khoa Học Tự Nhiên 6 | CHƯƠNG II: CHẤT QUANH TA - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học Tự Nhiên 6

  1. CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
  2. CHƯƠNG II: CHẤT QUANH TA
  3. Chương III: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng
  4. Chương IV: HỒN HỢP - TÁCH CHẤT RA KHỎI HỒN HỢP
  5. Chương V - TẾ BÀO
  6. Chương VI - TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
  7. Chương VII: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
  8. CHƯƠNG VIII - LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
  9. CHƯƠNG IX - NĂNG LƯỢNG

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.